16.6.12

Mỹ gặp khó trên đường trở về Châu Á



Cập nhật lúc 11h24" , ngày 16/06/2012


Tổng thống Obama đang tích cực thực hiện chính sách quay trở về Châu Á

(VnMedia) - Các quan chức hàng đầu của Mỹ đã có nửa tháng hoạt động ngoại giao sôi động ở một loạt nước Châu Á, từ những cường quốc lớn như Ấn Độ đến nước nhỏ hơn là Singapore. Điều đó cho thấy, chính quyền Tổng thống Barack Obama nghiêm túc như thế nào với kế hoạch tái khẳng định vị trí cường quốc Mỹ ở Châu Á-Thái Bình Dương. Tuy nhiên, kế hoạch đó đang vấp phải một số cản trở.

Thậm chí khi cuộc xung đột ở Syria đang diễn biến ngày một nghiêm trọng trong tháng này thì các quan chức hàng đầu của chính quyền Obama vẫn dành phần lớn thời gian cho các đồng nghiệp ở Châu Á.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã có một chuyến công du đầy bận rộn đến Singapore, Ấn Độ... Tổng thống Obama thì đón tiếp Tổng thống Philippines Benigno Aquino ngay tại Nhà Trắng, trong khi Ngoại trưởng Hillary Clinton chào đón một loạt người đồng cấp đến từ Campuchia, Thái Lan, Ấn Độ và Hàn Quốc.

Hầu như tất cả những nước ở trên đều có thể trở thành một điểm mâu thuẫn tiềm năng giữa Mỹ và Trung Quốc. Nhiều trong số những nước này có chung mối quan ngại với Washington về ảnh hưởng kinh tế và quân sự ngày càng gia tăng của Trung Quốc.

"Tất cả những động thái của Mỹ diễn ra trong thời gian qua đã thực hiện rất tốt nhiệm vụ truyền đi một thông điệp. Đó là, chúng tôi đang chú ý đến khu vực và điều đó cực kỳ quan trọng đối với chúng tôi. Chúng tôi dự định sẽ tập trung nhiều hơn vào khu vực này", ông Michael Mazza, một chuyên gia về an ninh ở Washington, cho biết.

Tuy nhiên, theo ông Mazza và các nhà phân tích khác, những cuộc gặp gỡ hay các hoạt động phát đi thông điệp là một phần rất dễ trong chính sách quay trở lại Châu Á của Mỹ. Việc Trung Quốc liên tiếp tăng cường sức mạnh quân sự và thể hiện lập trường ngày một cứng rắn trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng yếu hơn đã vô tình tạo thêm động lực cho Mỹ khẳng định vị thế cường quốc trong khu vực.

Tuy nhiên, phần khó hơn trong việc thực hiện chính sách quay trở lại Châu Á của Mỹ đang ở phía trước. Đó là, Washington phải làm sao đáp ứng được kỳ vọng của các đối tác – trong đó có việc phải tập trung ý chí chính trị để vượt qua những thâm hụt về tài chính của Mỹ, đồng thời, xóa tan ý nghĩ ngày càng lớn của dư luận thế giới về việc sức mạnh Mỹ đang suy giảm và Trung Quốc thì đang tăng lên.

Chính sách của Mỹ cũng khiến nước này bị yêu ghét lẫn lộn ở Ấn Độ và các nước khác trong khu vực. Ngoài ra, giới lãnh đạo một số nước e ngại những nguy cơ chính trị khi đến quá gần với Washington.

Quan trọng hơn, chiến lược của Mỹ ngoài việc vấp phải sự chỉ trích gay gắt của Trung Quốc trong lời nói thì chưa được thử thách theo một cách nghiêm túc. Thử thách đó có thể xảy ra ví dụ như trong trường hợp cuộc đối đầu gần đây giữa Philippines và Trung Quốc ở Biển Đông trở nên trầm trọng hơn, biến thành một cuộc xung đột vũ trang. Lúc này, theo nghĩa vụ được đưa ra trong Hiệp ước Phòng thủ chung, Mỹ sẽ phải can thiệp vào để giúp Manila.

Sự mập mờ của Mỹ

Trong khi tích cực thực hiện các hoạt động lôi kéo sự ủng hộ của các nước Châu Á, giới lãnh đạo Mỹ vẫn luôn miệng khẳng định, chính sách ngoại giao sôi động của họ ở Châu Á-Thái Bình Dương trong thời qua “không nhằm vào bất kỳ nước nào”. Tuy nhiên, lời bảo đảm này không những chẳng có giá trị thực mà còn khiến nhiều nước trong khu vực hoài nghi về ý định của Mỹ.

"Trong trường hợp Australia, nước này đang quan tâm liệu Mỹ muốn làm gì khi đưa ra lời bảo đảm với Trung Quốc rằng, đó không phải là một chính sách kiềm chế. Người Trung Quốc chắc chắn không tin vào lời đảm bảo này", nhà phân tích Michael McKinley ở trường Đại học Quốc gia Australia nhận định.

Trong khi đó, những phát biểu của Washington lại có lợi cho các nước Châu Á muốn tìm kiếm sự bảo đảm về an ninh từ Mỹ nhưng không muốn hy sinh mối quan hệ thương mại quan trọng với Trung Quốc. 

Những diễn biến trên cho thấy, trong khi một số nước, nhất là Australia và các đồng minh của Mỹ, công khai thể hiện sự ủng hộ đối với chính sách quay trở lại Châu Á của Washington thì các nước khác lại phản ứng một cách lặng lẽ và thận trọng. Đây là những nước muốn giữ thế cân bằng trong mối quan hệ với cả hai siêu cường Trung, Mỹ.

Có thể nói, các nước Châu Á đang chơi những lá bài khác nhau trong quan hệ với Mỹ và Trung Quốc với mục đích cuối cùng và cao nhất là bảo vệ lợi ích của họ.

Kiệt Linh - (theo Reuters)
Reply With Quote
  #2  
Cũ hôm nay, 05:42 PM
Tướng 3 sao
 
Ngày Gia Nhập: Dec 2010
Số Bài: 857
Thanks: 11
Được cảm ơn 532 lần trong 302 bài
Default

Quân đội Mỹ dùng chung căn cứ với các nước Châu Á
Cập nhật lúc 11h06" , ngày 16/06/2012

Những lính TQLC đầu tiên của Mỹ được triển khai ở Australia
(VnMedia) - Quân đội Mỹ sẽ không thiết lập các căn cứ mới ở Châu Á-Thái Bình Dương khi thực hiện chính sách tái cân bằng những ưu tiên chiến lược của nước này trong khu vực. Thay vì dựng lên một loạt căn cứ mới, Mỹ sẽ dùng chung các căn cứ quân sự với những nước đồng minh và đối tác trong khu vực để giúp nước này cắt giảm chi phí. Đây là phát biểu vừa được một chỉ huy cấp cao của Mỹ đưa ra ngày hôm qua (15/6).

"Chúng tôi thực sự không có hứng thú trong việc xây dựng thêm bất kỳ căn cứ Mỹ nào ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Chúng tôi không nên làm điều đó vào thời điểm này”, ông Samuel Locklear – người đứng đầu Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, đã cho biết như vậy tại một cuộc họp báo ở Ngũ Giác Đài ngày hôm qua.

Theo lời ông Locklear, Mỹ sẽ dựa vào các đồng minh và đối tác Châu Á để họ chia sẻ bớt gánh nặng chi phí cho Mỹ. Cụ thể, Mỹ sẽ dùng chung các cơ sở, căn cứ quân sự với các nước này. Điều đó sẽ được thực hiện trên cơ sở song phương hoặc đa phương.

"Chúng tôi sẽ tìm ra cách không chỉ song phương mà trong một số trường hợp là đa phương... để có được những vị trí cho lực lượng an ninh của chúng tôi đóng ở đó", Chỉ huy Locklear cho biết.

Quân đội Mỹ đang hối hả thực hiện chính sách chuyển trọng tâm về Châu Á-Thái Bình Dương. Tuy nhiên, Ngũ Giác Đài hiện phải đối mặt với sức ép cắt giảm ngân sách lớn, khoảng 487 tỉ USD trong 10 năm tới. Mặc dù Lầu Năm Góc liên tục nhấn mạnh, sự cắt giảm ngân sách quốc phòng của Mỹ sẽ không ảnh hưởng gì tới các chiến dịch của nước này trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, nhưng nhiều người vẫn tỏ ra hoài nghi về điều đó.
Kiệt Linh - (theo THX)
Reply With Quote
  #3  
Cũ hôm nay, 05:46 PM
Tướng 3 sao
 
Ngày Gia Nhập: Dec 2010
Số Bài: 857
Thanks: 11
Được cảm ơn 532 lần trong 302 bài
Default

Tập trận rầm rộ làm "nóng" Thái Bình Dương
Cập nhật lúc 18h56" , ngày 16/06/2012

 (Ảnh minh họa)

(VnMedia) - Sau khi cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Philippines ở Biển Đông dịu đi, nhiều người chờ đợi khu vực Châu Á-Thái Bình Dương sẽ trở lại yên bình. Tuy nhiên, trái với mong đợi, khu vực này lại được một phen “nóng rẫy” vì các cuộc tập trận hải quân rầm rộ và dồn dập của một loạt nước.


Châu Á: "Sân chơi mới" của các cường quốc!

Thời gian gần đây, Châu Á-Thái Bình Dương đang trở thành điểm nóng thu hút sự chú ý lớn nhất của dư luận thế giới, thậm chí còn hơn cả cuộc khủng hoảng đẫm máu ở Syria. Sở dĩ Châu Á được người ta quan tâm như vậy là bởi vì nơi này dường như đang trở thành “sân chơi mới” cho các cường quốc hàng đầu thế giới. Đáng chú ý nhất là sự tranh giành ảnh hưởng của hai siêu cường Trung Quốc và Mỹ.

Sau những ồn ào vì “sự trở về” của Mỹ và cuộc tranh chấp lãnh hải căng thẳng ở Biển Đông giữa Trung Quốc và Philippines, tuần này, Châu Á lại khiến dư luận quan tâm vì một loạt tin tức về những cuộc tập mới.

Mỹ liên tiếp tập trận với các nước Châu Á

Hồi đầu tháng này, Mỹ đã khiến Trung Quốc “giật mình thon thót” khi thông báo sẽ chuyển tới 60% hạm đội hùng hậu và thiện chiến của nước này (khoảng 150 tàu chiến) đến khu vực Châu Á-Thái Bình Dương vào năm 2012. Washington cũng tuyên bố sẽ thắt chặt mối quan hệ quân sự với các nước trong khu vực và tăng cường các cuộc tập trận chung ở đây.

Đúng như tuyên bố của Mỹ, mới đây, Ngũ Giác Đài cho biết, nước này chuẩn bị thực hiện ít nhất 3 cuộc tập trận với các nước Châu Á và cuộc tập trận nào cũng diễn ra với quy mô lớn.

Theo thông báo được đưa ra hôm 13/6 của Bộ Quốc phòng Mỹ, lực lượng hải quân nước này sẽ tiến hành một cuộc tập trận hải quân 3 bên rầm rộ với Hàn Quốc và Nhật Bản ở vùng lãnh hải phía nam bán đảo Triều Tiên. Cuộc tập trận này sẽ diễn ra trong 2 ngày, từ 21-22/6 tới.

Cuộc tập trận Mỹ-Nhật-Hàn sắp tới sẽ tập trung vào các bài diễn tập “nâng cao khả năng tương tác và thông tin liên lạc giữa Mỹ với Hải quân Hàn Quốc và Lực lượng phòng vệ Hàng hải Nhật Bản”. Mục đích cuối cùng là nhằm tạo thuận lợi cho các hoạt động bảo đảm an ninh hàng hải và cứu trợ thảm hoạ trong tương lai.

Đúng một ngày sau cuộc tập trận 3 bên với Hàn Quốc và Nhật Bản, Mỹ lại tiếp tục tiến hành một cuộc tập trận định kỳ khác với riêng Hải quân Hàn Quốc ở biển Hoàng Hải. Cuộc tập trận này sẽ diễn ra từ ngày 23-25/6. Mỹ và Hàn Quốc thường xuyên tổ chức các cuộc tập trận chung với nhau với mục đích chính là nhằm răn đe cả Triều Tiên và Trung Quốc.

Ngoài 2 cuộc tập trận trên, khu vực Thái Bình Dương lại chuẩn bị nổi sóng bởi cuộc tập trận hải quân lớn nhất thế giới có tên gọi là Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC 2012). Hiện 45 tàu chiến đến từ 22 quốc gia đang ồ ạt đổ về Hawaii để tham gia vào một cuộc tập trận này. Cuộc tập trận RIMPAC 2012 sẽ diễn ra từ ngày 11/7 đến 2/8.

22 nước tham gia RIMPAC 2012 gồm Nga, Australia, Canada, Chile, Colombia, Pháp, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, Hà Lan, New Zealand, Na-uy, Peru, Hàn Quốc, Philippines, Singapore, Thái Lan, Tonga, Anh và Mỹ.

RIMPAC 2012 là cơ hội để các nước tham gia phát triển và duy trì mối quan hệ hợp tác trọng yếu, đồng thời đảm bảo an toàn cũng như an ninh các tuyến hàng hải. Lực lượng các nước tham gia tập trận sẽ có cơ hội thực hiện những bài diễn tập đổ bộ, bắn súng, phóng tên lửa, chống tàu ngầm và phòng không. Ngoài ra, chương trình tập trận còn có các hoạt động chống hải tặc, rà mìn, phá chất nổ, lặn và cứu hộ.

Trung Quốc cũng tập trận ở Thái Bình Dương

Những cuộc tập trận của Mỹ ở Thái Bình Dương diễn ra trong thời điểm nhạy cảm khi Mỹ vừa tuyên bố quay trở lại khu vực này. Bắc Kinh tin rằng, chiến lược mới của Mỹ là nhằm bao vây và kiềm chế Trung Quốc. Vì vậy, Bắc Kinh chẳng thể nào vui khi Mỹ liên tục tiến hành các cuộc tập trận rầm rộ trong khu vực mà họ coi là thuộc vùng ảnh hưởng của mình.

Ngay sau khi Ngũ Giác Đài thông báo về một loạt kế hoạch tập trận của mình, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã có câu trả lời. Một mặt, nước này bày tỏ sự phản đối với các cuộc tập trận của Mỹ trong khu vực. Mặt khác, Trung Quốc cũng tuyên bố kế hoạch tập trận của nước này ở tây Thái Bình Dương. Hôm 14/5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi Dân đã bày tỏ sự lo ngại về việc, cuộc tập trận hải quân giữa các nước Mỹ, Nhật và Hàn Quốc sắp tới sẽ làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.

"Trung Quốc tin rằng cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, cần có những nỗ lực mang tính xây dựng để đảm bảo hòa bình và ổn định trên bán đảo Triều Tiên cũng như trong khu vực Đông Bắc Á, chứ không nên làm xấu thêm tình hình", phát ngôn viên Lưu Vi Dân cho biết.

Sau khi phản đối các cuộc tập trận của Mỹ, Trung Quốc cũng thông báo kế hoạch tập trận hải quân ở tây Thái Bình Dương của nước này. Theo Bộ Quốc phòng Trung Quốc, cuộc tập trận của hạm đội tàu chiến Trung Quốc sắp tới “không nhằm vào bất kỳ quốc gia hay mục tiêu cụ thể nào. Cuộc tập trận của chúng tôi phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế. Vì thế, Bắc Kinh hy vọng, tất cả các bên liên quan sẽ tôn trọng các quyền hàng hải của Trung Quốc, như quyền tự do hàng hải”.

Ngoài những thông tin cung cấp ở trên, Bộ Quốc phòng Trung Quốc không cho biết cụ thể về địa điểm, thời gian tập trận cũng như việc sẽ có những tàu chiến nào tham gia vào các cuộc diễn tập quân sự sắp tới.

Dù các nước đều hùng hồn tuyên bố, những cuộc tập trận của họ chẳng nhằm vào bất kỳ quốc gia nào nhưng rõ ràng, những tuyên bố đó không giúp làm dịu tình hình trong khu vực. 
Kiệt Linh
Reply With Quote
The Following User Says Thank You to LangDu For This Useful Post:
việtdươngnhân (hôm nay)
  #4  
Cũ hôm nay, 09:25 PM
UH1 UH1 đã nối mạng
Tướng 2 sao
 
Ngày Gia Nhập: Jan 2011
Số Bài: 544
Thanks: 294
Được cảm ơn 594 lần trong 292 bài
Default Việt cộng tập trận

Có một đều quí vi không được biết vì đảng đánh giá là "bí mật quốc gia" . Đảng cộng sản Việt Nam cũng có một cuộc tập trận lớn nhất sau 37 đô hộ Việt Nam được mang danh hiệu VVC, đảng dốc toàn lực cho cuộc tập trận nầy để các nước hiện nay đang có mặt tại Thái bình dương thấy rõ sức mạnh của quân đội nhân dân . Tại sao lại mang chiến dịch VVC ? Đó là Vơ vàng, Vét $US dollars và Chuồn nhanh sang một nước khác . Đây là chuyến tập trận cuối cuối của đảng

Không có nhận xét nào: