Đơn hàng dệt may sang Châu Âu giảm 20%; Thê thảm vì chi phí tăng, lãi suất ngân hàng cao, tín dụng bị siết, doanh nghiệp phải bán tháo trả nợ...
Xuất khẩu hàng dệt may, thuỷ sản sang châu Âu tiếp tục suy giảm... Đơn hàng xuất khẩu dệt may từ Châu Âu đã giảm 20%... Tháng 5-2012 là tháng thứ 3 liên tục tăng trưởng xuất khẩu bi quan... Và hối suất đồng Euro và đồng VN bất lợi... Trong khi báo Sài Gòn Tiếp Thị báo nguy về ngành dệt may VN, thì báo Tiền Phong cho biết 40% doanh nghiệp xuất khẩu cá tra đã lặng lẽ biến mất.
Báo Sài Gòn Tiếp Thị ghi lời ông Phạm Xuân Hồng, phó chủ tịch hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) nhận xét về hàng dệt may sẽ còn thê thảm qua tận năm tới: “Tình hình sụt giảm đơn hàng dệt may xuất sang châu Âu vẫn chưa có chiều hướng cải thiện, và có thể còn khó đến giữa năm 2013.”
Ông Hồng nói, nhiều doanh nghiệp khác đang tham gia xuất khẩu hàng may mặc, thuỷ hải sản sang châu Âu (EU) cũng rất lo lắng…
Do vậy, tăng trưởng xuất khẩu của ngành dệt may không đạt như kỳ vọng...
Tháng 5 là tháng thứ ba liên tiếp tăng trưởng xuất khẩu của ngành dệt may không đạt như kỳ vọng, do lượng đặt hàng từ các thị trường chính – trong đó có EU vẫn trong xu thế giảm. Cụ thể, thống kê nửa đầu tháng 5.2012 kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may qua thị trường EU chỉ đạt 617 triệu USD, giảm 2,7% so với nửa cuối tháng 4.
Báo SGTT cũng ghi lời ông Phạm Xuân Hồng cho biết, doanh nghiệp đang phải chịu áp lực từ lượng hàng xuất khẩu giảm, tỷ giá đồng EUR so với USD và đồng tiền Việt Nam đều giảm; và chi phí đầu vào sản xuất từ trong nước lại tăng giá. “Ba gọng kìm này đang đẩy doanh nghiệp vào thế bí, có cố gắng xoay trở kiếm hợp đồng, cũng không tìm đâu ra lợi nhuận”, ông Hồng nói. Theo thống kê từ Vitas, đơn hàng xuất khẩu từ châu Âu đã giảm trên 20%.
Trong khi đó, báo Tiền Phong ghi nhận rằng hôm Thứ Tư, đại diện các Bộ NN&PTNT, Tài chính, Ngân hàng phát triển và Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (Vasep) họp kín bàn biện pháp cứu ngành sản xuất cá tra.
Bản tin cho biết, tuy xuất khẩu tăng về trị giá nhưng lợi nhuận đã giảm và “40% doanh nghiệp đã rời thị trường.”
Báo Tiền Phong ghi theo số liệu của Vasep, cho thấy:
“...năm tháng đầu năm 2012, xuất khẩu thủy sản đạt hơn 2,3 tỷ USD, tăng hơn 11% so cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, hiện ngành thủy sản gặp rất nhiều khó khăn về nguyên liệu, vốn, thị trường, tính cạnh tranh, lợi nhuận giảm. Trong quý I năm nay, số DN tham gia xuất khẩu thủy sản giảm 330, chỉ còn hơn 470 DN, giảm hơn 40% so cùng kỳ năm ngoái.”
Đặc biệt là thị trường Liên Âu (EU), nơi lớn nhất trước giờ tiêu thụ thủy sản Việt, thì:
“Xuất khẩu sang EU, thị trường lớn nhất trong số 130 thị trường tiêu thụ thủy sản Việt Nam đã giảm 7,9 % so cùng kỳ năm ngoái. Tỷ trọng xuất khẩu thủy sản sang thị trường này cũng giảm gần 5% (còn 19,7%).”
Một lý do thê thảm cũng vì ngân hàng và chính sách tiền tệ.
Báo Tiền Phong đã phỏng vấn ông Dương Ngọc Minh, Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc Cty CP Hùng Vương, Phó chủ tịch Vasep, và được cho biết, do việc thắt chặt tín dụng, lãi suất bị đẩy lên cao. Do vậy, các DN buộc phải bán tháo nguyên liệu dưới giá thành, lấy tiền trả nợ ngân hàng, tránh quá hạn.
Ông Minh nói, "Con cá tra Việt Nam VN chết vì chính sách tiền tệ. Lãi suất, chi phí 6 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm ngoái đội lên gấp đôi. Chẳng hạn lãi 6 tháng đầu năm ngoái ở biên độ 12-13%, nhưng 6 tháng đầu năm nay đã nhảy lên 19-20%, cùng với thuế môi trường, xăng dầu, điện, chi phí lao động tăng lên... Như vậy, chi phí tăng, đồng vốn bơm ra không đủ, nên DN nào lệ thuộc vốn vay của ngân hàng thì chắc chết luôn".
Bản tin ghi rằng, theo Vasep, hiện chỉ có khoảng 30% số nhà máy chế biến thủy sản tôm và cá hoạt động được 70% công suất trở lên, 30% còn lại hoạt động chưa đến 50% công suất, 20% hoạt động chưa đến 30% công suất/ngày, 20% còn lại gần không như không hoạt động...
Xuất khẩu hàng dệt may, thuỷ sản sang châu Âu tiếp tục suy giảm... Đơn hàng xuất khẩu dệt may từ Châu Âu đã giảm 20%... Tháng 5-2012 là tháng thứ 3 liên tục tăng trưởng xuất khẩu bi quan... Và hối suất đồng Euro và đồng VN bất lợi... Trong khi báo Sài Gòn Tiếp Thị báo nguy về ngành dệt may VN, thì báo Tiền Phong cho biết 40% doanh nghiệp xuất khẩu cá tra đã lặng lẽ biến mất.
Báo Sài Gòn Tiếp Thị ghi lời ông Phạm Xuân Hồng, phó chủ tịch hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) nhận xét về hàng dệt may sẽ còn thê thảm qua tận năm tới: “Tình hình sụt giảm đơn hàng dệt may xuất sang châu Âu vẫn chưa có chiều hướng cải thiện, và có thể còn khó đến giữa năm 2013.”
Ông Hồng nói, nhiều doanh nghiệp khác đang tham gia xuất khẩu hàng may mặc, thuỷ hải sản sang châu Âu (EU) cũng rất lo lắng…
Do vậy, tăng trưởng xuất khẩu của ngành dệt may không đạt như kỳ vọng...
Tháng 5 là tháng thứ ba liên tiếp tăng trưởng xuất khẩu của ngành dệt may không đạt như kỳ vọng, do lượng đặt hàng từ các thị trường chính – trong đó có EU vẫn trong xu thế giảm. Cụ thể, thống kê nửa đầu tháng 5.2012 kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may qua thị trường EU chỉ đạt 617 triệu USD, giảm 2,7% so với nửa cuối tháng 4.
Báo SGTT cũng ghi lời ông Phạm Xuân Hồng cho biết, doanh nghiệp đang phải chịu áp lực từ lượng hàng xuất khẩu giảm, tỷ giá đồng EUR so với USD và đồng tiền Việt Nam đều giảm; và chi phí đầu vào sản xuất từ trong nước lại tăng giá. “Ba gọng kìm này đang đẩy doanh nghiệp vào thế bí, có cố gắng xoay trở kiếm hợp đồng, cũng không tìm đâu ra lợi nhuận”, ông Hồng nói. Theo thống kê từ Vitas, đơn hàng xuất khẩu từ châu Âu đã giảm trên 20%.
Trong khi đó, báo Tiền Phong ghi nhận rằng hôm Thứ Tư, đại diện các Bộ NN&PTNT, Tài chính, Ngân hàng phát triển và Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (Vasep) họp kín bàn biện pháp cứu ngành sản xuất cá tra.
Bản tin cho biết, tuy xuất khẩu tăng về trị giá nhưng lợi nhuận đã giảm và “40% doanh nghiệp đã rời thị trường.”
Báo Tiền Phong ghi theo số liệu của Vasep, cho thấy:
“...năm tháng đầu năm 2012, xuất khẩu thủy sản đạt hơn 2,3 tỷ USD, tăng hơn 11% so cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, hiện ngành thủy sản gặp rất nhiều khó khăn về nguyên liệu, vốn, thị trường, tính cạnh tranh, lợi nhuận giảm. Trong quý I năm nay, số DN tham gia xuất khẩu thủy sản giảm 330, chỉ còn hơn 470 DN, giảm hơn 40% so cùng kỳ năm ngoái.”
Đặc biệt là thị trường Liên Âu (EU), nơi lớn nhất trước giờ tiêu thụ thủy sản Việt, thì:
“Xuất khẩu sang EU, thị trường lớn nhất trong số 130 thị trường tiêu thụ thủy sản Việt Nam đã giảm 7,9 % so cùng kỳ năm ngoái. Tỷ trọng xuất khẩu thủy sản sang thị trường này cũng giảm gần 5% (còn 19,7%).”
Một lý do thê thảm cũng vì ngân hàng và chính sách tiền tệ.
Báo Tiền Phong đã phỏng vấn ông Dương Ngọc Minh, Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc Cty CP Hùng Vương, Phó chủ tịch Vasep, và được cho biết, do việc thắt chặt tín dụng, lãi suất bị đẩy lên cao. Do vậy, các DN buộc phải bán tháo nguyên liệu dưới giá thành, lấy tiền trả nợ ngân hàng, tránh quá hạn.
Ông Minh nói, "Con cá tra Việt Nam VN chết vì chính sách tiền tệ. Lãi suất, chi phí 6 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm ngoái đội lên gấp đôi. Chẳng hạn lãi 6 tháng đầu năm ngoái ở biên độ 12-13%, nhưng 6 tháng đầu năm nay đã nhảy lên 19-20%, cùng với thuế môi trường, xăng dầu, điện, chi phí lao động tăng lên... Như vậy, chi phí tăng, đồng vốn bơm ra không đủ, nên DN nào lệ thuộc vốn vay của ngân hàng thì chắc chết luôn".
Bản tin ghi rằng, theo Vasep, hiện chỉ có khoảng 30% số nhà máy chế biến thủy sản tôm và cá hoạt động được 70% công suất trở lên, 30% còn lại hoạt động chưa đến 50% công suất, 20% hoạt động chưa đến 30% công suất/ngày, 20% còn lại gần không như không hoạt động...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét