Sun, 06/17/2012 - 06:58 Song Chi.
Trở lại Paris vào một ngày đầu tháng Sáu.
Đây là lần thứ ba tôi đến Paris trong vòng ba năm.
Đây là lần thứ ba tôi đến Paris trong vòng ba năm.
Nhớ lại hai lần đầu, cũng như mọi du khách khác đến Paris, tràn
Nhà thờ Sacré-Cœur , Montmartre |
đầy phấn khích, tôi hăm hở đi xem cho bằng hết những địa điểm, thắng cảnh, khu vực…nổi tiếng ở nội ô và ngoại ô Paris, dù mỗi lần chỉ có hai tuần lễ. Trước hết là leo lên một chiếc xe bus du lịch làm một tour vòng quanh Paris. Thả bộ trên đại lộ Champs-Élysées ngắm quảng trường Concorde và Khải Hoàn Môn (Arc de Triomphe), ngắm những cửa hàng trang hoàng lộng lẫy, rồi dạo qua điện Élyssée, điện Panthéon…Vất vả xếp hàng sau dãy người dài dằng dặc hàng giờ đồng hồ để leo lên tháp Eiffel từ đó nhìn xuống toàn cảnh thành phố từ trên cao. Rồi lại xếp hàng để vào cung điện Versailles. Thành phố du lịch, địa điểm nổi tiếng nào cũng phải xếp hàng khá lâu mới được vào.
Dọc theo bờ sông Seine có nhiều chỗ bán vé tour du thuyền trên sông. Đi thuyền trên sông Seine vào ban ngày và buổi tối đều có những trải nghiệm thú vị riêng. Nhất là mùa hè, dọc theo các bờ kè bên sông Seine, những đôi tình nhân ngồi bên nhau, tự nhiên âu yếm nhau mặc kệ mọi người xung quanh, mà thật ra thì cũng chẳng ai nhìn, đó là những cảnh quá bình thường ở thành phố lãng mạn này. Ghé qua vườn Luxembourg, ngắm mọi người nằm, ngồi trên bãi cỏ xanh mướt trong một ngày hè trông thật bình yên. Trong đầu chợt vang lên những câu hát, câu thơ xưa cũ: …
Mùa thu âm thầm
Bên vườn Lục Xâm
Ngồi quen ghế đá
Không em buốt giá từ tâm...
(Cung Trầm Tưởng)
Paris chiều nay gió
Hãy đi với em vào vườn Luxembourg
Cho em đọc lại bài văn mơ mộng
Nỗi ước ao đường chân trời mở rộng
Đi nửa vòng đã rơi mất tuổi thơ
(Trần Mộng Tú)
Đi thăm hàng loạt các bảo tàng nổi tiếng từ bảo tàng Louvre, bảo tàng Khoa học và Kỹ nghệ (Cité de Cité des Sciences et de l'Industrie), bảo tàng Nghệ thuật hiện đại của thành phố Paris (Musée d'Art Moderne de la Ville de Paris), bảo tàng Điện ảnh (Musée du Cinéma)…Leo lên đồi Montmartre-trung tâm của hội họa đầu thế kỷ XX, thăm Nhà thờ Sacré-Cœur-đây cũng là nơi nhộn nhịp khu “chợ tranh” ngoài trời, những quán ăn, những cửa hàng bán đồ lưu niệm cho du khách…Vào mùa hè ở đây khách du lịch tràn ngập, ngồi đầy trên những bậc thang dẫn lên nhà thờ Sacré-Cœur và trong các quán ăn, đông đúc cả ban ngày cho đến tối khuya…Ghé qua nghĩa trang Père-Lachaise nơi yên nghỉ của rất nhiều văn nghệ sĩ nổi tiếng như Balzac, Chopin, Molière, La Fontaine, Marcel Proust, Oscar Wildhe, Sarah Bernhardt... Lang thang qua các khu vực chung quanh nhà thờ Đức Bà Paris (Notre Dame de Paris), thử những món ăn bình dân trong những con phố nhỏ của khu Quartier Latin đông nghẹt du khách, ngồi bệt ăn kem bên ngoài trung tâm Georges Pompidou xem những người nghệ sĩ vỉa hè trình diễn…
Dọc theo bờ sông Seine có nhiều chỗ bán vé tour du thuyền trên sông. Đi thuyền trên sông Seine vào ban ngày và buổi tối đều có những trải nghiệm thú vị riêng. Nhất là mùa hè, dọc theo các bờ kè bên sông Seine, những đôi tình nhân ngồi bên nhau, tự nhiên âu yếm nhau mặc kệ mọi người xung quanh, mà thật ra thì cũng chẳng ai nhìn, đó là những cảnh quá bình thường ở thành phố lãng mạn này. Ghé qua vườn Luxembourg, ngắm mọi người nằm, ngồi trên bãi cỏ xanh mướt trong một ngày hè trông thật bình yên. Trong đầu chợt vang lên những câu hát, câu thơ xưa cũ: …
Mùa thu âm thầm
Bên vườn Lục Xâm
Ngồi quen ghế đá
Không em buốt giá từ tâm...
(Cung Trầm Tưởng)
Paris chiều nay gió
Hãy đi với em vào vườn Luxembourg
Cho em đọc lại bài văn mơ mộng
Nỗi ước ao đường chân trời mở rộng
Đi nửa vòng đã rơi mất tuổi thơ
(Trần Mộng Tú)
Đi thăm hàng loạt các bảo tàng nổi tiếng từ bảo tàng Louvre, bảo tàng Khoa học và Kỹ nghệ (Cité de Cité des Sciences et de l'Industrie), bảo tàng Nghệ thuật hiện đại của thành phố Paris (Musée d'Art Moderne de la Ville de Paris), bảo tàng Điện ảnh (Musée du Cinéma)…Leo lên đồi Montmartre-trung tâm của hội họa đầu thế kỷ XX, thăm Nhà thờ Sacré-Cœur-đây cũng là nơi nhộn nhịp khu “chợ tranh” ngoài trời, những quán ăn, những cửa hàng bán đồ lưu niệm cho du khách…Vào mùa hè ở đây khách du lịch tràn ngập, ngồi đầy trên những bậc thang dẫn lên nhà thờ Sacré-Cœur và trong các quán ăn, đông đúc cả ban ngày cho đến tối khuya…Ghé qua nghĩa trang Père-Lachaise nơi yên nghỉ của rất nhiều văn nghệ sĩ nổi tiếng như Balzac, Chopin, Molière, La Fontaine, Marcel Proust, Oscar Wildhe, Sarah Bernhardt... Lang thang qua các khu vực chung quanh nhà thờ Đức Bà Paris (Notre Dame de Paris), thử những món ăn bình dân trong những con phố nhỏ của khu Quartier Latin đông nghẹt du khách, ngồi bệt ăn kem bên ngoài trung tâm Georges Pompidou xem những người nghệ sĩ vỉa hè trình diễn…
Bảo tàng Espace Dalí. |
Trong hai lần trước, nhờ có bạn bè ở Paris, tôi cũng kịp đi thăm một số tòa lâu đài ở trong và ngoài thành phố, đến tận ngôi nhà của họa sĩ Claude Monet nơi có khu vườn từng là nguồn cảm hứng, đề tài trong rất nhiều bức tranh của họa sĩ cha đẻ của trường phái Ấn tượng trong hội họa Pháp này.
Lần đầu đến Paris là tháng Bảy, mùa hè. Mùa du lịch. Cũng đúng vào dịp Quốc khánh 14.7 của nước Pháp, vào dịp này chính phủ Pháp thường tổ chức các hoạt động diễu hành chào mừng rất hoành tráng trên đại lộ Champs-Élysées nhưng tôi biết là mình không làm sao tìm được một chỗ để mà xem khi thiên hạ đông nghẹt, rủ nhau đi xếp hàng dành chỗ từ sáng sớm nên đành thôi.
Lần thứ hai sang Paris lại vào mùa đông, ngay dịp lễ Giáng Sinh và Năm Mới. Paris thật lộng lẫy ánh sáng, màu sắc, nhất là những cửa hàng thời trang xung quanh Galeries Lafayette, trên đại lộ Champs-Élysées…Đèn từ trong các cửa hàng, đèn giăng khắp nơi. Hai bên đại lộ là hàng trăm cái shop nhỏ bán những đồ lưu niệm, đồ chơi và các trò chơi mùa Giáng Sinh dành cho trẻ em, những món ăn nhanh, bánh ngọt, café, rượu, hạt dẻ rang…Mùi thơm của bánh, của café, rượu hồi…thơm lừng cả con đường, du khách dừng chân nhấm nháp các món ăn, nhấp một ngụm café nóng bỏng môi, ấm cả ruột giữa đêm đông giá lạnh. Cuối đại lộ, trên quảng trường Concorde là chiếc đu quay khổng lồ, lại phải sắp hàng để được lên ngồi, lúc chiếc đu quay lên cao có thể ngắm được cả đại lộ tràn ngập ánh sáng và một phần thành phố vào ban đêm.
Đêm Giáng Sinh, dù không phải là người có đạo, tôi vẫn theo mọi người vào Nhà thờ Đức Bà, lắng nghe giọng giảng đạo du dương của vị linh mục đẹp trai (!) dù chỉ hiểu lõm bõm vài chữ, chỉ là vì thích cái không khí trang nghiêm và thích nghe những bản nhạc được cả dàn nhạc khá đông người tấu lên trong nhà thờ vào giờ khắc Chúa ra đời.
Cả hai đêm Noel và đêm giao thừa tôi đều ra đường, bất chấp lời khuyên của bạn bè, người quen, những người đã sống lâu ở Paris rằng đừng ra đường vào đêm giao thừa. Đêm Noel vì truyền thống của người Pháp là dành cho gia đình nên ngoài đường còn vắng, còn đêm giao thừa thì sẽ rất đông. Và quả là đúng vậy. Ý định ban đầu sẽ đi ra khu vực tháp Eiffel xem bắn pháo bông, nhưng cuối cùng tôi bị kẹt cứng vì ngoài đường quá đông, và đành đón năm mới trên một chiếc metro đông nghịt người. Lúc về còn tệ hại hơn, hàng dãy người chen chúc đứng đợi metro, đông đến nỗi tôi cứ sợ lỡ ai đó vì va chạm mà té xuống đường ray. Nhưng không có chuyện gì xảy ra, dù đông, người Paris cũng rất ý thức để không chen lấn, xô đẩy. Những chuyến metro đầy đặc người cứ chạy qua không dừng lại, chờ mãi chờ mãi cuối cùng cũng có một chiếc chịu dừng, chúng tôi leo lên, đông và chật đến nỗi không sao cử động được. Thật là một đêm giao thừa đáng nhớ!
Lần này đến Paris, những điểm quan trọng hầu như đã đi hết, nên không có gì vội vã. Nhưng tôi cũng xếp lịch để đi nốt một số nơi còn lại như bảo tàng Orsay (Musée d'Orsay) sở hữu nhiều bộ sưu tập trường phái Ấn tượng, Hậu ấn tượng mà những lần trước tôi chưa kịp đi. May gặp ngày Chủ nhật đầu tháng, theo thông lệ của thành phố, các bảo tàng mở cửa miễn phí. Nhưng cũng chính vì vậy mà phải xếp hàng rất lâu vì quá nhiều người muốn xem. Ghé ngôi nhà của Victor Hugo ở khu Place des Vosges. Ngôi nhà thật ra chẳng thú vị cho lắm vì không trưng bày gì nhiều nhưng khu Place des Vosges thì rất hay. Khu vực này được xếp vào một trong những nơi đáng xem của Paris với công viên, các galleries, phòng trưng bày nghệ thuật, những cửa hàng, quán café với những chiếc bàn kê trong những hành lang có mái vòm…Trở lại khu Montmartre để thăm bảo tàng Dalí (Espace Dalí) nơi trưng bày những bức tượng, bản in khắc và tranh vẽ của họa sĩ siêu thực Salvador Dalí. Palais de Tokyo cũng là một nơi mà trước đây tôi chưa kịp ghé. Đây là nơi trưng bày những tác phẩm nghệ thuật hiện đại và đương đại từ tranh, tượng, video clip, nghệ thuật sắp đặt…
Café des 2 Moulins, Montmartre |
.
Con gái đòi đến thư viện François-Mitterrand và quán “Café des 2 Moulins” ở khu Montmartre, nơi được dùng làm một trong những bối cảnh chính của bộ phim Amélie, một bộ phim tình cảm hài lãng mạn sản xuất vào năm 2001 với hai diễn viên chính là Audrey Tautou và Mathieu Kassovitz. Bước vào quán, bức hình của cô đào khả ái Audrey Tautou được phóng lớn, treo ngay trên tường, ngoài ra còn có một số bức hình khác chụp những cảnh trong bộ phim. Có vẻ như từ sau bộ phim này, cái quán cũng đâm ra nổi tiếng hơn!
Thư viện François-Mitterrand |
Thư viện François-Mitterrand nghe nói là lớn nhất châu Âu, kiến trúc bên ngoài thì không đẹp, trông như những cái hộp diêm dẹp lép dựng đứng, nhưng bên trong đầy đủ tiện nghi, sách vở tư liệu nhìn phát ngốt, cả một đời người may ra chỉ đọc, học được một phần nhỏ xíu trong cái kho kiến thức mênh mông đó của nhân loại. Chỉ cần nhìn cái thư viện này, và khu học xá dành cho sinh viên nước ngoài ở Paris, mới thấy ở những quốc gia mà điều kiện học tập quá tốt như Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Úc, Nhật…ai cũng ham đi học, mà nếu người nào không ham học nữa thì chỉ có nước chịu thua không trách được ai!
Paris cũng là nơi có mô hình công viên Disneyland duy nhất của cả châu Âu. Cả khu Disneyland gồm có các phần: Disneyland Park, Walt Disney Studio Park, Disney Village, nếu đi hết, xem và chơi hết mọi trò chơi ở các khu chắc cũng phải mất vài ngày. Còn chúng tôi chỉ có một ngày nên ngay cả khu công viên Disneyland cũng đi chưa hết.
Bạn bè thường hay rủ ra quận 13 để ăn những món ăn Việt ở Paris. Nhưng khu này bây giờ người Hoa chiếm lĩnh khá đông, mở quán ăn, các cửa hàng, đẩy người Việt ra ngoài, ngay cả một số quán phở, bún bò…mặc dù để tên Việt nhưng cũng là của người Hoa làm chủ. Cả một số quán bán món sushi của người Nhật cũng là người Hoa làm. Trong khi đó ở Oslo, thủ đô của Na Uy thì lại có khá nhiều quán sushi là của người Việt. Thời buổi toàn cầu hóa, các món ăn nổi tiếng của một quốc gia nào đó thì cũng dễ bị cướp thương hiệu, đó là chuyện thường tình.
Những ngày còn lại, tôi dành thì giờ để lang thang phố xá. Một mình. Qua các khu phố, quảng trường…khác nhau. Buổi chiều thì ngồi uống một cốc café expresso hoặc ly bia lạnh trong những quán café ở Grand Boulevard hoặc khu Bastille. Café Pháp ngon. Dân Pháp nói chung và dân Paris nói riêng thích ngồi quán xá. Vào mùa này thời tiết buổi chiều mát mẻ, những cái quán có bày bàn ghế ngoài trời thường đông nghẹt khách. Nhấp từng ngụm bia mát lạnh, nhìn mọi người rảo bước qua lại, nhìn những nghệ sĩ đường phố biểu diễn đánh trống, nhào lộn hoặc kéo đàn violon….Ở bất cứ đâu tại Paris, từ vỉa hè cho đến dưới những đường hầm metro cũng có thể bắt gặp những nghệ sĩ kiểu như vậy, đôi khi có những người đánh violon hoặc hát opera rất hay.
Người nghệ sĩ kéo đàn violoncelle trong đường hầm metro |
Ngồi trong những quán café khác nhau chợt nhớ Saigon. Có lẽ thói quen ngồi quán café của dân Saigon là học từ người Pháp. Có nhiều cái người Việt học của người Pháp, những kiến trúc đẹp nhất của Sàigòn, Hà Nội cũng do người Pháp xây. Phải chăng vì vậy mà nhiều người VN, trong đó có tôi, cảm thấy gần gũi với Paris ngay từ lần đầu tiên đặt chân đến thành phố này. Mà thật ra thì từ trước khi chưa đến, tôi đã yêu Pháp, yêu Paris qua những bài thơ của Vũ Hoàng Chương, Cung Trầm Tưởng, Nguyên Sa, Thanh Tâm Tuyền…, những bài hát của Phạm Trọng Cầu, Phạm Duy, Ngô Thụy Miên…; qua tác phẩm của các thi sĩ văn sĩ Pháp Guillaume Apollinaire, Jean Nicolas Arthur Rimbaud, Paul-Marie Verlaine, Jean-Paul Sartre, Françoise Sagan…mà tôi tìm đọc được qua những bản dịch có từ thời trước năm 1975 ở miền Nam; những tình khúc Pháp với các giọng ca nổi danh từ thập niên 50, 60, 70, 80…như Edith Piaf, Jacques Brel, Johnny Halliday, Francoise Hardy, Sylvie Vartan…; và đã biết đến nhà thờ Đức Bà Paris qua tác phẩm nổi tiếng của Victor Hugo, biết Khải Hoàn Môn qua tác phẩm cùng tên của Erich-Maria Remarque, biết bảo tàng Louvre qua rất nhiều bức tranh được in trong những cuốn sách hội họa, biết phim ảnh Pháp, lịch sử điện ảnh Pháp v.v…
Đến Paris lần này, không quá phấn khích như lần đầu tiên, nhưng vẫn yêu thành phố này hơn rất nhiều thành phố khác của châu Âu. Dân ở Mỹ qua Paris thường chê Paris nhỏ, bẩn, nhất là ở các khu nhà ga metro, đường xá thì chật chội, chê người Pháp ở nhà chật, đi xe cũ v.v…Dân Bắc Âu như Na Uy cũng kêu Paris bẩn, xô bồ, không bình yên thoáng đãng như các thành phố của mấy xứ Bắc Âu. Và nếu so với Đức, các thành phố lớn của Đức cũng ngăn nắp sạch sẽ trật tự hơn, giống như tính cách của người Đức.
Nhưng với tôi, với những ai yêu Paris thì khác. Paris có thể hơi chật, hơi bẩn, xô bồ, nhất là quá nhiều dân nhập cư người gốc Phi, các xứ Ả rập, Hồi giáo…Tuy nhiên, thành phố này có một cái gì đó gần gũi, ấm cúng, không quá rộng lớn để con người dễ có cảm giác bị lọt thỏm, cô đơn như nhiều thành phố lớn ở Mỹ, đồng thời có một cái hồn riêng, phong cách riêng, từ cảnh trí cho đến con người, đời sống văn hóa tinh thần thì vô cùng phong phú.
Cứ nghĩ ở Paris cho dù có sống một mình cũng không cảm thấy buồn chán, thiếu gì thứ để đi xem đi nghe, bồi bổ đầu óc, tinh thần, hoặc chỉ cần đi ra quán café, quán bar ngồi uống café, uống bia, nhìn người qua lại cũng vui, ai có tiền và thích mua sắm thì đi mua sắm-Paris là thiên đường của thời trang, chỉ sợ không có tiền mà mua thôi. Có gì mà phải buồn! Còn đối với sinh viên người nước ngoài thì đây là một thành phố lý tưởng về nhiều mặt để học tập. Học phí rẻ, quá rẻ nếu so với Anh với Mỹ, mọi thứ thư viện, bảo tàng, rạp chiếu phim, nhà hát…đều có chính sách miễn phí hoặc giảm giá cho sinh viên, hệ thống giao thông công cộng thì vô cùng tiện lợi. Nhưng tất nhiên là phải học tiếng Pháp. Khi mà tiếng Anh đang được sử dụng như một ngôn ngữ quốc tế như hiện nay thì điều này cũng bất lợi.
Còn với riêng tôi, tôi yêu Paris. Yêu cái bề dày văn hóa lịch sử, cái hồn riêng của thành phố. Đời sống ở Paris và ở nước Pháp nói chung không quá căng thẳng như ở Mỹ hay ở Nhật nhưng cũng không quá trầm lặng, buồn, hơi bị có sức ỳ như mấy nước Bắc Âu. Dân Pháp có vẻ là một dân tộc nghệ sĩ tính, rất biết enjoy life, dù kinh tế không phải thuộc loại khá giả cho lắm thì hầu hết vẫn đi làm 35 giờ/tuần, cuối tuần là đi chơi, luôn luôn có thể thu xếp thì giờ để ngồi quán xá tán gẫu với bạn bè đồng nghiệp hoặc đi dạo tay trong tay với người yêu.
Ngồi quán café-một thói quen của dân Paris và dân Pháp nói chung. |
Sống ở Pháp thì khó mà giàu, đa số những người Việt ở Pháp mà tôi biết cũng vậy, trong khi họ hàng người quen của tôi ở Mỹ có thể có nhà to hơn, tiền trong ngân khoản nhiều hơn nhưng lại vất vả quá, đi làm một job không đủ lại hai job, chả bao giờ có thì giờ đọc cuốn sách, chả bao giờ đi bảo tàng hay nhà hát, cũng chẳng đi du lịch châu Âu cho nó tốn tiền, có tiền thì chỉ thích về VN xài tiền cho rẻ. Còn dân Na Uy nơi tôi đang sống thì nhìn chung hơi trầm lặng, đơn giản, khá là giống nhau từ suy nghĩ, quan điểm sống, gu thời trang cho đến khuynh hướng chính trị (dù vẫn là một quốc gia đa đảng). Có lẽ do Na Uy là một nước nhỏ, dân số ít, bề dày văn hóa cũng không thể bằng với một số quốc gia khác của châu Âu như Anh, Pháp, Đức, Nga. Còn tính cách con người thì do thời tiết cũng phần nào ảnh hưởng. Thời tiết ở Na Uy lạnh và khắc nghiệt nên con người có khuynh hướng sống với gia đình, vui với thiên nhiên nhiều hơn. Mùa đông lạnh quá, tuyết phủ trắng trời trắng đất làm thế nào mà ra đường, tổ chức các hoạt động vui chơi này kia được. Mà mùa đông ở đây thì quá dài, còn mùa hè thì lại quá ngắn ngủi, những ngày thật sự có nắng lại càng hiếm. Con người ở xứ lạnh dường như cũng ít năng động hơn những xứ nóng hoặc ấm áp.
Tạm biệt Paris, và chắc chắn lại có ngày quay trở lại…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét