9.10.12


Những vết rạn nứt xuất hiện trong phép lạ kinh tế của Việt Nam

Tim Daiss/Energy Tribune
Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ
Việt Nam là câu chuyện thành công thứ hai của châu Á . Dù thường bị che khuất trong cái bóng của Trung Quốc, người láng giềng khổng lồ và đôi khi là kẻ thù ở phương bắc, phép lạ kinh tế của Việt Nam không chỉ là một ấn tượng mà thậm chí còn có thể nhiều hơn như vậy. Giữa đống tro tàn của cuộc chiến tranh Việt Nam tàn phá và sự nghèo khó, đất nước này đã xuất sắc nổi lên ở khu vực Đông Nam Á, khiến nhận được sự tôn trọng của cả khu vực và quốc tế.

Trong thực tế, phép lạ kinh tế của riêng Việt Nam đã trở thành huyền thoại, một phép lạ mà chỉ vài năm trước đây Ngân hàng Thế giới từng gọi Việt Nam là một “câu chuyện thành công về sự phát triển”. Vào năm 1986, khi các cải cách chính trị và kinh tế được đưa ra, Việt Nam là một trong những nước nghèo nhất trên thế giới với thu nhập bình quân đầu người dưới 100 USD. Chỉ trong 25 năm, vào cuối năm 2010, Việt Nam đã được liệt kê trong hàng các quốc gia có thu nhập trung bình thấp với thu nhập bình quân đầu người là 1.130 USD. Tỷ lệ dân số đói nghèo giảm từ 58% của năm 1993 xuống còn 14,5% trong năm 2008. Và đất nước đã đạt được 5 trong số 10 mục tiêu phát triển thập niên ban đầu của mình đồng thời cũng đang sắp đạt được thêm hai mục tiêu nữa vào năm 2015.
Tuy nhiên, mới chỉ gần đây, mọi thứ đều trở nên không tốt cho Việt Nam. Nạn tham nhũng và một chính phủ độc tài toàn trị vẫn đàn áp tự do báo chí, và dự phần vào các cuộc đàn áp tôn giáo khiến tiếp tục làm xa lánh các đồng minh Tây phương tiềm năng, đặc biệt là Hoa Kỳ (đất nước từng cố gắng nhưng đã không thể làm ngơ những tin tức về tội ác vi phạm nhân quyền xảy ra từ đất nước này) gây tai hại cho quốc gia.
Thực tế là, vào ngày 11 tháng 9, Hạ viện Mỹ đã thông qua một dự luật để phản đối các vi phạm nhân quyền tại Việt Nam. Về phần mình Việt Nam đã nhanh chóng phản ứng, phản đối dự luật ấy. Bộ Ngoại giao Việt Nam nói rằng quyết định vô giá trị ấy đã dựa trên những thông tin sai lệch và chỉ có xu hướng muốn cản trở sự tiến bộ của việc bình thường hóa quan hệ dựa trên sự cởi mở và tôn trọng lẫn nhau giữa Việt Nam và Mỹ,.
Dù Việt Nam có thể có khả năng vượt qua các khó khăn ấy khi Hà Nội trưởng thành, trở nên thấu hiểu hơn các phức tạp của ngoại giao quốc tế trong thế kỷ 21 và học được cách cân bằng tham vọng của mình trong khi vẫn ngoan cố bám chặt lý tưởng cộng sản ở trong nước, đất nước này vẫn có nhiều khó khăn hơn để phải đối phó với hai vấn đề cấp bách hơn: cơn biến động tài chính gần đây khiến đưa đến hậu quả dự báo GDP thấp và tình trạng thiếu năng lượng – cả hai đều có thể khiến phép lạ kinh tế thứ hai của châu Á rối lên, có thể phải ngừng hẳn lại.
Những vết rạn nứt trên cỗ máy kinh tế Việt Nam
Các khó khăn về kinh tế đã bắt đầu ăn mòn sự thịnh vượng còn non trẻ của Việt Nam. Trong tháng Năm, Dịch vụ Tin tức Việt Nam (VNS) báo cáo rằng trong khi nền kinh tế Việt Nam đang có dấu hiệu phục hồi sau các biện pháp tài chính và tiền tệ từng được chính phủ thực hiện để hỗ trợ doanh nghiệp, tăng trưởng GDP nhắm mục tiêu từ 6 đến 6,5% năm nay sẽ khó đạt được. Tăng trưởng GDP của Việt Nam hiện được dự báo là từ 4,5 đến 5%. Tuy nhiên, các nhà dự báo khác tiên đoán tăng trưởng GDP của Việt Nam chỉ ở mức 4%.
Một khó khăn khác là nạn lạm phát. Trớ trêu thay, các doanh nghiệp Việt Nam đãc ố gắng chống đỡ một đồng bạc Việt Nam suy yếu bằng cách sử dụng đô la Mỹ, lối thanh toán được ưa chuộng tại nhiều khách sạn, cửa hàng và kinh doanh ở các thành phố lớn hơn, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn) và Hà Nội.
Báo cáo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) phát hành vào đầu tháng Chín cho rằng lạm phát của Việt Nam gần mức 20% trong năm 2011, gấp đôi so với năm 2010, và tỉ lệ nợ có chủ quyền của đất nước trở nên tồi tệ hơn. Việt Nam đã bị giáng 10 bậc trong bảng xếp hạng hàng năm về môi trường kinh doanh và tài chính của mình.
Đất nước này đã tụt xuống xuống hạng 75 từ hạng 65 vào năm trước và hạng 59 trong năm 2010, khiến trở thành đứng hạng gần chót của tám nước trong số mười thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) theo báo cáo thường niên của WEF có trụ sở tại Thụy Sĩ về tính cạnh tranh toàn cầu. Bản báo cáo cũng liệt kê tham nhũng là một trong những thủ phạm chính trong cuộc tuột dốc gần đây của Việt Nam.
Các biến động ngân hàng cũng kéo nền kinh tế Việt Nam đi xuống, đến mức hồi đầu tháng Chín, đã có tin đồn là Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) có thể phải ra tay cứu nguy,khiến chính phủ nhanh chóng loại bỏ tin này.
Vấn đề bắt nguồn từ thực tế là nhiều ngân hàng Việt Nam đã thực hiện các khoản nợ xấu trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng tài chính gần đây. Ba tuần trước, tờ Wall Street Journal tường thuật rằng chính phủ Việt Nam thừa nhận các khoản cho vay không đòi được (đa số là cho các công ty kém hiệu quả thuộc sở hữu nhà nước) có thể đến mức 10% của hệ thống ngân hàng, cao hơn đáng kể so với báo cáo của từng ngân hàng. Các nhà phân tích của Fitch Ratings cho rằng con số này thực sự cao đến mức 15%.
Gareth Leather, một nhà kinh tế tại Capital Economics cho rằng các vấn đề kinh tế của Việt Nam chủ yếu là từ khu vực ngân hàng, và dự báo tăng trưởng GDP sẽ ở mức 5% trong những năm tới. Ông nói rằng mặc dù cao hơn so với tốc độ tăng trưởng ở phương Tây, mức 5 %được coi là chậm đối với một quốc gia châu Á đang phát triển như Việt Nam và có thể sẽ không đủ nhanh để tạo ra đủ công ăn việc làm cho dân số phát triển của mình.
Khủng hoảng năng lượng
Không chỉ kinh tế Việt Nam chậm lại, cả lĩnh vực năng lượng của Việt Nam cũng đúng là có vấn đề. Thoạt tiên, Việt Nam trợ cấp giá để công dân của mình chi trả được phí tổn cho khí đốt tự nhiên. Họ không muốn tăng giá đối với người xử dụng đến mức đủ đảm bảo lợi nhuận cho các công ty nước ngoài tìm kiếm (khí đốt) rồi sau đó lại phải trả một khoản tiền lớn để phát triển nguồn dự trữ.
Ngoài ra, mặc dù điều này có thể thay đổi như cú trượt ngã GDP của Việt Nam, nhu cầu điện của cả nước đã tăng tốc khi nền kinh tế tiếp tục phát triển. Trong 15 năm qua, GDP của nước này tăng ít nhất 7% hàng năm. Nhu cầu điện (đi theo tăng trưởng kinh tế) tăng 15% hàng năm kể từ giữa những năm 1990, theo một báo cáo năm 2010 của Ngân hàng Thế giới.
Từ năm 2007, tình trạng thiếu điện và cắt giảm đã gây hại trên cả nước. Hoàn cảnh trở nên tồi tệ hơn trong mùa nóng của những năm 2010 và 2011 khi điện bị cắt vài lần một tuần, khiến người dân nổi giận và gây thiệt hại nặng nề cho các doanh nghiệp.
Để đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng, cả nước đã cố gắng đa dạng hóa ngành năng lượng trong khi cũng tích cực tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí ngoài khơi.
Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) ước tính rằng khoảng 1/3 năng lượng tiêu thụ của Việt Nam là từ năng lượng sinh học truyền thống và chất thải. Khoảng 70% dân số cả nước sống ở nông thôn và nông nghiệp chiếm một phần lớn GDP của đất nước.
Gần 1/4 nguồn tiêu thụ năng lượng xuất phát từ dầu mỏ, trong khi từ thủy điện là 10%, than đá 20% và khí tự nhiên ở mức 11%.
Sản lượng dầu của Việt Nam đã tụt giảm từ năm 2004, sau nhiều năm gia tăng ổn định và đất nước đã trở thành một nước nhập khẩu dầu ròng từ năm 2011. Tuy nhiên, sản xuất khí đốt tự nhiên của Việt Nam đã gia tăng nhanh chóng từ cuối những năm 1990 và được sử dụng hoàn toàn để cung cấp cho thị trường trong nước. Mặc dù các công ty nước ngoài thường do dự không muốn đi vào ngành năng lượng của Việt Nam, gần đây, TNK-BP đã dạt được thành công.
Trong tháng tư, chỉ hơn ba tháng sau khi khởi công, TNK Việt Nam, một công ty con của TNK-BP, công ty dầu khí khổng lồ của Nga, thông báo rằng họ thành công trong việc hoàn tất khoan hai giếng dầu trong lĩnh vực Lan Đỏ. Với sản lượng hàng năm dự kiến ở 2 tỷ mét khối (bcm), TNK-BP tuyên bố rằng họ hy vọng mỏ dầu Lan Đỏ ngoài khơi của mình tại Việt Nam sẽ giúp bù đắp thiếu hụt ở các khu mỏ khai thác gần đó cũng như sẽ giúp đáp ứng nhu cầu điện năng của đất nước đang phát triển.
Lượng khí đốt đầu tiên từ Lan Đỏ được dự kiến sẽ chuyển vào các đường ống dẫn trong quý thứ tư của năm 2012. TNK-BP dự kiến sản xuất hàng năm của Lan Đỏ sẽ duy trì mức sản xuất hiện nay ở Lô 06,1 là 4,7 bcm/một năm. Khu vực khai thác này ở cách dàn khai thác ngoài khơi Lan Tây 28 km tại Lô 06.1 ở Nam Côn Sơn nơi TNK-BP đang sản xuất khí đốt để phát điện tại Việt Nam.
Một số nhà phân tích nghĩ rằng điều này sẽ có tác động tích cực lên thị trường điện nội địa của đất nước, vốn đang cần nguồn nhiên liệu bổ sung để đáp ứng với nhu cầu trong tương lai.
Jamie Taylor, nhà phân tích nghiên cứu cho Wood Mackenzie, mang lại một góc nhìn khác. Phát biểu qua điện thoại, ông nói với Energy Tribune rằng sự phát triển của Lan Đỏ sẽ giúp bù đắp những gì ông xem như là một sự suy giảm sản xuất từ các khu vực khai thác ở Lan Tây bên cạnh hơn là có kết quả trong việc gia tăng nguồn cung cấp từ dự án.
Taylor đề cập đến một vấn đề nữa với ngành năng lượng Việt Nam khiến thường gây ra sự khó chịu cho các quốc gia thành viên ASEAN. “Sự chậm tiến bộ trong việc thực hiện các dự án năng lượng ở miền Nam Việt Nam đã khiến không tránh khỏi sự thiếu điện trong khu vực”, ông nói. “Nhìn vào tình trạng hiện tại của các dự án năng lượng, ngay cả khi Việt Nam tăng tốc các dự án, thâm hụt điện có thể sẽ tiếp tục trong vài năm tới”.
Ông nói thêm rằng tăng trưởng GDP chậm lại ở Việt Nam có thể sẽ làm giảm nhu cầu năng lượng trong tương lai và có thể làm giảm tác động của tình trạng thiếu điện. Nếu vậy, đó chính là một phước lành hỗn hợp trong bối cảnh khủng hoảng tài chính gần đây của đất nước.
Chris Faulkner, Giám đốc điều hành của tổng công ty Breitling Oil & Gas có trụ sở tại Dallas nói với tờ Energy Tribune rằng ngành công nghiệp dầu khí đã đóng vai trò nổi bật trong sự tăng trưởng nhanh chóng của nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây, nhưng nhu cầu năng lượng đã vượt qua cả nền kinh tế và cơ sở hạ tầng năng lượng của Việt Nam .
“Mặc dù gần đây Việt Nam đã chuyển sang một hệ thống kinh tế theo phong cách thị trường tự do, đất nước này vẫn còn thiếu cơ sở hạ tầng năng lượng để cung cấp cho nguồn năng lượng ổn định vốn sẽ là chìa khóa để duy trì một GDP tích cực”, ông nói.
Faulkner cho biết là Việt Nam đang ở một khúc quanh quan trọng trong cách chính sách và việc cung cấp năng lượng trong nước. Trong tương lai gần đất nước này sẽ không sản xuất đủ khí đốt tự nhiên trong nước để theo kịp với nhu cầu, trừ khi họ tìm và phát triển được các nguồn khai thác nội địa mới.
Ông nói thêm rằng sự tăng trưởng dân số kết hợp với nhu cầu gia tăng khí đốt thiên nhiên cho các máy phát điện sẽ sớm vượt qua trữ lượng hiện tại của Việt Nam và đưa đất nước này ra khỏi tình trạng hiện tại như một nước xuất khẩu vào vị trí không mong muốn là trở thành một nước nhập khẩu khí đốt tự nhiên.
“Việt Nam cũng sẽ cần phải nghiêm túc về hiệu quả năng lượng. Một chính sách năng lượng trong nước để giải quyết hiệu quả năng lượng, đầu tư nước ngoài, thăm dò tìm kiếm, phát triển cơ sở hạ tầng, sản xuất, phân phối, giá cả, và nhập khẩu là con đường duy nhất đi đến thành công mà tôi có thể nhìn thấy để Việt Nam có thể đáp ứng được nhu cầu tăng mạnh trong nước “, Faulkner cho biết.
Nguồn: Energy Tribune

Không có nhận xét nào: