Ngày 6 tháng 11 năm 2012 này là bầu cử tổng thống Mỹ. Romney chắn chắn là ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng Hòa rồi. TT Obama tái ứng cử đương nhiên là ứng cử viên tổng thống của đảng Dân Chủ. Còn chưa đầy 5 tháng nữa là bầu cử. Hai ứng cử viên đang tùy tài, tùy sức, tùy hòan cảnh, miệt mài vận động cử tri. Một tuần lễ là cả một thời gian rất quan trọng và lợi hại cho cuộc tranh cử. Xin liệt kê một số sự kiện và thời sự vui buồn trong tuần của hai ứng cử viên theo thứ tự abc. Chữ O trước chữ R.
Ô. Obama trước. Trên mạng và trên báo New York Times xuất hiện một tấm hình và câu chuyện một em bé sờ đầu TT Obama, tạo một ngạc nghiên đầy thích thú cho tòan dân Mỹ. Công luận Mỹ có lần không tỏ ra vui khi TT Obama gập người bắt tay Thiên Hòang khi công du Nhựt. Nhưng công luận rất vui thấy tổng thống “mình” yêu trẻ và thực thà với nguồn cội người Mỹ gốc Phi Châu của mình, chớ không phải như ca sĩ Michael Jackson đồi màu da đen ra trắng. TT Obama gập người 90 độ cho một câu bé da đen sờ đầu, vuốt tóc của Ông. Một tấm hình bằng một nghìn chữ nói lên thái độ yêu trẻ, giúp cho trẻ bài học thực nghiệm của TT Obama. Bé Jacob 5 tuổi, con của một Thủy Quân Lục Chiến Mỹ Đen vào phục vụ Tòa Bạch Ốc, hỏi Tổng Thống Obama, không biết tóc của ông có giống tóc của cậu hay không. Tổng Thống Obama hỏi lại: "Tại sao cậu không thử sờ và tự kiểm sóat coi ra sao?" Bé liền sờ đầu TT Obama và nói "Ồ, ông cũng giống tôi".
Kế đến là câu chuyện chánh phủ của TT Obama ký sắc lịnh nới lỏng việc trục xuất di dân nhập cư Mỹ bất hợp pháp mà danh từ hành chánh tế nhị gọi là “không giấy tờ tài liệu”. Tiêu biểu là Bộ Trưởng Nội An Janet Napolitano của nội các Obama tuyên bố các di dân bất hợp pháp từ 30 tuổi trở xuống vào Mỹ từ nhỏ dưới 16 tuổi, và không phải là nguy cơ cho an ninh quốc gia, sẽ được phép lưu lại nước này và sẽ được phép nộp đơn xin giấy tờ đi làm hợp lệ.
Quyết định này ai cũng thấy là TT Obama muốn lấy lòng khối cử tri gốc Latino. Khối cử tri Latino là khối cử tri sắc tộc thiểu số đông nhứt. Nhưng theo báo New York Times thì đa số chưa ghi danh cử tri và có thói quen đi bầu tỷ lệ rất thấp. Khối người Mỹ gốc Latinos mừng hết lớn. Trong bầu cử 2008, Ô. Obama nhiều phiếu gốc Latinos hơn của Ô McCain. Khối dân cử Cộng Hòa ở Quốc Hội lên tiếng TT Obama ra sắc lịnh như thế là định qua mặt Quốc hội, Hiến pháp qui định hợp thức hóa, đặc xá di dân bất hợp pháp là thẫm quyền của Quốc Hội. Vấn đề gây nhiều tranh luận và có thể gây tranh tụng liệu sắc lịnh này có họp hiến, có cần phải được quốc hội phê chuẩn hay không, hay đó chỉ là hành vi chánh phủ được quyền làm. Trong ba năm đầu là tổng thống, TT Obama vận động luật cải tổ nhập cư nhưng thất bại với Quốc Hội, bây giờ Ông ký sắc lịnh trước cuộc bầu cử của Ông.
Ứng cứ viên đương nhiệm thường có lợi hơn người mới ứng cử. TT Obama trong tuần nhiều lần thúc gịục Quốc Hội thảo luận biểu quyết dự thảo luật tạo việc làm mà Ông đã trình Quốc hội cả tháng rồi.
Tin không vui trong tuần cho TT Obama. Ông phải chạy đôn chạy đáo còn hơn Ô Romney nữa vì uy tín của Ô Obama xuống do kinh tế yếu kém. Thăm dò của Reuters và IPSOS cho thấy, tỷ lệ ủng hộ Tổng thống Barack Obama đã xuống mức thấp nhất kể từ tháng Một vì vấn đề kinh tế. Ô. Romney đang đeo sát nút Ô. Obama. Tháng rồi Obama được 50%, tháng này sựt xuống chỉ còn 47%. Số người nghĩ rằng TT Obama đang đi sai đường tăng 6% trong một tháng qua, lên tới 63%. Kẹt nhứt là tỷ lệ giảm của Ô. Obama giảm nhiều và mạnh trong tầng lớp cử tri độc lập, là thành phần cử tri giọt nước tràn thắng cử của ứng cử viên.
Phe Cộng Hòa ở Quốc Hội cáo buộc các giới chức Tòa Bạch Ốc tiết lộ tin mật của quốc gia (cuộc tấn công trên mạng của Hoa Kỳ chống lại Iran, những hoạt động của máy bay không người lái chống khủng bố, và những hoạt động bí mật của Hoa Kỳ tại Yemen) nhằm mục đích tăng uy tín của Tổng thống Obama trước cuộc bầu cử. Bộ Trưởng Tư Pháp Eric Holder của nội các Obama cử hai công tố viện để điều tra. Phe Cộng Hòa chống, đang vận động một biểu quyết lên án Bộ Tư Pháp “Coi thường Quốc Hội” nhắm vào ông Holder. Có người nói xa nói gần Ô. Holder phải tứ chức như Nghị sĩ John Cornyn của Texas nói: "Nhân dân Mỹ xứng đáng có một Bộ Trưởng Tư Pháp thành thật với họ."
Kế đến là ứng cử viên Cộng Hòa, Cựu Thống Đốc Massechussetts Mitt Romney. Ông gây quỹ được gần 17 triệu, nhiều hơn Obama trong tháng 5, tin phồ biến trong tháng 6.
Ô. Romney tổ chức một chuyến đi vận động bằng xe bus, cố gắng thuyết phục cử tri chưa có ý định chọn ai trong cuộc bầu cử tổng thống 2012 này. Chuyến đi 5 ngày, đi sâu sát vào 6 tiểu bang bản lề cử tri nghiêng về ai ứng cử viên đó thắng. Đó cũng là những tiểu bang Ô. Obama đã được nhiều phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống 2008. New Hampshire, Pennsylvania, Ohio, Wisconsin, Iowa, kể cả tiểu bang Michigan là tiểu bang nhà của Ông, nơi cuộc thăm dò cho biết Ông vọt theo gần kịp Obama.
Chuyến đi có vợ, con và cháu Ông, rất vất vả vì chương trình rất bận rộn và sát nhau. Một ngày Ông phải qua nhiều thành phố nhỏ để trình bày cho dân chúng thấy việc điều hành kinh tế của TT Obama ảnh hưởng tai hại cho tầng lớp trung lưu như thế nào.
Và chuyến đi đầu tiên vất vả này cũng là chuyến đi giúp cho Ông thuyết phục cử tri qua việc Ông chứng tỏ Ông là người hiểu biết số phận của tầng lớp người dân Mỹ ở hạ tầng cơ sở, Ông có đủ kiến thức, kinh nghiệm, khả năng giải quyết vấn dề kinh tế cho Mỹ hơn Ô. Obama. Mỗi ngày bộ tham mưu chiến dịch sấp xếp cho Ông phải gặp gỡ, nói chuyện với ít nhứt ba cuộc tập họp dân chúng. Ngoài những cuộc gặp gỡ đông người, Ông cũng có những cuộc gặp gỡ riêng biệt. Đó là chưa nói những cuộc gặp gỡ bất thường ngòai chương trình như khi ngừng xe xả hơi, ăn kem, dân chúng kéo đến mừng Ông và gia đình.
Trong những ngày gần đây và ngay trong chuyến đi này người ta thấy Ông Romney chống Ô. Obama bằng hành động nhiều hơn lới nói. Như vợ Ông và Ông trên đường đi Pennsylvania, tổ chức một bữa ăn kem gần Milford, nói chuyện thân tình, tay bắt mặt mừng trực tiếp với cư dân, đi sát quần chúng hạ tầng cơ sở nơi mà trong kỳ bầu cử 2008, Ô. Obama được rất nhiều phiếu. Gia đình Ông ghé ăn sáng nhơn Ngày Của Cha ở Brunswick,và ghé nhà Chủ Tịch Hạ Viện, DB John Boehner. Lần đầu tiên hai người xuất hiện chung với nhau. Trên đường đi Iowa, tại Janesville, Wis., nơi xưởng xe hơi của General Motors đóng cửa vào năm 2009. Ông ghé nhà DB Paul Ryan, người có tin loan truyền có thể sẽ là ứng cử viên phó tổng thống trong liên danh của Ông.
Sẽ rất thiếu nếu không nói đến những chống đối của những đảng viên Dân chủ ủng hộ Ô. Obama, qua chuyến đi vận động bằng xe bus của Ô Romney. Những người chống đối này dùng phương tiện cỗ đại, từ khi con người có tiếng nói. Ba bốn chục người đồng la to “Romney go home” khi phái đòan của Ô Romney đến công trường của thành phố lịch sử trước Tòa Thị Chánh Newark City Hall.
Ô. Romney quen chính trường luôn có hoan hô, đả đảo, phớt tĩnh Ăng- lê. Nhưng bà vợ Ông trả lời nghe cũng chánh trị lắm “Có vài người gây xao lãng đâu đây, nhưng .. chúng tôi sẽ nói lớn hơn như lòng yêu nước này của chúng tôi.”
Bộ tham mưu tranh cử của TT Obama tỏ ra mã thượng. Cố vấn tranh cử cao cấp của TT Obama, David Axelrod, không đồng ý chiến thuật phản đối của những người Dân Chủ đó.
Cũng không thể không nhắc đến lời tuyên bố của Ô Romney về Iran mà chánh quyền Obama và các nước đồng minh Tây Phương đang chống vì hồ sơ vũ khí nguyên tử của Iran. Ô. Romney tuyên bố nếu đắc cử Ông sẽ cho tấn công Iran. Lời tuyên bố này nhắc nhớ một điều, trên trường ngọai giao và chiến trường, nước Mỹ là một.
Vi Anh
Ô. Obama trước. Trên mạng và trên báo New York Times xuất hiện một tấm hình và câu chuyện một em bé sờ đầu TT Obama, tạo một ngạc nghiên đầy thích thú cho tòan dân Mỹ. Công luận Mỹ có lần không tỏ ra vui khi TT Obama gập người bắt tay Thiên Hòang khi công du Nhựt. Nhưng công luận rất vui thấy tổng thống “mình” yêu trẻ và thực thà với nguồn cội người Mỹ gốc Phi Châu của mình, chớ không phải như ca sĩ Michael Jackson đồi màu da đen ra trắng. TT Obama gập người 90 độ cho một câu bé da đen sờ đầu, vuốt tóc của Ông. Một tấm hình bằng một nghìn chữ nói lên thái độ yêu trẻ, giúp cho trẻ bài học thực nghiệm của TT Obama. Bé Jacob 5 tuổi, con của một Thủy Quân Lục Chiến Mỹ Đen vào phục vụ Tòa Bạch Ốc, hỏi Tổng Thống Obama, không biết tóc của ông có giống tóc của cậu hay không. Tổng Thống Obama hỏi lại: "Tại sao cậu không thử sờ và tự kiểm sóat coi ra sao?" Bé liền sờ đầu TT Obama và nói "Ồ, ông cũng giống tôi".
Kế đến là câu chuyện chánh phủ của TT Obama ký sắc lịnh nới lỏng việc trục xuất di dân nhập cư Mỹ bất hợp pháp mà danh từ hành chánh tế nhị gọi là “không giấy tờ tài liệu”. Tiêu biểu là Bộ Trưởng Nội An Janet Napolitano của nội các Obama tuyên bố các di dân bất hợp pháp từ 30 tuổi trở xuống vào Mỹ từ nhỏ dưới 16 tuổi, và không phải là nguy cơ cho an ninh quốc gia, sẽ được phép lưu lại nước này và sẽ được phép nộp đơn xin giấy tờ đi làm hợp lệ.
Quyết định này ai cũng thấy là TT Obama muốn lấy lòng khối cử tri gốc Latino. Khối cử tri Latino là khối cử tri sắc tộc thiểu số đông nhứt. Nhưng theo báo New York Times thì đa số chưa ghi danh cử tri và có thói quen đi bầu tỷ lệ rất thấp. Khối người Mỹ gốc Latinos mừng hết lớn. Trong bầu cử 2008, Ô. Obama nhiều phiếu gốc Latinos hơn của Ô McCain. Khối dân cử Cộng Hòa ở Quốc Hội lên tiếng TT Obama ra sắc lịnh như thế là định qua mặt Quốc hội, Hiến pháp qui định hợp thức hóa, đặc xá di dân bất hợp pháp là thẫm quyền của Quốc Hội. Vấn đề gây nhiều tranh luận và có thể gây tranh tụng liệu sắc lịnh này có họp hiến, có cần phải được quốc hội phê chuẩn hay không, hay đó chỉ là hành vi chánh phủ được quyền làm. Trong ba năm đầu là tổng thống, TT Obama vận động luật cải tổ nhập cư nhưng thất bại với Quốc Hội, bây giờ Ông ký sắc lịnh trước cuộc bầu cử của Ông.
Ứng cứ viên đương nhiệm thường có lợi hơn người mới ứng cử. TT Obama trong tuần nhiều lần thúc gịục Quốc Hội thảo luận biểu quyết dự thảo luật tạo việc làm mà Ông đã trình Quốc hội cả tháng rồi.
Tin không vui trong tuần cho TT Obama. Ông phải chạy đôn chạy đáo còn hơn Ô Romney nữa vì uy tín của Ô Obama xuống do kinh tế yếu kém. Thăm dò của Reuters và IPSOS cho thấy, tỷ lệ ủng hộ Tổng thống Barack Obama đã xuống mức thấp nhất kể từ tháng Một vì vấn đề kinh tế. Ô. Romney đang đeo sát nút Ô. Obama. Tháng rồi Obama được 50%, tháng này sựt xuống chỉ còn 47%. Số người nghĩ rằng TT Obama đang đi sai đường tăng 6% trong một tháng qua, lên tới 63%. Kẹt nhứt là tỷ lệ giảm của Ô. Obama giảm nhiều và mạnh trong tầng lớp cử tri độc lập, là thành phần cử tri giọt nước tràn thắng cử của ứng cử viên.
Phe Cộng Hòa ở Quốc Hội cáo buộc các giới chức Tòa Bạch Ốc tiết lộ tin mật của quốc gia (cuộc tấn công trên mạng của Hoa Kỳ chống lại Iran, những hoạt động của máy bay không người lái chống khủng bố, và những hoạt động bí mật của Hoa Kỳ tại Yemen) nhằm mục đích tăng uy tín của Tổng thống Obama trước cuộc bầu cử. Bộ Trưởng Tư Pháp Eric Holder của nội các Obama cử hai công tố viện để điều tra. Phe Cộng Hòa chống, đang vận động một biểu quyết lên án Bộ Tư Pháp “Coi thường Quốc Hội” nhắm vào ông Holder. Có người nói xa nói gần Ô. Holder phải tứ chức như Nghị sĩ John Cornyn của Texas nói: "Nhân dân Mỹ xứng đáng có một Bộ Trưởng Tư Pháp thành thật với họ."
Kế đến là ứng cử viên Cộng Hòa, Cựu Thống Đốc Massechussetts Mitt Romney. Ông gây quỹ được gần 17 triệu, nhiều hơn Obama trong tháng 5, tin phồ biến trong tháng 6.
Ô. Romney tổ chức một chuyến đi vận động bằng xe bus, cố gắng thuyết phục cử tri chưa có ý định chọn ai trong cuộc bầu cử tổng thống 2012 này. Chuyến đi 5 ngày, đi sâu sát vào 6 tiểu bang bản lề cử tri nghiêng về ai ứng cử viên đó thắng. Đó cũng là những tiểu bang Ô. Obama đã được nhiều phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống 2008. New Hampshire, Pennsylvania, Ohio, Wisconsin, Iowa, kể cả tiểu bang Michigan là tiểu bang nhà của Ông, nơi cuộc thăm dò cho biết Ông vọt theo gần kịp Obama.
Chuyến đi có vợ, con và cháu Ông, rất vất vả vì chương trình rất bận rộn và sát nhau. Một ngày Ông phải qua nhiều thành phố nhỏ để trình bày cho dân chúng thấy việc điều hành kinh tế của TT Obama ảnh hưởng tai hại cho tầng lớp trung lưu như thế nào.
Và chuyến đi đầu tiên vất vả này cũng là chuyến đi giúp cho Ông thuyết phục cử tri qua việc Ông chứng tỏ Ông là người hiểu biết số phận của tầng lớp người dân Mỹ ở hạ tầng cơ sở, Ông có đủ kiến thức, kinh nghiệm, khả năng giải quyết vấn dề kinh tế cho Mỹ hơn Ô. Obama. Mỗi ngày bộ tham mưu chiến dịch sấp xếp cho Ông phải gặp gỡ, nói chuyện với ít nhứt ba cuộc tập họp dân chúng. Ngoài những cuộc gặp gỡ đông người, Ông cũng có những cuộc gặp gỡ riêng biệt. Đó là chưa nói những cuộc gặp gỡ bất thường ngòai chương trình như khi ngừng xe xả hơi, ăn kem, dân chúng kéo đến mừng Ông và gia đình.
Trong những ngày gần đây và ngay trong chuyến đi này người ta thấy Ông Romney chống Ô. Obama bằng hành động nhiều hơn lới nói. Như vợ Ông và Ông trên đường đi Pennsylvania, tổ chức một bữa ăn kem gần Milford, nói chuyện thân tình, tay bắt mặt mừng trực tiếp với cư dân, đi sát quần chúng hạ tầng cơ sở nơi mà trong kỳ bầu cử 2008, Ô. Obama được rất nhiều phiếu. Gia đình Ông ghé ăn sáng nhơn Ngày Của Cha ở Brunswick,và ghé nhà Chủ Tịch Hạ Viện, DB John Boehner. Lần đầu tiên hai người xuất hiện chung với nhau. Trên đường đi Iowa, tại Janesville, Wis., nơi xưởng xe hơi của General Motors đóng cửa vào năm 2009. Ông ghé nhà DB Paul Ryan, người có tin loan truyền có thể sẽ là ứng cử viên phó tổng thống trong liên danh của Ông.
Sẽ rất thiếu nếu không nói đến những chống đối của những đảng viên Dân chủ ủng hộ Ô. Obama, qua chuyến đi vận động bằng xe bus của Ô Romney. Những người chống đối này dùng phương tiện cỗ đại, từ khi con người có tiếng nói. Ba bốn chục người đồng la to “Romney go home” khi phái đòan của Ô Romney đến công trường của thành phố lịch sử trước Tòa Thị Chánh Newark City Hall.
Ô. Romney quen chính trường luôn có hoan hô, đả đảo, phớt tĩnh Ăng- lê. Nhưng bà vợ Ông trả lời nghe cũng chánh trị lắm “Có vài người gây xao lãng đâu đây, nhưng .. chúng tôi sẽ nói lớn hơn như lòng yêu nước này của chúng tôi.”
Bộ tham mưu tranh cử của TT Obama tỏ ra mã thượng. Cố vấn tranh cử cao cấp của TT Obama, David Axelrod, không đồng ý chiến thuật phản đối của những người Dân Chủ đó.
Cũng không thể không nhắc đến lời tuyên bố của Ô Romney về Iran mà chánh quyền Obama và các nước đồng minh Tây Phương đang chống vì hồ sơ vũ khí nguyên tử của Iran. Ô. Romney tuyên bố nếu đắc cử Ông sẽ cho tấn công Iran. Lời tuyên bố này nhắc nhớ một điều, trên trường ngọai giao và chiến trường, nước Mỹ là một.
Vi Anh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét