Sáng nay (4/6), trong cuộc họp báo chung sau cuộc hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh cho biết, Việt Nam có nhu cầu mua vũ khí của Mỹ và mong nước này bỏ cấm vận vũ khí sát thương.
Trả lời câu hỏi của hãng AFP về "kế hoạch của Việt Nam đối với việc mua vũ khí Mỹ nếu Mỹ đồng ý bán, cũng như Việt Nam có tiếp tục cho phép gia tăng sự vào ra cảng của tàu quân sự Mỹ đến cảng Cam Ranh?", Bộ trưởng, Đại tướng Phùng Quang Thanh, cho biết hiện nay Mỹ mới bỏ cấm mua các loại trang bị sát thương với Việt Nam, còn các loại vũ khí sát thương chưa được dỡ bỏ cấm vận.
"Chúng tôi mong muốn Mỹ sẽ sớm bỏ lệnh cấm vận mua bán vũ khí sát thương vì mục đích bình thường hoá hoàn toàn quan hệ hai nước, vì lợi ích chung của hai nước. Nếu được dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương, chúng tôi có nhu cầu mua một số lại vũ khí trang bị trước hết để sửa chữa, bảo quản, nâng cấp các loại vũ khí chúng tôi thu được trong chiến tranh" - Bộ trưởng Phùng Quang Thanh nêu rõ.
Sau đó, theo Đại tướng Phùng Quang Thanh, nếu khả năng tài chính đất nước cho phép, Việt Nam sẽ từng bước hiện đại hóa quân đội và sẽ lựa chọn mua những loại trang bị vũ khí phù hợp yêu cầu hiện đại hóa quân đội của Việt Nam, giá cả cạnh tranh.
Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cũng bày tỏ sự hoan nghênh việc tàu hậu cần, kỹ thuật của Mỹ tiếp tục đến sữa chữa ở các cảng thương mại của Việt Nam.
"Việt Nam có lợi thế các cơ sở sửa chữa, sản xuất tàu biển, kể cả tàu hậu cần, kỹ thuật của quân đội Mỹ, thợ của chúng tôi lành nghề cao, tay nghề tốt, chăm chỉ, giá cả cạnh tranh, để tăng cường hợp tác quốc phòng song phương đồng thời tạo công ăn việc làm cho công nhân của phía Việt Nam" - Bộ trưởng Phùng Quang Thanh nói.
Tàu vận tải USNS Richard E.Byrd của hải quân Mỹ đang neo đậu sửa chữa tại cảng Cam Ranh - Ảnh: VNE
Trong phát biểu đầu tiên tại cuộc họp báo, Bộ trưởng Mỹ Leon Panetta bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc sự đón tiếp của Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cũng như việc tạo cơ hội cho ông thăm vịnh Cam Ranh.
"Đó là cuộc viếng thăm đầu tiên của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đến cảng kể từ sau chiến tranh. Chuyến thăm tạo cơ hội cho tôi thăm một tàu Mỹ đang sửa chữa ở vịnh do một doanh nghiệp của Việt Nam, cảm ơn mức độ hợp tác của hai bên, sự hợp tác của Việt Nam dành cho tàu đó" - ông Panetta nêu rõ.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho rằng: "Cam Ranh là vịnh quan trọng. Nếu Việt Nam trong quá trình cải tạo có nhu cầu hỗ trợ, giúp đỡ thì Mỹ sẵn sàng".
Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cho biết, tại cuộc hội đàm, hai bên đã trao đổi thẳng thắn, cởi mở vấn đề hai bên cùng quan tâm, về hợp tác quốc phòng song phương giữa Bộ Quốc phòng hai nước.
Bộ trưởng Panetta đến thăm tàu USNS Richard E.Byrd đang neo đậu sửa chữa ở Cam Ranh - Ảnh: AP
Hai bên tập trung trao đổi tìm biện pháp thúc đẩy thực hiện bản ghi nhớ hợp tác quốc phòng song phương mà bộ quốc phòng hai nước ký năm ngoái. Trong đó có một số lĩnh vực như tiếp tục đối thoại song phương cấp cao giữa bộ quốc phòng hai nước, hợp tác lĩnh vực trong tìm kiếm cứu nạn, lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ, hợp tác lĩnh vực quân y, hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa thiên tai.
Đại tướng Phùng Quang Thanh cho biết, ông đã trao cho Bộ trưởng Panetta 3 bức thư, những kỷ vật của lính Mỹ trong chiến tranh ở Việt Nam.
Hai bên cũng tiếp tục hợp tác trong rà phá bom mìn sót lại trong chiến tranh, Mỹ hỗ trợ giúp thông tin và trang thiết bị rà phá bom mìn giúp Việt Nam, hợp tác tẩy độc chất đọc da cam tồn lưu ở một số sân bay, khu vực trước đây Mỹ sử dụng trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam" - Tướng Thanh nói.
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh trao các bức thư của một lính Mỹ cho ông Panetta.
"Tóm lại chúng tôi hợp tác trên 3 lĩnh vực hợp tác chính: trong khuổn khổ bản ghi nhớ hợp tác quốc phong song phương hai nước ký, về lĩnh vực an ninh phi truyền thống, khắc phục hậu quả chiến tranh, hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thảm họa" - Bộ trưởng Phùng Quang Thanh nhấn mạnh và cho biết hai bên nhận thấy tiềm năng, dư địa hợp tác còn lớn.
Tại cuộc báo, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cũng nêu rõ: "Hợp tác quốc phòng song phương tăng cường hiểu biết, tăng cường tin cậy phù hợp quan hệ chung hai nước, với tinh thần tôn trọng độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của nhau, đôi bên cùng có lợi, đôi bên cùng hợp tác, phát triển ở khu vực, đóng góp cho thế giới, không làm phương hại an ninh của các nước láng giềng và các nước khác".
Bộ trưởng Panetta tán đồng: "Mỹ có mục đích muốn thúc đẩy chính những điều như Bộ trưởng Thanh đã đề cập là độc lập, chủ quyền của các nước trong khu vực. Đó chính là phục vụ lợi ích của sự ổn định".
"Chắc chắn rằng chúng ta sẽ có sự ổn định nếu có một Việt Nam hùng mạnh hay Indonesia hùng mạnh, Philippines hùng mạnh và các nước trong khu vực hùng mạnh. Sự mất ổn định diễn ra nếu khu vực chỉ có nhóm những nước yếu, trong khi Mỹ và Trung Quốc là cường quốc trong khu vực. Vấn đề trọng yếu là để có tương lai ổn định, thịnh vượng, nhân dân các nước trong khu vực sống tốt đẹp thì điều quan trọng phải bảo đảm làm sao các nước có thể phát triển năng lực, kinh tế, thương mại. Điều đó sẽ đem các nước xích lại với nhau chứ không phải đẩy nhau cách xa. Đó là mục đích của Mỹ và là lý do vì sao tôi có mặt ở Việt Nam" - Ông Panetta nêu rõ.
(Theo NLĐ)
Là người dân Việt, chúng tôi không lạ gì bộ mặt chúng nó. Hãy thận trọng!
Chắc là Tàu cộng có phần thưởng đấy ! Ráng lên, Phùng Quang Thanh. Tàu cộng không tiếc tiền thưởng đâu.
Người dân Việt Nam đã phản tỉnh từ lâu!?. Và có câu thần chú, cũng là lá bùa hộ mệnh khi gặp nạn tai,hay vấn nạn Mất Nước,mất quyền sống làm người Việt Nam,thì đọc CÂU thần chú này lên :
" MỸ CỘNG & VIỆT CỘNG BẮT TAY!
HAI THẰNG ĐỐI TÁC...VIỆT NAM ĂN MÀY...!"
Để cùng nhau cảnh tỉnh...Và cùng nhau đứng lên từ nơi té ngả của,để đủ sức vượt qua cuộc hành trình Tự-Do!!!Hãy còn lắm chông gai.
CSVN sữa tàu cho Mỹ, biết gì về tàu chiến, có sản xuất được chiếc tàu chiến nào chưa mà ra vẻ...lại mỵ dân rồi! Làm gia công, tất cả phụ tùng, kỷ thuật đều do Mỹ cấp. Chỉ qua là cái cớ để Mỷ có tàu hiện diện ở Cam Ranh.
Kẻ chiến thắng sống nhờ kẻ chiến bại. Đúng là Tư Bản phải nuôi sống CS, nếu không chúng chỉ là một động vật hiếm sắp tuyệt chủng!
Còn sữa tàu thì sory.Tháy máy tay làm gỏng máy móc
Xin các chiến hữu coi lại vụ này