Cuộc biểu tình ngày 1/7 ở Việt Nam
Nhân Khánh, thông tín viên RFA
2012-07-01
Sáng ngày 1 tháng 7, hàng loạt các cuộc xuống đường đã xuất hiện ở Sài Gòn, Hà Nội và Huế.
Các sự việc này đã diễn ra như thế nào?
Thông tín viên Nhân Khánh có bài tường trình sau. Mời quý vị theo dõi.
Tại Saigon
Để ghi nhận về diễn biến của các cuộc biểu tình đang diễn ra nhiều nơi trên cả nước, chúng tôi có cuộc phỏng vấn cùng nhà báo độc lập Nguyễn Khắc Toàn, một cựu quân nhân đang sống tại Hà Nội. Chúng tôi được ông Toàn cho biết:“Trước hết tôi phải nói là một số những nhà đấu tranh, đối kháng có tên tuổi; có lập trường chính trị về dân chủ hóa đất nước, cũng như là chống Trung Quốc xâm lược như chúng tôi thì đã bị đặt chốt canh gác rất chặt chẽ. Chốt từ 5 giờ sáng. Tuy nhiên qua một số anh em, chị em bạn bè gọi điện thoại đến. Và những người khác đã vượt được vòng vây, do cải trang lọt được vào nhà tôi.
Từ Sài Gòn gọi điện ra cho tôi biết, Sài Gòn vẫn nổ ra các cuộc biểu tình. Nhiều người tuần hành chung quanh các đường phố ở trung tâm quận 1, ở gần nhà thờ Đức Bà. Nhưng họ không làm sao tiến sát vào Tổng lãnh sự Trung Quốc đặt trên đường Nguyễn Thị Minh Khai.
Tham gia đoàn biểu tình thì có rất nhiều thanh niên, sinh viên và trí thức; những cư dân trên mạng, những người từng tham gia các cuộc biểu tình lần thứ 1, lần thứ 2 vào năm ngoái.Nhà báo Nguyễn Khắc Toàn
Tham gia đoàn biểu tình thì có rất nhiều thanh niên, sinh viên và trí thức; những cư dân trên mạng, những người từng tham gia các cuộc biểu tình lần thứ 1, lần thứ 2 vào năm ngoái. Cuộc biểu tình lần này ở Sài Gòn thì số lượng không lớn bằng năm ngoái, có chừng khoảng từ 300 – 350 người.
Trong đoàn biểu tình, theo các nguồn tin từ trong Sài Gòn và những video clip lần lượt được công bố gởi cho chúng tôi thì tôi thấy đã xuất hiện như ông Lê Hiếu Đằng, nguyên phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc thành phố Hồ Chí Minh; người có 2 quốc tịch Việt Nam và Pháp là Hồ Cương Quyết cũng đã tham gia đoàn biểu tình. Họ xuống đường bằng những biểu ngữ rất là lớn, bằng tiếng Việt và tiếng Anh: chống Trung Quốc xâm lược, lên án Trung Quốc gây hấn.v.v... Ngoài ra, chúng tôi còn thấy ông Huỳnh Tấn Mẫm, cựu tù chính trị dưới thời Việt Nam Cộng Hòa; giáo sư Tương Lai, một trí thức xã hội chủ nghĩa. Và rất nhiều các nhân vật có tên tuổi khác.
Bên cạnh đó thì giới trẻ, giới sinh viên; họ đi trên vỉa hè rất là trật tự và hô vang các khẩu hiệu: “Trường Sa – Hoàng Sa là của Việt Nam”, “Đả đảo Trung Quốc xâm lược”.v.v. Đến hiện nay, cuộc biểu tình vẫn đang tiếp tục ở Sài Gòn.”
Ở Hà Nội
Về tình hình biểu tình ở Hà Nội, ông Nguyễn Khắc Toàn cũng cho biết một số nét chính như sau:“Ở Sài Gòn có thuận lợi là trời nắng không mưa. Riêng tại Hà Nội thì đêm hôm qua, cho đến lúc 7 – 8 giờ sáng trời vẫn rất mưa. Nhưng mà nhân dân vẫn xuống đường biểu tình khá đông đảo. Đoàn biểu tình tụ tập, xuất phát từ chân tượng đài Lý Thái Tổ bên kia Bờ Hồ. Có cụ bà Lê Hiền Đức, cựu chiến binh Nguyễn Tường Thụy, có nghệ sỹ violon đường phố Tạ Chí Hải, cựu nhà báo Dương Thị Xuân, có bác sỹ Phạm Hồng Sơn và rất nhiều những người khác. Số lượng biểu tình ở Hà Nội lần này thì không được đông. Chừng độ khoảng trên dưới 200 người thôi.
Như vậy là dưới trời mưa và cả sự cản phá của công an cũng không ngăn cản được nhân dân xuống đường biểu tình chống Trung Quốc xâm lược, khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam.Nhà báo Nguyễn Khắc Toàn
Như vậy là dưới trời mưa và cả sự cản phá của công an cũng không ngăn cản được nhân dân xuống đường biểu tình chống Trung Quốc xâm lược, khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
Hiện nay đoàn biểu tình đang diễu hành trên các đường phố Hàng Bông, Hàng Khay, Tràng Thi và xung quanh Bờ Hồ. Và một điều không thể không nhắc đến là chị Bùi Thị Minh Hằng, ở Sài Gòn, đã bị công an bắt giữ, áp tải.”
Ngoài trường hợp bà Bùi Thị Minh Hằng bị công an bắt giữ lúc 5 giờ 30 sáng tại ga Hòa Hưng, còn ông Nguyễn Chí Đức, một đảng viên cộng sản từ Hà Nội vào Sài Gòn trước để cùng với các bạn tuần hành yêu nước, cũng bị công an bắt giữ. Ông Đức là người từng bị một đại úy công an tên là Minh đạp vào mặt, sự việc này được ghi nhận trong một tấm hình nổi tiếng hồi năm ngoái. Chúng tôi còn ghi nhận được các trường hợp bị công an mời làm việc như chị Huỳnh Thục Vy, anh Huỳnh Trọng Hiếu, cô Trịnh Kim Tiến, anh Trần Hoài Bão.
Và cả Huế
Ở các địa phương khác, ông Nguyễn Khắc Toàn cũng cho biết:“Đặc biệt ở Huế, hưởng ứng lời kêu gọi của đại lão Tăng Thống Thích Quảng Độ, rất nhiều tăng sỹ, tu sỹ Phật giáo Việt nam Thống nhất đã dẫn đầu cuộc biểu tình. Nhưng họ đã bị công an ở Huế ngăn chặn, đàn áp, bắt giữ rất thô bạo.”
So với những lần xuống đường trước đây, điểm mới trong lần biểu tình này là người dân ở các thành phố lớn muốn bày tỏ sự ủng hộ về những mặt tích cực của Luật Biển Việt Nam mà Quốc hội vừa thông qua ngày 21/6. Liên quan vấn đề này, chúng tôi có cuộc trao đổi cùng nhà báo Trương Minh Đức, một nhà bất đồng chính kiến vừa mới ra tù, hiện đang sống tại Bình Phước. Chúng tôi được ông Đức cho biết:
Đặc biệt ở Huế, hưởng ứng lời kêu gọi của đại lão Tăng Thống Thích Quảng Độ, rất nhiều tăng sỹ, tu sỹ Phật giáo Việt nam Thống nhất đã dẫn đầu cuộc biểu tình. Nhưng họ đã bị công an ở Huế ngăn chặn, đàn áp, bắt giữ rất thô bạo.Nhà báo Nguyễn Khắc Toàn
“Tôi nghĩ đây là các cuộc biểu tình để thể hiện lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam. Quốc hội Việt Nam đã thấy được nguy cơ xâm lăng của Trung Quốc về biển đảo, mà trong nhiều năm qua chính quyền cộng sản Việt Nam đã làm ngơ trong vấn đề này. Với một sức ép lớn từ quốc tế và những người dân ở trong nước, Quốc hội Việt Nam vừa qua đã thông qua Luật Biển đảo. Đây là một động thái rất là tích cực mà người dân ở trong nước và kiều bào hải ngoại rất đồng tình ủng hộ.
Mặc dù ở nhà nhưng tôi vẫn kết nối với đường dây điện thoại của nhiều anh em, từ lúc sáng sớm. Được cho biết là, công an cũng đưa lực lượng đến để khống chế và bắt giữ một số người biểu tình, và một số blogger ở trong nước đang đi lấy thông tin cho người biểu tình thể hiện lòng yêu nước của mình đối với Việt Nam. Đây là một hành động, gọi là công an Việt Nam đã sách nhiễu đồng bào yêu nước và bắt giữ các blogger này là trái phép.
Theo ý kiến của tôi, thì đây là một việc công an Việt Nam đã làm trái lại những gì mà Quốc hội đưa ra. Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam cho sách nhiễu hoặc bắt bớ, đây là một vấn đề vi hiến và trái pháp luật.”
Quyền công dân của mỗi người gắn liền với bản lĩnh cá nhân. Mọi người dân hoàn toàn có đủ tư cách bày tỏ chính kiến của mình nơi công cộng, điều này là hợp pháp. Trong kỷ nguyên hậu ý thức hệ, nhân vật trung tâm của các chuyển dịch trong xã hội chính là quần chúng.
Video: Biểu tình Sài Gòn - Truyền Thông Chúa Cứu Thế
Theo dòng thời sự:
- Việt Nam biểu tình chống Trung Quốc ngày 1/7/2012
- Phỏng vấn Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ về Lời kêu gọi biểu tình ngày chủ nhật 1.7.2012
- Biểu tình chống Trung Quốc: Tất cả họ đã có nhiều kinh nghiệm hơn
- Biểu tình chống TQ một năm nhìn lại
- Trung Quốc mở thầu nhiều lô dầu khí ngay trong thềm lục địa Việt Nam
- Việt Nam trao Trung Quốc công hàm phản đối vụ CNOOC
- Việt Nam chuẩn bị thông qua luật biển
- Quốc hội Việt Nam khẳng định chủ quyền với Hoàng Sa và Trường Sa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét