Thêm một xưởng may VN ở Nga bóc lột công nhân như nô lệ
Thanh Quang, phóng viên RFA
2012-08-08
Trong những ngày qua, có lẽ quý vị đã nghe vụ 69 công nhân VN bị nhốt và làm việc trong điều kiện vô cùng tồi tệ tại xưởng may mặc Vinastar ở vùng ngoại ô Mascơva vừa được giới hữu trách Liên bang Nga giải cứu và chưa biết số phận sau cùng ra sao
thì hiện giờ, tình trạng bóc lột công nhân VN cũng khủng khiếp không kém đang tiếp diễn ở công ty Victoria cũng thuộc vùng ngoại thành ấy. Thanh Quang trình bày vấn đề sau đây:
Người Việt hành hạ người Việt
Từ lâu nay, công luận vẫn tưởng người lao động VN ở nước ngoài bị giới chủ nhân không cùng chung dòng máu Việt – như Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia trong khu vực hay chủ nhân xa tận bên Trung Đông – đàn áp, bóc lột, nhưng qua vụ 69 công nhân VN lâm nạn tại xưởng may Vinastar, và thêm vụ công ty may mặc Victoria ở ngoại thành Mascơva hiện cũng đang trong cảnh vô cảm tương tự, thì người ta mới vỡ lẽ ra rằng chính giới “chủ nhân đồng bào” của mình mới tàn tệ hơn cả người nước ngoài.
Tại công ty Victoria do ông Nguyễn Văn Lập quản lý, tình trạng bóc lột, kiểm soát chặt chẽ và tước đoạt quyền lợi của khoảng 150 công nhân một cách vô nhân trong điều kiện làm việc vô cùng khắc nghiệt đang tiếp diễn ngày càng đáng ngại, như anh Lương Văn Đinh tại Ninh Bình, chồng chị Bùi Thị Mịa đang lâm nạn ở xưởng may Victoria, kể lại:
Họ giam giữ và canh chừng nghiêm ngặt trong công ty thôi, không cho ra ngoài – đêm cũng như ngày. Không biết mặt trời. Giam giữ trong xuởng như vậy thì hầu như tất cả công nhân trong ấy đều như thế.
Trong tình cảnh đó, công nhân Bụi Thị Mịa ra sao ? Chúng ta hãy nghe người chồng Lương Văn Đinh mô tả:
Vợ tôi rất muốn về, khóc suốt ngày suốt đêm, không ăn ngủ gì được. Hồi còn bên nhà thì 46-47 kí mà khi sang bên ấy hiện chỉ còn 35 kí. Họ không cho về. Họ đổ hết tội cho môi giới là Trung tâm Tư vấn Xuất khẩu Lao động ở Hà Nội. Họ phủi tay, họ ký hợp đồng theo đường du lịch trong 3 tháng và kiếm lời ăn thôi. Bây giờ tôi gặp người môi giới thì họ đổ cho người này người nọ nên tôi không biết nhờ vào ai.
Công nhân ăn uống thì toàn là đồ hôi thối thôi. Thứ hai là vợ tôi hợp đồng làm từ 8 tới 10 tiếng thôi, mà sang bên đấy bây giờ phải làm từ 16 tới 18 tiếng. Họ bóc lột sức lao động của vợ tôi quáAnh Lương Văn Đinh
Và, vẫn theo anh chồng đau khổ ấy, thì anh đang “uất ức về tình cảnh này lắm rồi. Nó không khác cảnh nô lệ”. Anh Lương Văn Đinh giải thích:
Công nhân ăn uống thì toàn là đồ hôi thối thôi. Thứ hai là vợ tôi hợp đồng làm từ 8 tới 10 tiếng thôi, mà sang bên đấy bây giờ phải làm từ 16 tới 18 tiếng. Họ bóc lột sức lao động của vợ tôi quá. Về tiền lương thì hợp đồng ở nhà là 10 triệu đồng/1 tháng cho lương khởi điểm. Nhưng sang bên đấy họ trừ mỗi tháng là 300 đô la. Bây giờ vợ tôi làm ở đó 16 tháng rồi mà vẫn chưa trả hết nợ. Vợ tôi mới sang bên đó thời gian đầu được 1-2 tháng thì được gọi điện thoại về nhà, hỏi thăm sức khoẻ đầy đủ, nhưng 1 năm sau thì bị cắt luôn liên lạc. Hiện tại bây giờ vợ tôi không được gì, mất cả thời gian dài lao động, mất sức khoẻ. Bây giờ đã là 15-16 tháng rồi, tôi chỉ muốn đòi lại sự công bằng cho vợ tôi thôi.
Trường hợp chị Thuỷ, một nạn nhân khác của xưởng Victoria, cũng bi đát không kém, khiến chị mong sớm được rời khỏi chốn bị cai quản bởi giới mà nhiều người Việt bên ấy gọi là “bọn đầu gấu”, mà chồng chị - anh Cường tại Hưng Yên - than thở:Nói chung, gia đình vợ tôi muốn cô ấy về mà vợ tôi thì cũng muốn về. Nhưng thực ra với khả năng của tôi hiện giờ thì không thể giúp vợ về nỗi, vì mình biết cách nào đây, không đủ khả năng, năng lực để cho cô ấy về. Chủ công ty Victoria người ta cũng không muốn cho về, còn mình thì lệ thuộc. Trước khi đi thì bọn môi giới nói là làm từ 10 tới 12 tiếng, nhưng thực tế vợ tôi phải làm 16-17 tiếng. Về ăn uống thì thực ra tôi cũng chẳng biết gì, nhưng làm việc quá nhiều giờ như thế thì sẽ ngã bệnh. Chỗ đó có bảo vệ chặt chẽ, mình làm chỉ trong toà nhà đó thôi chứ không được đi đâu. Chỗ đó cũng có người trốn rồi, vì không chịu nỗi sức làm nhiều như thế, sinh hoạt như thế nên trốn. Nhưng họ bị bắt lại và bị đánh đập.
Thảm cảnh ở Victoria thì đa dạng, không phải chỉ liên quan đến những công nhân hiện chưa thoát cảnh đó, mà nó còn di hại tới những nạn nhân đã trở lại VN, như anh Lương Văn Đinh cho biết:
Có 2 vợ chồng từ Phú Thọ sang bên công ty Victoria được một năm thì chồng vì làm bên đó nặng nhọc, ăn uống không thích hợp nên trở về, sinh bệnh, và nửa tháng sau thì chết. Còn bà vợ thì vừa về VN khoảng 1 tuần nay thôi.
Cũng từ Miền Bắc, ông Lương Văn Tú cùng những người thân là Nguyễn Văn Kế, Nguyễn Văn Cường và Đỗ Văn Tĩnh nhờ môi giới đưa con em của họ gồm tổng cộng 4 người, sang làm ở xưởng Victoria. Và tất cả đều lâm nạn, như ông Tú kể lại:
Chỗ đó có bảo vệ chặt chẽ, mình làm chỉ trong toà nhà đó thôi chứ không được đi đâu. Chỗ đó cũng có người trốn rồi, vì không chịu nỗi sức làm nhiều như thế, sinh hoạt như thế nên trốn. Nhưng họ bị bắt lại và bị đánh đập.anh Cường tại Hưng Yên
Tôi có một người con cùng 2 người cháu và một người em đi làm bên công ty Victoria 2 năm nay rồi. Mới đầu theo người quen qua bên đó làm, thì người ta bảo là lương từ 1.000 đến 1.500 đô la/ 1 tháng, 12 tiếng/1 ngày. Nhưng khi sang bên đó thì các cháu phải làm 18 tiếng/1 ngày mà cơm nước không được ăn và thỉnh thoảng bị thu điện thoại để không được liên lạc với gia đình. Và mấy lần, ông chủ Victoria là Nguyễn Văn Lập cho bảo vệ định đánh các cháu. Họ đối xử rất tệ bạc. Lúc các cháu bị lừa đi thì mới 16-17 tuổi thôi.
Sứ quán VN tại Nga làm ngơ?
Câu hỏi cần được nêu lên là những thân nhân ở VN, và cả quan chức hữu trách, cứu giúp những nạn nhân này ra sao ? Anh Lương Văn Định cho biết:
Tôi có gởi đơn xin cầu cứu và đơn xin giúp đỡ người lao động về nước tới Sứ quán Nga tại VN và Sứ quán VN tại Nga. Đơn gởi hơn 1 tháng rồi. Nhưng tôi nghĩ bấp bênh lắm, không có hy vọng gì đâu.
Còn trường hợp của ông Trương Văn Tú vẫn chưa có gì sáng sủa:
Chúng tôi có làm đơn gởi Bộ Ngoại giao rồi, gởi các nơi chức năng ở trong VN rồi, nhưng tới bây giờ người thân chúng tôi cũng vẫn chưa được giải cứu. Đại sứ quán VN chưa thấy can thiệp gì, chưa thấy hồi âm gì cả. Đơn gởi được 2 tháng nay rồi. Hôm qua, cháu bên đấy có điện về cho biết công an bên Nga có vào công ty Victoria làm việc. Nhưng các cháu vẫn còn ở trong xưởng ấy, chưa được giải cứu.
Chúng tôi được biết hôm thứ Hai tuần này, đã có một số cảnh sát đến khám xét xưởng Victoria nhưng họ không đề cập gì tới việc giải cứu nạn nhân. Họ chỉ phạt chủ nhân Victoria là người Nga gốc Việt vừa nói một số tiền mà thôi. Trong tình cảnh như vậy, ông Trương Văn Tú mong mõi được công luận cùng những tổ chức quốc tế quan tâm để giúp người thân của ông sớm đoàn tụ với gia đình:
Chúng tôi có làm đơn gởi Bộ Ngoại giao rồi, gởi các nơi chức năng ở trong VN rồi, nhưng tới bây giờ người thân chúng tôi cũng vẫn chưa được giải cứu. Đại sứ quán VN chưa thấy can thiệp gì, chưa thấy hồi âm gì cả. Đơn gởi được 2 tháng nay rồi.ông Trương Văn Tú
Tôi muốn trình bày với công luận thế giới là nhờ tất cả các tổ chức, công luận thế giới làm sao giúp giải cứu cho các cháu về VN được an toàn, đoàn tụ với gia đình, và họ phải trả lại những chế độ hợp đồng của cháu. Nếu không được thì ít nhiều cũng phải cho các cháu vé máy bay để về nước.
Theo TS Nguyễn Đình Thắng, Giám đốc tổ chức Boat People SOS trụ sở tại Virginia,Hoa Kỳ, mà một trong những hoạt động của ông là cứu giúp những người lao động VN ở nước ngoài lâm nạn, thì trong tình cảnh của công nhân ở công ty Victoria, đó thực sự là cảnh nô lệ - nô lệ thời đại mới, bởi vì họ bị bắt làm việc quần quật suốt ngày, 7 ngày một tuần, từ sáng tới tối, không hề được trả lương, không hề được rời khỏi công ty. Tất cả giấy tờ tuỳ thân của họ đều bị tịch thu. Ai mà cố chạy thoát, khi bị bắt thì bị đánh đập tàn nhẫn, bị tra tấn và rồi bắt quay trở lại lao động quần quật. Không thể biết ngày giờ nào họ sẽ được trả tự do. Trong khi đó, thân nhân họ trong nước không hề biết tin tức rằng họ thực ra đã thành người nô lệ. TS Nguyễn Đình Thắng cho biết:
Chúng tôi ước lượng vài trăm công ty may mặc và công ty xây dựng như vậy ở bên Nga. Họ là những cơ sở của những người Việt sống lâu năm ở Nga và có đường dây Mafia để bắt người, giam người, đánh đập người, hăm doạ nạn nhân. Đường dây này thông về tới VN. Ở VN ,thì những nạn nhân nào chạy về được cũng rất sợ hãi, phải trốn tránh. Và hàng loạt những nạn nhân được đưa từ VN sang Nga trong thời gian qua và vẫn con tiếp tục thì chắc chắn là nhà cầm quyền VN biết nhưng vẫn làm ngơ. Có khi còn có sự toa rập trong đó.
Theo TS Nguyễn Đình Thắng thì việc giải cứu cho các nạn nhân của Victoria, và cả nạn nhân Vinastar mới đây, thuộc trong kế hoạch của Liên minh CAMSA Bài Trừ Nô Lệ Mới nói chung và tổ chức Boat people SOS nói riêng, thông qua Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ:
Từ đầu năm nay, chúng tôi có làm việc với Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trên một số trường hợp công nhân VN bị bức bách bên Nga, trong đó có hồ sơ Victoria; và cách đây vài hôm thì có hồ sơ Vinastar. Qua Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, chúng tôi cũng đã chuyển tài liệu thẳng về chính quyền Nga để can thiệp, giải cứu, bảo vệ cho nạn nhân. Nhưng chính quyền Nga thì rất chậm mà những kẻ buôn người thì rất nhanh. Do đó, ngay trong vụ Vinastar được giải cứu cách đây vài hôm, trước khi cảnh sát liên bang đến để giải cứu, thì công ty này đã đưa một số nạn nhân đi chỗ khác và hiện không biết họ ở đâu. Riêng trường hợp Victoria thì đến nay, các nạn nhân vẫn chưa được giải cứu.
Được biết những tổ chức vừa nói hiện tiếp tục làm việc để thúc giục Nga hành động một cách dứt khoát hơn, nhất là khi giải cứu nạn nhân rồi, thì Mascơva phải bắt đầu truy tố những thủ phạm. Vì nếu không, thì những kẻ buôn người lại giăng bẩy để các nạn nhân khác từ VN kéo đến thay thế cho những nạn nhân đã được giải cứu và hồi hương.
Theo dòng thời sự:
- Tình cảnh công nhân VN tại Nga hiện nay
- Việt Nam điều tra việc 40 lao động bị ngược đãi tại Nga
- ASEAN kêu gọi bảo vệ quyền lợi công nhân nhập cư
- Hàng ngàn công nhân đình công ở Hà Nội
- Giúp việc nhà ở Arab Saudi
- Chuyện Kể Của Người Trực Tiếp Cứu Giúp Nạn Nhân Buôn Người Ở Malaysia
- Ân xá lao động bất hợp pháp tại Mã Lai - phần 1
- Ân xá lao động bất hợp pháp tại Mã Lai - phần 2
- Thực trạng di dân Việt Nam trên thế giới
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét