19.10.12

Nên hay không nên hợp thức hoá hoạt động mại dâm


Nên hay không nên hợp thức hoá hoạt động mại dâm

2012-10-19
Mãi dâm và luật pháp ở Châu Á Thái Bình Dương là phúc trình mới nhất của Liên Hiệp Quốc, được công bố tại buổi hội thảo hôm thứ Năm ở Thái Lan.

AFP
Các cô gái mãi dâm chờ đón khách tại những góc đường tối
Nghiêm phạt không giảm nạn mại dâm và HIV/AIDS
Phúc trình của Liên Hiệp Quốc khẳng định thay vì trừng phạt hay phân biệt đối xử thì luật lệ có thể hợp pháp hóa và giúp người hành nghề mãi dâm có được cuộc sống lành mạnh và tránh bị lây nhiễm HIV/AIDS hơn.
Thành kiến, phân biệt đối xử, coi mãi dâm như một tội hình cần bị trừng phạt ...là chuyện đương nhiên xảy ra ở hầu hết bốn mươi tám quốc gia vùng Châu Á Thái Bình Dương tính cho đến lúc này.
Tất cả mọi người, trong đó có chính quyền và người dân, thường cáo buộc mãi dâm là một tệ đoan một mối nguy cho xã hội và gia đình mà quên rằng cách hành xử đúng đắn và hợp lý của luật pháp là cơ may để thay đổi, nghĩa là tạo cho giới mãi dâm có được cuộc sống tốt đẹp lành mạnh hơn, tránh nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS.
Tóm lại, cách hành xử luật pháp khắt khe và kỳ thị đối với những người hành nghề mãi dâm không chỉ là hình thức bạo lực và vi phạm quyền con người mà còn khiến tình trạng lây lan HIV/AIDS trong khu vực trở nên tồi tệ hơn trong tương lai, một trong những thử thách to lớn của Châu Á và Thái Bình Dương trong tương lai.
Cách hành xử luật pháp khắt khe và kỳ thị đối với những người hành nghề mãi dâm không chỉ là hình thức bạo lực và vi phạm quyền con người mà còn khiến tình trạng lây lan HIV/AIDS trong khu vực trở nên tồi tệ hơn
Đó là phần mở đầu phúc trình có tựa đề Mãi Dâm và Luật Pháp khu vực Châu Á Thái Bình Dương, được các chuyên gia UNDP Cơ Quan Phát Triển Liên Hiệp Quốc, UNAIDS Cơ Quan Phòng Chống AIDS Liên Hiệp Quốc , UNFPA Chương Trình Liên Hiệp Quốc về  HIV/AIDS, trình bày trong buổi hội thảo mới đây tại Bangkok, Thái Lan.
Chiến dịch phòng chống bệnh HIV & AIDS trên đường phố Hà Nội (2009). AFP
Chiến dịch phòng chống bệnh HIV & AIDS trên đường phố Hà Nội (2009). AFP
Kết quả  nghiên cứu từ năm 2011, được đưa vào phúc trình công bố hôm thứ Năm, cho thấy nhiều quốc gia áp dụng luật pháp có tính cách kỳ thị và nghiêm khắc đối với người bị buộc tội hành nghề mãi dâm, thí dụ coi việc cất giữ bao cao su như một bằng chứng của việc mua bán dâm bất hợp pháp, buộc gái mãi dâm đi thử nghiệm HIV nhưng lại không cho họ vào những chương trình phát thuốc và điều trị miễn phí của chính phủ,  đưa gái mãi dâm vào những trung tâm gọi là phục hồi nhân phẩm mà thực sự chỉ là những nhà giam không hơn không kém với nhân quyền của người bị bắt giữ không hề được tôn trọng.
Đó là cách xử phạt hành chính thường thấy nhất, phúc trình nhấn mạnh, tại mười một nước trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương gồm Trung Quốc, Fiji, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Miến Điện, Nepal, Papua New Guinea, Philippines, Sri Lanka và Việt Nam.
Sáu  quốc gia có luật bắt buộc người có tiền án mãi dâm xuất trình kết quả thử nghiệm vô tính đối với HIV hoặc những bệnh lây nhiễm qua đường tình dục rồi mới được nhận cho làm việc là Guam, Indonesia, Philippines, Thái Lan và nhiều tỉnh bang ở Australia.
Bắt buộc người hành nghề mãi dâm đi thử nghiệm HIV cũng là chính sách cưỡng bách tại Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam.
Ít nhất bốn quốc gia tại Châu Á Và Thái Bình Dương qui định đối tượng bị bắt quả tang đang bán dâm là tội phạm cần nghiêm trị và phải được cải tạo là Trung Quốc, Ấn Độ, Miến Điện, Sri Lanka.
Thay vì trừng phạt hãy nên là  cứu cánh
Và cũng không có bằng chứng hiển nhiên nào để chứng tỏ chính sách trừng phạt và phân biệt đối xử như vừa kể tại các nước Châu Á và Thái Bình Dương khiến tình trạng lây nhiễm HIV từ người bán dâm qua cho
"Phố đèn đỏ" khu ăn chơi có tiếng ở Malaysia. Buổi tối thường các cô gái làm tiền đều tập trung ở khu vực này. RFA file
người mua dâm giảm xuống. Trái lại, theo phúc trình Mãi Dâm và Luật Pháp tại Châu Á Thái Bình Dương, tại New Zealand và tại vùng New South Wales của Australia, hai nơi đã công nhận mãi dâm là một nghề hợp pháp như mọi ngành nghề lao động khác, đó không chỉ là động cơ chính đáng hầu bảo vệ quyền lợi cho những người hành nghề mãi dâm mà còn nâng cao năng lực tự bảo vệ cho họ, giúp họ có ý thức trước nguy cơ nhiễm HIV rồi truyền căn bệnh chết người này sang cho khách mua hoa.
Cách hay nhất để giải quyết những hệ lụy của mãi dâm là cung cấp cho những người đang hành nghề này những dịch vụ y tế cần thiết, tạo điều kiện cho họ kiểm soát được tình trạng lao động của mình.
ông John Godwin
Phát biểu tại buổi hội thảo, luật sư chuyên trách tư vấn về nhân quyền người Australia, ông John Godwin, nói rằng thông điệp chính của phúc trình là đã tới lúc mãi dâm không còn bị coi là tội hình sự nữa:
Cách hay nhất để giải quyết những hệ lụy của mãi dâm là cung cấp cho những người đang hành nghề này những dịch vụ y tế cần thiết, tạo điều kiện cho họ kiểm soát được tình trạng lao động của mình.
Trong khi đó thì luật lệ và sự đối xử của các nước trong khu vực đã tạo một môi trường đầy dẫy sự trừng phạt, kỳ thị,  đố kỵ đối với những đối tượng hành nghề mãi dâm. Thay vì trừng phạt thay vì cấm đoán, luật pháp hãy nên là  cứu cánh nên là phương cách giải quyết vấn đề hơn là những biện pháp cưỡng bách trừng phạt mà vẫn không thể giải quyết chuyện mua dâm bán dâm hoặc nạn buôn người vào đường mãi dâm không có chiều hướng giảm đi trong khu vực.
Đến từ New York, bà Mandeep Dhaliwal, giám đốc phân bang HIV, Yế và Phát Triển thuộc UNDP Chương Trình Phát Triển Liên Hiệp Quốc, ca ngợi  những nỗ lực đáng kể mới đây nhất tại một số quốc gia trong việc thay đổi luật lệ đối với nghề mãi dâm.
Thứ nhất, bà nói, là phán quyết của Tòa Thượng Thẩm Bangladesh, Ấn Độ và Nepal, công nhận quyền con người của giới bán phấn buôn hương trong xã hội.
Việt Nam đã có quyết định chấm dứt hoặc ngưng sự hoạt động của các trại phục hồi nhân phẩm dành cho những cô gái hành nghề mãi dâm bị bắt giữ, đó là một thay đổi rất đáng kể
bà Mandeep Dhaliwal
Thứ hai là thông tư mà Bộ Nội Vụ Kampuchia mới ban hành với qui định không được coi bao cao su là bằng chứng để bắt giữ người tình nghi bán dâm.
Thứ ba, vẫn lời bà Mandeep Dhaliwal, fiji và Papua New Guinea là hai quốc gia vùng Châu Á Thái Bình Dương qui định việc kiểm soát hay cấm đoán chuyện dùng bao cao su để tránh HIV hay những bệnh khác là hành động bất hợp pháp. Gần đây nhất, bà trình bày tiếp,
Việt Nam đã có  quyết định chấm dứt hoặc ngưng sự hoạt động của các trại phục hồi nhân phẩm dành cho những cô gái hành nghề mãi dâm bị bắt giữ, đó là một thay đổi rất đáng kể .
Vẫn theo lời bà Deepman Dhaliwal,  Luật Xử Lý Vi Phạm Hành Chính đối với những người hành nghề mãi dâm  mà quốc hội Việt Nam vừa thông qua có nhiều sự thay đổi quan trọng, thí dụ bỏ qui định áp dụng biện pháp quản lý, giáo dục tại địa phương đối với người bán dâm, đưa vào cơ sở điều trị bệnh tật đối với những người sa chân vào đường mãi dâm.
Luật còn qui định từ đầu tháng Bảy, người bán dâm bị bắt quả tang thì bị xử phạt hành chính, tức là phạt ba trăm ngàn đồng lần đầu và năm triệu đồng nếu tái phạm. Tiếp đó, chính quyền địa phương phải là nơi có trách nhiệm tạo điều kiện cho người bán dâm có thể hoàn lương, hòa nhập vào cuộc sống bình thường.
Điều này cũng có nghĩa các trại phục hồi nhân phẩm trong nước phải trả tự do cho các cô gái mại dâm đang bị giam giữ , điển hình như Trung tâm Giáo Dục lao Động Xã Hội thành phố Hồ Chí Minh chẳng hạn.
Đã có sự quan ngại từ các cơ quan chức năng là thế chẳng khác nào tạo cơ hội cho tệ nạn mãi dâm bùng phát. Ông Nguyễn Ngọc Thạch, trưởng chi cục phòng chống tệ nạn xã hội thuộc Sở Lao Động, Thương Binh và Xã Hội  ở thanh phố Hồ Chí Minh, cho rằng nếu được trả về theo Luật Xử Phạt Hành Chính thì  không hiểu những cô gái mại dâm này sẽ đi đâu và làm gì bởi đa số họ là những người lang thang, không nơi ở cố định và không có trình độ học vấn.
Vẫn theo lời ông, nếu theo luật mới nghĩa là không áp dụng biện pháp quản lý và giáo dục, thì khi bị bắt quả tang  người hành nghề mãi dâm sẳn sàng nộp phạt rồi đi nơi khác hành nghề tiếp vì biết rằng sẽ không bị bắt giữ và bị đưa đi cải tạo nữa.

Không có nhận xét nào: