Kinh nghiệm giải quyết “điểm nóng” trong thu hồi đất và tranh chấp đất đai: Kiên trì vận động, thuyết phục người dân
...Với tinh thần đó, Đảng ủy xã Phú Túc đã họp đầu tháng 4-2012, ra quyết định đình chỉ công tác đối với các ủy viên trong Ban chấp hành Chi bộ thôn Tư Sản vì các đồng chí này có biểu hiện theo đuôi quần chúng, không kiên quyết tiến hành các giải pháp do Đảng ủy xã đề ra...
QĐND - Tại Hội nghị Sơ kết 1 năm thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã có nhiều điển hình được giới thiệu trong Hội nghị. Đáng chú ý là những kinh nghiệm "hạ nhiệt" thành công ở những "điểm nóng" thu hồi đất và tranh chấp đất đai ở một số địa bàn, nhờ lãnh đạo, chính quyền có ý thức học tập tác phong sâu sát của Bác Hồ, biết lắng nghe ý kiến cơ sở, nhất là ý kiến của nhân dân, để hiểu đúng và nhờ vậy mà giải quyết được đúng. Kể từ hôm nay Báo Quân đội nhân dân xin giới thiệu tới bạn đọc một số kinh nghiệm tiêu biểu.
Cán bộ và người dân hai thôn đi thăm lại cánh đồng Soi sau khi thôn Tư Sản
tự giác giải tỏa và bàn giao lại cho UBND xã Phú Túc (Hình minh hoạ của QĐND)
Kiên trì "hạ nhiệt" thành công ở những "điểm nóng"
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tác phong sâu sát của bác Hồ (!?)
(Hình minh hoạ thêm cho đủ nghĩa của DLB)
Bài 1: Kiên trì vận động, thuyết phục người dân
Vụ tranh chấp đất đai giữa hai thôn Tư Sản và Lưu Thượng thuộc xã Phú Túc (Phú Xuyên, Hà Nội) diễn ra kéo dài, có lúc căng thẳng đến mức người dân tổ chức khiếu kiện kéo dài, vượt cấp. Chính quyền địa phương phải tính đến giải pháp sử dụng lực lượng cưỡng chế, giải tỏa nhưng cuối cùng đã được giải quyết ổn thỏa bằng công tác vận động, thuyết phục.
Phương thức vận động, thuyết phục, giải quyết ổn thoả nhất theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tác phong sâu sát của bác Hồ (!?)
(hình minh hoạ thêm của DLB)
Sự việc phức tạp
Sự kiện “nóng” bắt đầu vào sáng 19-2-2012, hơn 200 người dân thôn Tư Sản đã tổ chức chiếm đất (đắp bờ, cấy lúa) trên diện tích 6,75 mẫu đất nông nghiệp tại khu vực cánh đồng Soi của thôn Lưu Thượng. Người dân Lưu Thượng đòi lại đất không được, đã bỏ không cấy 46 mẫu ruộng còn lại để gây sức ép với chính quyền. Trong lúc công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục của cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể quần chúng đang được tiến hành thì người dân hai thôn liên tục gây căng thẳng bằng các vụ khiêu khích, khiếu kiện đông người, vượt cấp.
Người dân thôn Tư Sản chiếm đất của thôn Lưu Thượng vì cho rằng, "đây là đất của cha ông để lại và quỹ đất 5% của một số hộ thôn Tư Sản trước đây". Sự thật là năm 1977, khi cả xã Phú Túc còn chung là một hợp tác xã, có thành lập đội giống, canh tác trên cánh đồng Soi với sự góp mặt của một số xã viên đến từ nhiều thôn, trong đó có người của thôn Tư Sản. Tuy nhiên, năm 1988, đội giống đã giải thể. HTX nông nghiệp xã Phú Túc đã tiến hành chia lại ruộng đất theo bình quân đầu người. Diện tích đất nông nghiệp 6,75 mẫu mà người dân Tư Sản lấn chiếm là đất canh tác đã được giao cho người dân thôn Lưu Thượng theo Nghị định 64/CP năm 1993 của Chính phủ. Quá trình sử dụng đất chưa hề xảy ra tranh chấp, kiện tụng cho đến khi xảy ra vụ việc.
Đồng chí Đặng Văn Tý, người vừa được Huyện ủy Phú Xuyên chỉ định làm Phó bí thư Đảng ủy xã Phú Túc cho biết: Sở dĩ người dân thôn Tư Sản bỗng dưng tổ chức lấn chiếm trái phép diện tích đất nói trên bắt nguồn từ sự so sánh về tốc độ phát triển giữa hai thôn. Thôn Lưu Thượng có thuận lợi là gần đường trục giao thông, lại có nghề truyền thống mây, giang, đan nên kinh tế phát triển, nhiều hộ xây được nhà cao tầng, cơ sở hạ tầng ngày càng khang trang, đất ruộng không làm đến nên cho người dân thôn Tư Sản thuê để canh tác. Trong khi đó, thôn Tư Sản ở phía trong, giao thông không thuận tiện, nhiều người dân không có việc làm phải đi vào phía Nam làm thuê. Dịp Tết Nguyên đán 2012, một số người dân thôn Tư Sản đi làm thuê về ăn Tết, thấy cảnh dân làng phải thuê ruộng canh tác nên đã quyên góp tiền, kích động dân làngchiếm đất của dân Lưu Thượng, có nhiều hành vi lăng mạ, chửi bới cơ quan chức năng và các tổ công tác đến thôn làm nhiệm vụ.
Trước sự chứng kiến của người dân, Bí thư Chi bộ hai thôn Tư Sản và
Lưu Thượng bắt tay đoàn kết sau khi giải tỏa khu bờ bao diện tích đất lấn chiếm
(Hình minh hoạ của QĐND)
Trước sự chứng kiến của công an côn đồ,
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tác phong sâu sát của bác Hồ
được nghiêm chỉnh áp dụng (!?).
(Hình minh hoạ thêm của DLB)
Kiên quyết trấn áp đối tượng cố ý làm trái, kiên trì vận động nhân dân
Trước vụ việc nêu trên, Thành ủy, UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo Huyện ủy, UBND huyện Phú Xuyên phải bám sát tình hình tư tưởng trong dân, kiên trì giải quyết bằng biện pháp tuyên truyền, vận động để người dân hai thôn thấy rõ đúng, sai; giải quyết vấn đề theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, với những đối tượng cầm đầu, cố tình làm trái pháp luật thì phải có biện pháp trấn áp kiên quyết.
Sau nhiều ngày lập các tổ công tác về cơ sở giải quyết vụ việc, ngày 1-3-2012, UBND huyện Phú Xuyên đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 12 công dân thôn Tư Sản có hành vi vi phạm Luật Đất đai. Việc sử dụng lực lượng cưỡng chế, giải tỏa có tính đến, nhưng chỉ tiến hành khi việc tuyên truyền, vận động không có kết quả.
Đồng chí Nguyễn Đình Thọ, Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy Phú Xuyên cho biết: Việc tuyên truyền, vận động nhân dân đã được tiến hành theo kế hoạch chặt chẽ trên cơ sở phát huy tối đa sức mạnh của các lực lượng trong hệ thống chính trị của huyện. Dưới sự chỉ đạo sát sao của Thành ủy, UBND thành phố Hà Nội, đồng chí Bí thư Huyện ủy Trương Thế Cầu đã thường xuyên về đối thoại với cán bộ, đảng viên và người dân hai thôn. Huyện ủy cũng chủ động mở lớp quán triệt Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) ở Đảng bộ xã Phú Túc (ngày 2-4-2012) trước cả lớp học của Đảng bộ huyện để tạo diễn đàn cho đảng viên trong Đảng bộ xã thảo luận, tạo thêm sự đồng thuận về phương pháp xử lý của Huyện ủy. Huyện thành lập tổ công tác, cùng với Đảng ủy, chính quyền xã Phú Túc đến từng hộ gia đình thôn Tư Sản để tuyên truyền, vận động. Trước các sự việc làm nóng tình hình, Huyện ủy họp bàn phương án giải quyết rồi tỏa về Phú Túc làm công tác vận động nhân dân ngay trong các đêm. Các đoàn thể trong huyện như tổ chức phụ nữ, cựu chiến binh, thanh niên... cũng cử tổ công tác, về phối hợp với đoàn thể cấp dưới của xã Phú Túc, đến từng nhà hội viên, đoàn viên làm công tác tuyên truyền. Nhiều gia đình thôn Tư Sản cố tình tránh mặt các tổ tuyên truyền nhưng cuối cùng vẫn phải tiếp đón và lắng nghe vì sự kiên trì bám nắm cả ngày lẫn đêm của các tổ công tác. Các đồng chí đảng viên tốt, các hội viên, đoàn viên tích cực của thôn Tư Sản cuối cùng cũng đã nhất trí với quan điểm giải quyết của Huyện ủy, UBND huyện Phú Xuyên.
Và khi quan điểm giải quyết của Huyện uỷ không giống quan điểm của Nhân Dân: tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tác phong sâu sát của bác Hồ sẽ được nghiêm chỉnh áp dụng bằng cách khác(!?) (Minh hoạ thêm bởi DLB)
Công tác cán bộ: Khâu quyết định
“Điểm nóng” Phú Túc diễn ra từ tháng 2-2012 nhưng sau hai tháng tích cực tuyên truyền, vận động vẫn chưa đạt được kết quả, thậm chí còn có thêm những diễn biến phức tạp, Huyện ủy Phú Xuyên nhận định: Để xảy ra tình trạng trên là do cán bộ chủ trì của xã Phú Túc có tư tưởng thiếu dứt khoát, không quyết đoán trong giải quyết tình hình. Thường vụ Huyện ủy đã tranh thủ ý kiến cấp trên, kiên quyết đình chỉ công tác đồng chí Bí thư và Phó bí thư thường trực Đảng ủy xã Phú Túc. Đồng chí Phạm Hải Hoa, Ủy viên thường vụ, Trưởng ban Dân vận Huyện ủy Phú Xuyên được chỉ định về làm Bí thư Đảng ủy xã Phú Túc. Đồng chí Đặng Văn Tý, Ủy viên thường vụ, Phó chủ tịch HĐND xã Phú Túc được chỉ định làm Phó bí thư Đảng ủy xã. Đây là hai đồng chí quán triệt và nhất trí cao với phương án giải quyết vụ việc đã được Thường vụ Huyện ủy thông qua.
Hiệp đồng tác chiến - công an, côn đồ, chó và Quân đội Nhân dân.
Vẫn theo đúng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tác phong sâu sát của bác Hồ (!?)
(Minh hoạ thêm của DLB)
Với tinh thần đó, Đảng ủy xã Phú Túc đã họp đầu tháng 4-2012, ra quyết định đình chỉ công tác đối với các ủy viên trong Ban chấp hành Chi bộ thôn Tư Sản vì các đồng chí này có biểu hiện theo đuôi quần chúng, không kiên quyết tiến hành các giải pháp do Đảng ủy xã đề ra. Đồng chí Đỗ Đức Soát, Đảng ủy viên, Bí thư Đoàn xã, là người thôn Tư Sản được chỉ định về kiêm giữ chức Bí thư Chi bộ thôn Tư Sản. Đồng chí Trần Huy, Phó chủ nhiệm HTX Phú Túc, được chỉ định làm Trưởng thôn Tư Sản.
Việc đình chỉ cán bộ, chỉ định các cán bộ mới về thay từ cấp xã đến cấp thôn đã giúp cho việc kịp thời ngăn chặn các tình huống có xu hướng leo thang phức tạp ở cả thôn Tư Sản và thôn Lưu Thượng. Đồng chí Bí thư Đảng ủy xã (mới) với kinh nghiệm của người làm công tác dân vận, đã có nhiều hình thức đối thoại trực tiếp, thẳng thắn với người dân hai thôn. Chi bộ thôn Tư Sản sau khi được củng cố đã phát huy tốt vai trò của các đảng viên gương mẫu, thực hiện “đến từng nhà, rà từng người” làm công tác tuyên truyền, vận động và cô lập các đối tượng ngoan cố. Dần dần, người dân Tư Sản nhận ra việc làm trái pháp luật của mình, người dân thôn Lưu Thượng cũng từ bỏ các hành vi gây mâu thuẫn và hoạt động khiếu nại vượt cấp.
Củng cố mối đoàn kết trong nhân dân
Đoàn kết, Đoàn kết, Đại đoàn kết (minh hoạ thêm bởi DLB)
Cùng với các hoạt động của tổ chức đảng và các đoàn thể quần chúng, UBND xã Phú Túc phối hợp với Trung tâm Trợ giúp pháp lý thuộc Sở Tư pháp Hà Nội tư vấn pháp luật cho người dân. 6 tổ công tác của xã đến từng gia đình ở thôn Tư Sản ký cam kết đồng ý chủ trương tự giải tỏa, bàn giao diện tích vi phạm cho UBND xã, không tham gia, cản trở. Đối với 12 trường hợp có quyết định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai tại thôn Tư Sản, UBND xã Phú Túc đã gặp từng trường hợp lấy ý kiến cam kết cá nhân tự nhận thấy lỗi sai phạm, bản thân và gia đình không tham gia, cản trở việc giải tỏa. Từ đó, người dân đã có chuyển biến về nhận thức, hiểu hơn những quy định của pháp luật, nhất là trong lĩnh vực đất đai và tố tụng hình sự… Điều quan trọng không chỉ là việc giải tỏa diện tích đất bị lấn chiếm trái phép mà còn là việc hóa giải mối hiềm khích giữa hai thôn. Ngày 15-5-2012, chi bộ thôn Tư Sản đã vận động những người dân tích cực tự nguyện đi phá dỡ các bờ bao được xây dựng nhằm phân giới diện tích lấn chiếm, bàn giao cho UBND xã Phú Túc. Các gia đình giữa hai thôn có mối quan hệ huyết thống hoặc thông gia, bằng hữu cũng được vận động sang thăm hỏi lẫn nhau để củng cố mối đoàn kết giữa hai thôn.
Đồng chí Lê Đại An, Phó chủ tịch UBND xã Phú Túc cho biết: Diện tích lúa mà người dân thôn Tư Sản cấy trái phép đã sắp cho thu hoạch, UBND xã đang tính toán để sử dụng số lúa trên đền bù cho các hộ dân thôn Lưu Thượng có đất bị lấn chiếm, số còn lại sẽ được bổ sung vào Quỹ vì người nghèo của xã, không khí đoàn kết, hữu nghị giữa hai thôn đang được củng cố ngày một tốt hơn.
Tại Hội nghị cán bộ toàn quốc sơ kết 1 năm thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đồng chí Hồ Quang Lợi, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội đã thông báo kết quả giải quyết vụ tranh chấp đất đai phức tạp ở Phú Túc và cho rằng: Thành công của Huyện ủy Phú Xuyên đã để lại nhiều bài học quý về công tác tư tưởng, công tác tổ chức – cán bộ, công tác dân vận trong giải quyết các“điểm nóng” về tranh chấp đất đai trong nhân dân hiện nay.
Đến giờ nay mà mấy ông qdnd còn đem hcm ra dạy đời, không có hcm thì VN đâu có ra nông nổi như ngày hôm này
HẪY TỈNH MAU QUAY SÚNG BẮN VÀO BỌN ĂN CƯỚP CHỨ ĐỪNG BẮN VÀO DÂN !
ĐÓ LÀ CÁCH CỨU MÌNH VÀ CỨU CẢ DÂN TỘC ĐẤY !
Với tinh thần đó, Đảng ủy xã Phú Túc đã họp đầu tháng 4-2012, ra quyết định đình chỉ công tác đối với các ủy viên trong Ban chấp hành Chi bộ thôn Tư Sản vì các đồng chí này có biểu hiện theo đuôi quần chúng, không kiên quyết tiến hành các giải pháp do Đảng ủy xã đề ra.
Biểu hiện "theo đuôi quần chúng" mà không kiên quyết tiến hành các quyết định của Đảng là xấu xa, đáng bị mất chức lắm . Haha!
Ai đời Quân Đội Nhân Dân ta, với lực lượng hùng hậu toàn là thanh niên trẻ, mới lớn và đông như thế mà cứ nhắm vào điểm " NÓNG" mà thụt vào thì dân ta chịu sao nổi nhỉ?.
Hai mẹ con Bà Lài đi không nổi, phải bò và bị lôi đi là đúng quá rồi!
Cái hay là bây giờ cán bộ toàn đọc Dân Làm Báo.
I miss DLB sometimes. you see.
John à Paris
-Hảy tìm tòi thông tin trên máy điện toán toàn cầu, kinh nghiệm của xã hội Lybia, sau khi Đại tá Gadaphi bị giết chết trước hầm cống.
-Người dân của sa mạc bắc phi còn đi đòi lại những cồn cát sa mạc. Còn đất đai tại Việt Nam đâu phải tầm thường, bao nhiêu đời ông cha để lại, bây giờ như thế ...
-Đúng vậy, bao nhiêu thời gian qua vẫn chưa nguôi hờn tủi. Lòng sục sôi căm hờn, đau đớn ê chề.
Kết quả là những người muốn giữ chức phải làm theo ý đảng mà mặc kệ ý dân, cứ thế và cứ thế sau 5-7 chục năm, chỉ còn những tay không (thèm) coi dân ra gì . Cái này từ xưa tới giờ đã là nguyên tắc bất di bất dịch của đảng CS rồi . Không tin ah, gương tày liếp ông Kim Ngọc còn đó .
Mịa thằng giặc già này có gì để mà học ??? Shitass
Khởi đầu là "tàu lạ" nay đến "bệnh lạ" và nay thì lại xãy ra cách hành sử "lạ".
Cách hành sử lạ lùng của cán bộ cs thật còn xa "lạ" với quốc tế!!!
Còn hơn cái lũ cướp ngày mặt mo
Đêm nằm chúng vẫn còn mơ
Ngày mai cưỡng..hiếp bà Lài còn ngon
Làm lính giữ đất biên cương
Cớ sao còn nhúng tay vô quần bà?
Tuyên truyền bị phản tuyên truyền.
Giỏi dân làm Báo làm điên cả đoàn .
Ai là người đã bị oan
Hãy xem DLB làm quan hoảng hồn .
Bộ đội là người nông thôn
Cớ sao đàn áp bà con của mình .
Dân Làm báo là niềm tin
Viết lên sự thật giữ gìn quê hương .
Những ai đã bị cùng đường
Đọc DLB diệt phường nhũng tham .
Ngày mai đất nước Việt Nam .
Không còn thấy bọn nhũng tham hại người ,
dân oan