6.9.12

ASEAN ngăn cơn sốt giá gạo?


ASEAN ngăn cơn sốt giá gạo?

2012-09-06
Theo các chuyên gia kinh tế Ngân Hàng Phát Triển Châu Á ADB, ASEAN có thể ngăn được cơn sốt giá trên thị trường gạo khu vực và thế giới cũng như chận đứng tình trạng thiếu lương thực trong tương lai bằng nhiều biện pháp với sự hỗ trợ của ADB.
AFP
Gạo xuất khẩu được chuyển lên tàu
Duy trì giá gạo hợp lý để bảo vệ an toàn lương thực
Giảm qui định chặt chẽ về xuất khẩu, bớt chú trọng đến khả năng tự túc, áp dụng những chương trình bảo hộ hợp lý, minh bạch trong việc điều hành giá cả, tăng cường chính sách hợp tác với các nước sản xuất gạo trong và ngoài khu vực ASEAN như Ấn Độ hay Pakistan chẳng hạn.

Đó là nội dung buổi họp báo trực tuyến ở thủ đô Bangkok, Thái Lan, hôm thứ Ba với hai chuyên gia hàng đầu ADB vùng Đông Nam Á, bà Lourdes Adriano, Phòng Nông Nghiệp, An Toàn Thực Phẩm Và Phát Triển Bền Vững, ông  Bùi Giáp Minh, kinh tế gia về Tài Nguyên Thiên Nhiên Và Canh Nông của ADB khu vực Đông Nam Á.
Theo bà Lourdes Adriano, có ba vấn đề cần nói, thư nhất là dấu hiệu của sự thiếu hụt lương thực năm nay, năm tới và trong thập kỷ tới tức đến năm 2022. Thứ hai là giá gạo tiếp tục leo thang do ảnh hưởng từ thiên tai và sự thay đổi khí hậu. Thứ ba là ASEAN có thể làm được gì và chuẩn bị thế nào để tránh được những nguy cơ vừa nói.
Nông dân Campuchia đang nhổ mạ. AFP
Nông dân Campuchia đang nhổ mạ. AFP
Vẫn theo lời bà, duy trì giá cả gạo hợp lý trong khu vực cũng là cách bảo vệ an toàn lương thực thực phẩm trên toàn cầu vì sản lượng gạo tại Châu Á chiếm hơn một nửa sản lượng gạo toàn cầu, mức tiêu thụ gạo của Châu Á cũng hơn một nửa mức tiêu thụ toàn cầu.
Duy trì giá cả gạo hợp lý trong khu vực cũng là cách bảo vệ an toàn lương thực thực phẩm trên toàn cầu vì sản lượng gạo tại Châu Á chiếm hơn một nửa sản lượng gạo toàn cầu, mức tiêu thụ gạo của Châu Á cũng hơn một nửa mức tiêu thụ toàn cầu
bà Lourdes Adriano
ASEAN còn là khu vực xuất khẩu nhiều gạo qua các nước Châu Phi. Năm 2011, hơn một phần hai sản lượng gạo từ Thái Lan và Việt Nam, hai quốc gia sản xuất và xuất khẩu gạo hạng nhất và hạng nhì thế giới, được bán qua các nước Châu Phi.
Dẫn chứng báo cáo mới đây của UNDP Tổ Chức Phát Triển Liên Hiệp Quốc, bà Lourdes Adriano cảnh báo là nếu Ấn Độ, nước sản xuất và xuất khẩu gạo ngoài khu vực ASEAN, đã và đang bị hạn hán nghiêm trọng thời gian qua,  quay trở lại với chính sách kiểm soát gạo xuất khẩu hầu  bảo vệ lượng gạo đang hụt đi trong nước, thì giá gạo trên thị trường thế giới lập tức bị tác động, có nghĩa là sẽ tăng cao hơn.
Cũng vậy, giá gạo sẽ  tăng cao nếu chính phủ Thái Lan tiếp tục duy trì chính sách bảo hộ hiện tại, nâng giá gạo thu mua từ nông dân trong nước để rồi tăng mức thuế đánh trên gạo bán ra ngoài.
Nhìn sang Việt Nam, quốc gia đứng thứ nhì về sản xuất và xuất khẩu gạo, gạo Việt Nam từ thơm đến tấm đều tăng giá là vì các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan, để có đủ gạo bán ra ngoài, đã lên tận vùng biên giới Thái Lan Campuchia để mua gạo giá rẻ hơn của Việt Nam.
Từ điểm này, kinh tế gia Bùi Minh Giáp bổ túc :
Campuchia cũng là nước bán nhiều gạo cho Thái Lan và Việt Nam, do những trở ngại và yếu kém trong quá trình  chế biến, bảo quản và chuyên chở, phần lớn lúa  gạo thu hoạch được từ Campuchia được bán sang Thái Lan và Việt Nam, phần nào giúp giảm bớt áp lực từ giá gạo tăng, đó là một nguyên nhân.
Đây cũng là trở ngại mà Campuchia phải khắc phục nếu muốn duy trì giá gạo hợp lý, ông Bùi Giáp Minh giải thích tiếp, nông dân Campuchia chọn bán gạo cho giới thu mua Thái Lan và Việt Nam vì  được giá cao hơn thay vì bán cho người ở trong nước với giá thấp:
Tiến sĩ Lourdes Adriano, Phòng Nông Nghiệp, An Toàn Thực Phẩm Và Phát Triển Bền Vững. Ảnh ADB
Tiến sĩ Lourdes Adriano, Phòng Nông Nghiệp, An Toàn Thực Phẩm Và Phát Triển Bền Vững. Ảnh ADB
Điều có thể giúp được là hỗ trợ và khuyến khích Campuchia  giải quyết bằng cách trang bị và đầu tư nhiều hơn cho các khâu như nhà máy xay lúa, nâng cao chất lượng gạo vì gạo sản xuất trong nội địa Campuchia phẩm chất rất thấp, cứ buôn đi bán lại kiểu nhỏ lẻ như vậy đã khiến Campuchia không thể được chính thức công nhận là một quốc gia xuất khẩu gạo như Thái Lan hay Việt Nam.
Sự hợp tác mà các bên đều có lợi
Dưới mắt Ngân Hàng Phát Triển Châu Á, Campuchia, Lào và Miến Điện cũng là ba nước ASEAN có tiềm năng sản xuất gạo nhờ khả năng đất canh tác và nguồn nước tiêu tưới dồi dào. Tuy nhiên, trở ngại về hạ tầng như vận tải, chuyên chở ở ba nước này cũng là những vấn đề cần được đầu tư và cần được hoàn chỉnh.
Có thể nói trong lãnh vực này Thái Lan và Việt Nam thực hiện rất tốt và vượt trội nên có thể cộng tác giúp đỡ Campuchia phát triển được như họ. Đây là sự hợp tác mà cả đôi bên, đúng ra là cả ba quốc gia, đều được hưởng lợi
ADB đang có những chương trình hỗ trợ về mặt giao thông vận tải để phát triển thương mại cũng như mậu dịch cho Campuchia, Thái Lan và Việt Nam:
Có thể nói trong lãnh vực này Thái Lan và Việt Nam thực hiện rất tốt và vượt trội nên có thể cộng tác giúp đỡ  Campuchia phát triển được như họ. Đây là sự hợp tác mà cả đôi bên, đúng ra là cả ba quốc gia , đều được hưởng lợi.
Với câu hỏi để duy trì giá gạo tương đối ổn định ở trong nước cũng như trên thị trường ASEAN thì Việt Nam đã nỗ lực như thế nào, thử thách  lớn nhất mà Việt Nam phải đương đầu là gì, kinh tế gia Bùi Minh Giáp cho rằng Việt Nam đã cố gắng rất tốt trong việc ổn định giá gạo trên thị trường nội địa:
Việt Nam đã rất cố gắng  để có thể bảo đảm mọi thuận lợi cho vấn đề chế biến, giao thông và vận chuyển. Cái khó là trong lúc giá xăng dầu đột biến thì giá gạo tại vựa lúa ở Mekong luôn được duy trì ở mức ổn định và hợp lý. Đó là một trong những mục tiêu và cố gắng chính của chính phủ.
Mặt khác, chính phủ Việt Nam vẫn có chương trình hỗ trợ cho các nhà máy xay lúa, tân trang máy móc và nâng cấp trang thiết bị cho các nhà máy chế biến và sản xuất gạo. Tôi nghĩ đây là chính sách tích cực nhất mà Việt Nam đang theo đuổi.
Số liệu của Ngân Hàng Thế Giới World Bank cho thấy giai đoạn khủng hoảng 2007- 2008  khiến số người nghèo khổ và thiếu ăn ở Châu Á tăng thành 64 triệu.
Năm 2010, Châu Á có thêm bốn mươi bốn triệu người nữa rơi vào cảnh nghèo cộng thêm với sáu mươi tư triệu trước đó.
Như vậy, vẫn theo ước tính của World Bank, nếu giá gạo và giá nông sản tăng lên từng năm thì sẽ có thêm hàng chục triệu người Châu Á khác bị thiếu lương thực, suy dinh dưỡng và không thể thoát khỏi cảnh đói nghèo.

Theo dòng thời sự:

Không có nhận xét nào: