Chính phủ Philippines, MILF đề xuất thoả thuận hoà bình
Phiến quân Mặt trận Giải phóng Hồi giáo Moro (MILF) tuần phòng trong doanh trại ở tỉnh Maguindanao, miền nam Philippines
MANILA — Chính phủ Philippines đã đạt được thỏa thuận hòa bình sơ khởi với nhóm nổi loạn Hồi giáo lớn nhất trong nước, với hy vọng giải quyết cuộc nổi dậy đã kéo dài 40 năm khiến hơn 120.000 người thiệt mạng. Từ Manila, thông tín viên VOA Simone Orendain ghi nhận chi tiết trong bài tường thuật sau đây.
Theo thỏa thuận, một thực thể chính trị mới sẽ được thành lập tại góc phía tây nam của Philippines, nơi có một khối dân đa số theo Hồi giáo. Các nhóm nổi dậy tin rằng phần này của đảo Mindanao là lãnh địa của tổ tiên họ, nhưng trong các vòng thương nghị hòa bình mới đây, họ đã từ bỏ việc mưu tìm một quốc gia riêng biệt.
Tổng thống Benigno Aquino nói thỏa thuận này “mở đường cho nền hòa bình lâu dài ở Mindanao.” Ông nói nó sẽ quy tụ Mặt trận Giải phóng Hồi giáo Moro (MILF) và các nhóm nổi dậy Hồi giáo nhỏ hơn trong khu vực.
Theo ông Aquino, sự kiện này có nghĩa là những bàn tay từng mang súng sẽ được sử dụng để cầy đất, bán các nông sản, làm nhân viên phục vụ ở các bàn giấy, và mở ra các cơ hội cho các công dân khác.
Khung thỏa thuận hòa bình chung quyết nói rằng thực thể mới sẽ có quyền tạo ra các nguồn thu nhập riêng và đánh thuế. Hệ thống tòa án dân sự trong khu vực cũng sẽ được cải tổ, tong khi hệ thống tư pháp Sahri’ah dành riêng cho người Hồi giáo sẽ được mở rộng. Chính quyền quốc gia sẽ nắm quyến tài phán về quốc phòng và an ninh, chính sách đối ngoại, chính sách tiền tệ và tiền bạc, vấn đề công dân và nhập tịch, và hệ thống bưu chính.
Mindanao có đất đai phì nhiêu và được coi là “giỏ lương thực” của đất nước. Ðảo này cũng giàu về tài nguyên khoáng sản như đồng và vàng. Nhưng cuộc nổi dậy đã kéo dài 40 năm nay đã khiến các nhà đầu tư lớn lo ngại.
Phó chủ tịch Mặt trận Giải phóng Hồi giáo Moro, ông Ghazali Jaafar nói ông “rất vui mừng” với khung thỏa thuận này. Nhưng ông tiên liệu một số khó khăn.
Ông Jaafar nói có những người trông đợi sẽ có thể thực hiện sự thay đổi trong ngày một ngày hai, và ông cho rằng điều đó không thể xảy ra được. Lại có những người không đặt nhiều kỳ vọng vào giải pháp, và ông cũng cho rằng điều đó không thể xảy ra.
Ông Jaafar nói giới lãnh đạo đã quyết tâm thực thi mọi nỗ lực để “cải thiện tình hình” cho dân chúng trong khu vực.
Trong suốt 15 năm chính phủ ráo riết thương nghị với Mặt trận Giải phóng Hồi giáo Moro, bạo động đã bùng ra. Năm 2008, khi cả hai đặng còn trong giai đoạn chót của việc tìm ra một thỏa thuận, tòa án tối cao Philippines đã gọi một số điều khoản là vi hiến và sự kiện này đã châm ngòi cho một cuộc nổi loạn bên trong Mặt trận khiến hàng trăm người chết và nhiều trăm người khác bị thất tán.
Cố vấn của tổng thống về tiến trình hòa bình này, Bộ trưởng Teresita Deles nói rằng chính quyền Aquino hiện đang “ở một nơi chốn tốt hơn bao giờ hết trong việc mưu tìm hòa bình ở Mindanao.
Văn phòng tổng thống đang đăng khung văn kiện trên mạng và trên báo chí, với lời mời công chúng đóng góp ý kiến.
Việc ký kết thỏa thuận dự trù sẽ diễn ra vào ngày 15 tháng 10, và các giới chức hy vọng một thỏa thuận chung cuộc có thể có hiệu lực trước năm 2016, khi nhiệm kỳ của ông Aquino chấm dứt.
Theo thỏa thuận, một thực thể chính trị mới sẽ được thành lập tại góc phía tây nam của Philippines, nơi có một khối dân đa số theo Hồi giáo. Các nhóm nổi dậy tin rằng phần này của đảo Mindanao là lãnh địa của tổ tiên họ, nhưng trong các vòng thương nghị hòa bình mới đây, họ đã từ bỏ việc mưu tìm một quốc gia riêng biệt.
Tổng thống Benigno Aquino nói thỏa thuận này “mở đường cho nền hòa bình lâu dài ở Mindanao.” Ông nói nó sẽ quy tụ Mặt trận Giải phóng Hồi giáo Moro (MILF) và các nhóm nổi dậy Hồi giáo nhỏ hơn trong khu vực.
Theo ông Aquino, sự kiện này có nghĩa là những bàn tay từng mang súng sẽ được sử dụng để cầy đất, bán các nông sản, làm nhân viên phục vụ ở các bàn giấy, và mở ra các cơ hội cho các công dân khác.
Khung thỏa thuận hòa bình chung quyết nói rằng thực thể mới sẽ có quyền tạo ra các nguồn thu nhập riêng và đánh thuế. Hệ thống tòa án dân sự trong khu vực cũng sẽ được cải tổ, tong khi hệ thống tư pháp Sahri’ah dành riêng cho người Hồi giáo sẽ được mở rộng. Chính quyền quốc gia sẽ nắm quyến tài phán về quốc phòng và an ninh, chính sách đối ngoại, chính sách tiền tệ và tiền bạc, vấn đề công dân và nhập tịch, và hệ thống bưu chính.
Mindanao có đất đai phì nhiêu và được coi là “giỏ lương thực” của đất nước. Ðảo này cũng giàu về tài nguyên khoáng sản như đồng và vàng. Nhưng cuộc nổi dậy đã kéo dài 40 năm nay đã khiến các nhà đầu tư lớn lo ngại.
Phó chủ tịch Mặt trận Giải phóng Hồi giáo Moro, ông Ghazali Jaafar nói ông “rất vui mừng” với khung thỏa thuận này. Nhưng ông tiên liệu một số khó khăn.
Ông Jaafar nói có những người trông đợi sẽ có thể thực hiện sự thay đổi trong ngày một ngày hai, và ông cho rằng điều đó không thể xảy ra được. Lại có những người không đặt nhiều kỳ vọng vào giải pháp, và ông cũng cho rằng điều đó không thể xảy ra.
Ông Jaafar nói giới lãnh đạo đã quyết tâm thực thi mọi nỗ lực để “cải thiện tình hình” cho dân chúng trong khu vực.
Trong suốt 15 năm chính phủ ráo riết thương nghị với Mặt trận Giải phóng Hồi giáo Moro, bạo động đã bùng ra. Năm 2008, khi cả hai đặng còn trong giai đoạn chót của việc tìm ra một thỏa thuận, tòa án tối cao Philippines đã gọi một số điều khoản là vi hiến và sự kiện này đã châm ngòi cho một cuộc nổi loạn bên trong Mặt trận khiến hàng trăm người chết và nhiều trăm người khác bị thất tán.
Cố vấn của tổng thống về tiến trình hòa bình này, Bộ trưởng Teresita Deles nói rằng chính quyền Aquino hiện đang “ở một nơi chốn tốt hơn bao giờ hết trong việc mưu tìm hòa bình ở Mindanao.
Văn phòng tổng thống đang đăng khung văn kiện trên mạng và trên báo chí, với lời mời công chúng đóng góp ý kiến.
Việc ký kết thỏa thuận dự trù sẽ diễn ra vào ngày 15 tháng 10, và các giới chức hy vọng một thỏa thuận chung cuộc có thể có hiệu lực trước năm 2016, khi nhiệm kỳ của ông Aquino chấm dứt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét