Người Việt Nam xuống đường biểu tình chống Trung Quốc
Người Việt Nam biểu tình chống Trung Quốc lần đầu tiên từ gần 1 năm nay
Hàng trăm người tại hai thành phố lớn nhất Việt Nam hôm nay đã xuống đường biểu tình để phản đối những động thái mới nhất của Trung Quốc chống lại tuyên bố chủ quyền của Việt Nam tại Biển Đông.
Thông tín viên VOA Marianne Brown tường trình từ Hà Nội rằng cảnh sát bên ngoài đại sứ quán Trung Quốc đã chuẩn bị để đối phó với cuộc biểu tình chống Trung Quốc đầu tiên trong vòng gần một năm nay.
Chỉ cách đại sứ quán Trung Quốc vài con đường, một đám đông lớn đã tụ tập, mang theo các biểu ngữ và vẫy quốc kỳ Việt Nam.
Các băng video thu hình các cuộc tuần hành đã lập tức được tải lên mạng.
Bà Lê Hiền Đức, 83 tuổi, có mặt trong cuộc biểu tình.
Bà cho biết: “Trên 500 người lác đác lác đác đến gần gần gần...Mưa to nhưng mọi người vẫn đội mưa đi đến, từ những người ở tỉnh khác xa Hà nội cũng kéo về Hà Nội để biểu tình. Đó là cái không khí ban đầu.”
Các băng video thu hình hàng trăm người biểu tình tại TPHCM hô to các khẩu hiệu và giương biểu ngữ chống Trung Quốc, đồng thời đòi Trung Quốc hãy cút về nước cũng xuất hiện trên mạng.
Ông Phil Robertson thuộc Tổ chức Theo dõi nhân quyền Human Rights Watch nói rằng các blogger được nhiều người biết đến đã bị ngăn chặn, không cho tham gia biểu tình.
Ông Robertson nói Human Rights Watch đã nhận được tin tức nói rằng một số các blogger và nhiều người khác hoặc là bị ngăn cản không cho đi biểu tình, hoặc dường như đã bị câu lưu. Ông Robertson nói theo ông nghĩ thì đây là một chiến dịch sách nhiễu hoặc trấn áp tinh thần do cảnh sát Việt Nam tiến hành để áp lực các blogger và nhiều người khác tránh xa các cuộc biểu tình.
Nhiều người biểu tình muốn bày tỏ sự ủng hộ của họ đối với Luật Biển mà Quốc hội Việt Nam vừa thông qua hồi tuần trước, tuyên bố chủ quyền trên vùng Biển Đông, một khu vực được tin là giàu trữ lượng khoáng chất và dầu khí, là vùng lãnh thổ mà Trung Quốc và nhiều nước khác trong khu vực cũng tuyên bố có chủ quyền.
Bắc Kinh mạnh mẽ đả kích Luật Biển mới của Việt Nam, nói rằng luật này là bất hợp pháp.
Một số người tham gia biểu tình hôm nay cho hay là khu vực quanh đại sứ quán Trung Quốc đã bị phong tỏa và được cảnh sát canh gác.
Bà Lê Hiền Đức chỉ trích động thái này.
Bà nói: “Tại sao gần đến đại sứ quán Trung Quốc thì chặn đường, không cho dân đi. Đấy...rất bức xúc cái chuyện đấy. Ô, đường của người dân cơ mà, đường phố vẫn được đi bình thường, tại sao lại cấm không cho dân đi?”
Các nhà phân tích nói rằng Việt Nam và Trung Quốc thường dùng các vụ đối đầu về cuộc tranh chấp tại Biển Đông, để ảnh hưởng tới công luận trong nước, và chỉ đàn áp biểu tình khi nào dư luận chống đối Trung Quốc vượt khỏi tầm kiểm soát.
Hàng trăm người tại hai thành phố lớn nhất Việt Nam hôm nay đã xuống đường biểu tình để phản đối những động thái mới nhất của Trung Quốc chống lại tuyên bố chủ quyền của Việt Nam tại Biển Đông.
Thông tín viên VOA Marianne Brown tường trình từ Hà Nội rằng cảnh sát bên ngoài đại sứ quán Trung Quốc đã chuẩn bị để đối phó với cuộc biểu tình chống Trung Quốc đầu tiên trong vòng gần một năm nay.
Chỉ cách đại sứ quán Trung Quốc vài con đường, một đám đông lớn đã tụ tập, mang theo các biểu ngữ và vẫy quốc kỳ Việt Nam.
Các băng video thu hình các cuộc tuần hành đã lập tức được tải lên mạng.
Bà Lê Hiền Đức, 83 tuổi, có mặt trong cuộc biểu tình.
Bà cho biết: “Trên 500 người lác đác lác đác đến gần gần gần...Mưa to nhưng mọi người vẫn đội mưa đi đến, từ những người ở tỉnh khác xa Hà nội cũng kéo về Hà Nội để biểu tình. Đó là cái không khí ban đầu.”
Các băng video thu hình hàng trăm người biểu tình tại TPHCM hô to các khẩu hiệu và giương biểu ngữ chống Trung Quốc, đồng thời đòi Trung Quốc hãy cút về nước cũng xuất hiện trên mạng.
Ông Phil Robertson thuộc Tổ chức Theo dõi nhân quyền Human Rights Watch nói rằng các blogger được nhiều người biết đến đã bị ngăn chặn, không cho tham gia biểu tình.
Ông Robertson nói Human Rights Watch đã nhận được tin tức nói rằng một số các blogger và nhiều người khác hoặc là bị ngăn cản không cho đi biểu tình, hoặc dường như đã bị câu lưu. Ông Robertson nói theo ông nghĩ thì đây là một chiến dịch sách nhiễu hoặc trấn áp tinh thần do cảnh sát Việt Nam tiến hành để áp lực các blogger và nhiều người khác tránh xa các cuộc biểu tình.
Nhiều người biểu tình muốn bày tỏ sự ủng hộ của họ đối với Luật Biển mà Quốc hội Việt Nam vừa thông qua hồi tuần trước, tuyên bố chủ quyền trên vùng Biển Đông, một khu vực được tin là giàu trữ lượng khoáng chất và dầu khí, là vùng lãnh thổ mà Trung Quốc và nhiều nước khác trong khu vực cũng tuyên bố có chủ quyền.
Bắc Kinh mạnh mẽ đả kích Luật Biển mới của Việt Nam, nói rằng luật này là bất hợp pháp.
Một số người tham gia biểu tình hôm nay cho hay là khu vực quanh đại sứ quán Trung Quốc đã bị phong tỏa và được cảnh sát canh gác.
Bà Lê Hiền Đức chỉ trích động thái này.
Bà nói: “Tại sao gần đến đại sứ quán Trung Quốc thì chặn đường, không cho dân đi. Đấy...rất bức xúc cái chuyện đấy. Ô, đường của người dân cơ mà, đường phố vẫn được đi bình thường, tại sao lại cấm không cho dân đi?”
Các nhà phân tích nói rằng Việt Nam và Trung Quốc thường dùng các vụ đối đầu về cuộc tranh chấp tại Biển Đông, để ảnh hưởng tới công luận trong nước, và chỉ đàn áp biểu tình khi nào dư luận chống đối Trung Quốc vượt khỏi tầm kiểm soát.
Trình bày ý kiến
Bấm vào đây để góp ý trên diễn đàn này (33)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét