4.6.12

Việt Nam là 'cơ hội trọng yếu' cho Mỹ



BBC - BBC Tiếng Việt điểm qua một số góc nhìn trên báo Mỹ và Anh về chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta được cho là 'mang tính biểu tượng' tới Vịnh Cam Ranh và Hà Nội.



Washington Post:

Tờ báo Mỹ hôm 3/6 cho rằng với Chính quyền Obama vốn đang có kế hoạch định hướng lại chính sách ngoại giao và quân sự về phía châu Á, Việt Nam 'đang đem lại một cơ hội trọng yếu' (key opportunity).

Blog của William Wan trên trang mạng của báo cùng ngày, theo giờ Mỹ, cũng ghi nhận "có những dấu hiệu Việt Nam có thể đã chín muồi cho một sự dàn xếp như vậy trong các năm tới, vì từ 2003, đã có 20 tàu của Hải quân Mỹ được phép cập vào Việt Nam".

"Dù Trung Quốc nỗ lực từ lâu nhằm thắt chặt quan hệ với chính quyền cộng sản tại Việt Nam, các nhà lãnh đạo Hà Nội ngày càng quay đi phía khác tìm các đối tác mới, và điều ghi nhận rõ là với Hoa Kỳ," tác giả William Wan viết.

Bài cũng trích lời ông Ernie Bower, một chuyên gia về Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (Center for Strategic and International Studies) ở Washington nói về Việt Nam:

“Đây là quốc gia có tư duy rõ về chiến lược với Trung Quốc, và về vị trí của mình ở châu Á,"

"Việt Nam hóa ra lại là một trong số nước nói thẳng nhất. Họ thấy thế nào thì nói thế khi bàn về Trung Quốc, và đây là điều hấp dẫn người Mỹ."
"Chúng ta cần xây đắp một quan hệ đối tác mạnh mẽ giữa hai nước để nhìn tới tương lai"
Bộ trưởng Leon Panetta
Ông Leon Panetta nhắc đến cuộc chiến Việt Nam và nhu cầu nhìn tới tương lai

American Forces Press Service:

Trang web của Quân lực Hoa Kỳ có phóng viên Jim Garamone đi cùng Bộ trưởng Leon Panetta tới Vịnh Cam Ranh thì nhắc nhiều hơn đến khía cạnh lịch sử của chuyến đi.

Ông Leon Panetta, người mang hàm trung úy quân báo thời gian Mỹ tham chiến ở Việt Nam đã có nhiều bạn cùng học hy sinh tại chiến trường này dù ông không phục vụ tại Việt Nam, và chuyến thăm đến Cam Ranh là dịp để ông nhắc lại sự hy sinh:

"Chúng ta đều nhớ tới máu hai bên đã đổ xuống bởi mọi bên của cuộc chiến - bởi người Mỹ và người Việt Nam,"

Nhưng ông nói dù có nhiều câu hỏi vì sao lại có cuộc chiến đó, điều cần làm là từ những hy sinh đấy, "chúng ta xây đắp một quan hệ đối tác mạnh mẽ giữa hai nước để nhìn tới tương lai".

Gửi thông điệp đến cả nước chủ nhà Việt Nam, ông Panetta được trích lời trong bản tin của Quân lực Hoa Kỳ nói rằng "Chúng ta có thể không chỉ bắt đầu hàn gắn vết thương của quá khứ mà cần xây dựng một tương lai tốt hơn cho nhân dân mọi nước ở vùng châu Á - Thái Bình Dương".

Navy Times:

Trang web của Hải quân Hoa Kỳ thì nhấn mạnh đến điều họ cho là Ngũ Giác Đài đang tìm cơ hội xây dựng các cơ sở quân sự với các quốc gia đối tác ở trong vùng châu Á - Thái Bình Dương.

Trang này nhắc lời ông Panetta nói điều quan trọng là "bảo vệ được các quyền hàng hải chủ yếu cho mọi quốc gia ở Biển Đông và nơi khác".

Báo chí của quân đội Mỹ cũng nhắc ông Panetta là quan chức Hoa Kỳ cao cấp nhất tới Vịnh Cam Ranh từ hàng chục năm qua.

Hồi năm 1966, Tổng thống Lyndon Johnson đã bay vào Vịnh Cam Ranh để thăm quân Mỹ và gặp gỡ giới chức Việt Nam Cộng hòa.

Financial Times:

Tờ báo Anh chú ý rộng hơn đến bối cảnh của chuyến thăm mà Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ tới Việt Nam sau khi đọc diễn văn và hội đàm tại Singapore.

Bài báo nhắc đến tranh chấp quanh bãi cạn Scarborough giữa Philippines và Trung Quốc và ghi nhận ông Panetta đã hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Philippine, ông Voltaire Gazmin tại Singapore.

Nhưng Financial Times đã phỏng vấn và được ông Panetta cho biết rằng theo quan điểm của Hoa Kỳ, "các nước tại biển Nam Trung Hoa phải tự giải quyết với nhau các cuộc tranh chấp".

Ông nói: "Điều tối quan trọng là cả Trung Quốc và các nước ASEAN xây dựng được bộ quy tắc ứng xử nhằm giúp giải quyết các vấn đề này,"

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nói "sẽ không thể đủ nếu Hoa Kỳ cứ xông tới nhằm cố gắng giải quyết các vấn đề đ́ó".


http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2012/06/120603_press_views_panetta_vn.shtml

9 Ý kiến:

Lưu Ý :



- Những phản hồi sử dụng "Nặc danh/Ẩn danh"sẽ không được xuất hiện. Các bạn có thể chọn một nickname cho mình khi phản hồi bằng cách sử dụng các chức năng : "Tên/Url", hoặc bằng tài khoản Google


- Nếu nội dung phản hồi quá dài sẽ bị máy chủ BlogSpot hiểu lầm là Spam (không cho hiện lên), xin bạn vui lòng chia nội dung thành nhiều phần, hoặc chờ Dân Làm Báo cho xuất hiện lại phản hồi 


- Phản hồi sẽ bị xóa nếu : viết chữ Việt không dấu, hoặc sử dụng quá nhiều chữ IN HOA 
  1. Nếu Mỹ và Việt nam hợp tác với nhau một cách toàn diện thì đó là một điều may mắn cho chúng ta , hy vọng chính phủ nắm bắt được cư hội tốt này
    Trả lời
  2. Mỹ thật lịch sự, tế nhị và tự hạ mình với VN, nhưng như thế VN lại đứng trước một tình thế khó xử.
    Từ chối Mỹ lần này, VN sẽ bị thế giới tự do dân chủ ở phương Tây nhìn VN bằng cái nhìn thiếu thiện cảm. Không chỉ có thế, các nước ĐNÁ đang tranh chấp biển Đông với TQ sẽ ác cảm với VN. Đó là cái khó cho chính quyền CSVN.
    Việt Nam từ chối Mỹ lần này đồng nghĩa với việc VN tự tuyên bố với thế giới rằng VN đã trở thành một Bắc Triều Tiên thứ 2. 
    Để xem cách VN "chọn bạn mà chơi" như thế nào nhé!
    Trả lời
  3. Đúng vậy, với tình hình cấp bách như hiện nay, VN không thể trả lời:"chờ chúng tôi ngâm cứu". Nhưng nếu từ chối Mỹ, sẽ lộ hàng chiến lược "2 mang" của chính quyền CSVN. 
    Là nạn nhân bị lấn đất, bị cướp biển, VN không thể nói: chúng tôi theo đường lối "trung lập".... 
    Chúng ta đang được xem một cuộc đấu trí vô cùng thú vị.
    Trả lời
  4. Sung sướng quá! Khoái quá! cho tớ "nổ" một chút.


    Một năm về trước tớ chẳng thèm quan tâm tới việc nước non làm gì cho mệt, đã có người khác lo rồi, mình phải để tâm đến việc trau dzồi kinh sử và kiếm tiền trước đã.
    Thế mà không hiểu taị sao, càng ngày tớ lại càng lún sâu vào vận mạng hiểm nguy của tổ quốc thân yêu?...
    Bài báo này đã nói lên sự suy nghĩ và tính toán sách lược của MỸ cho VN. Tớ nói "ứ" có sai. 
    Nó cũng là những suy nghĩ trăn trở của tớ trong các bình luận gần đây trên trang DLB.
    Tớ làm việc cho MỸ mà! Mỗi tháng lĩnh được thùng mì tôm cứu đói... kiếp sinh viên.
    Trả lời
  5. Đây có thể xem như là 1 chuyến viếng thăm lịch sử. Mang tính lịch sử vì chuyến viếng thăm là tiền đề là cơ hội hoặc mở ra cho VN 1 tương lai tươi sáng, bảo vệ toàn vẹn bờ cõi thoát thời kỳ nô dịch cho Trung Cộng hoặc tiếp tục là 1 đất nước mất dân chủ, đối mặt với nguy cơ mất nước nghèo đói tham những, tiếp tục trở thành chư hấu của Tàu cộng .
    Nhìn thực trạng VN và bộ mặt của bè lũ nhà cầm quyền VN hiện nay e khó có hy vọng gì cho tương lai dân tộc !
    Trả lời
  6. đây có thể là lân thứ 4 hoa kỳ một lần nữa kiên nhẩn giơ tay cho chính thể cộng sản vn bắt lấy,nếu họ cố tình bỏ lỡ lần này,100% họ chính là bè lũ bán nước.
    cá nhân tôi chân thành gởi đến ngài bộ trượng quân lực hoa kỳ,và ông thương nghi sỉ mac caln (có thể tôi viết chưa đúng tên ông thượng nghị sỉ),ngàn lời cảm ơn chân thành nhất của một công dân vn,một cựu binh sỉ vnch,về những thạnh tình mà nước hoa kỳ đang hướng đến cho dân tộc và tổ quốc vn,và tôi tin rằng,hoa kỳ sẽ là đồng minh của vn,giúp các nước đông nam á,chặng đứng lòng tham bành trướng bá quyền của bè lũ tàu cộng bắc kinh,xin gởi đến các ngài và chính phủ hoa kỳ ngàn lời cảm ơn./.
    Trả lời
  7. Với sự khôn khéo của bọn Tàu khựa, mọi thứ cũng sẽ khó chắc chắn với mấy Ông Hoa Kỳ này lắm. 
    Trước 1975 người Mỹ đã bỏ miền Nam Vietnam vì Tàu khựa cấp phép cho Coca Cola tự do vào thị trường 1 tỷ dân.
    Hiện tại, ngành công nghiệp ô-tô của Hoa kỳ đang sa sút. Ngộ nhỡ 02 lão Giang-Hồ lại thảy ra miếng bánh "cho phép GM Chevrolet độc quyền tại đất nước 1,2 tỷ dân" thì... Việt Nam mình chổng vó.


    Nhưng khi ai đó hỏi tôi chọn Trung Hoa hay Hoa Kỳ. Câu trả lời 100% Hoa kỳ.
    Trả lời
  8. Nhất trí với sự lựa chọn của bạn Người Mù Mờ vì những lý do sau:
    1) Trước đây người Mỹ thấy dân Miền Nam biểu tình chống Mỹ dữ quá, lại thêm biểu tình ở trong nước Mỹ (do sự tuyên truyền tinh vi của VC), nên bỏ Miền Nam để cho người VN thấm đòn CS cho biết mùi rồi mới quay lại.
    2) Trong lịch sử, chưa thấy Mỹ chiếm 1 cm2 đất của nước nào, không như bọn Tàu chiếm Hoàng Sa và lấn đến tận thác Bản Giốc của VN.
    3) Cũng trong lịch sử, nước nào bị Mỹ chiếm đóng thì sau đó đều trở thành nước tự do dân chủ ( Hàn quốc, Nhật Bản, Phi Luật Tân ...).
    Trả lời
  9. VN cần mua vũ khí hiện đại nhất của Đế Quốc Mỹ để CHỆT HÁN có thể dùng "gậy ông đập lưng ông"
    Trả lời

Không có nhận xét nào: