Ai là người sẽ lên thay cho Ngoại trưởng Clinton?
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton cho biết bà sẽ rút lui khi Tổng thống Barack Obama chuẩn bị cho nhiệm kỳ thứ nhì của ông. Từ trụ sở Bộ Ngoại giao ở Washington, thông tín viên Scott Stearns của đài VOA có bài tường thuật sau đây về việc ai sẽ là người lên thay cho bà Clinton.
Hồi đầu năm nay, bà Clinton đã loan báo ý định từ chức ngoại trưởng. Bà nói với các nhân viên của Bộ Ngoại giao là bà cần nghỉ ngơi một thời gian. Ngoại trưởng Mỹ nói:
"Chắc chắn là tôi sẽ tiếp tục đảm nhiệm công tác hiện nay cho tới khi Tổng thống Obama đề cử một người nào đó lên thay cho tôi. Nhưng tôi nghĩ rằng, sau 20 năm tham gia những hoạt động chính trị sôi nổi, với rất nhiều thách thức đi kèm, có lẽ đã tới lúc tôi nên nhận ra là tôi đã quá mỏi mệt."
Sau khi ông Obama đắc cử cho nhiệm kỳ thứ nhì, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Victoria Nuland cho biết dự tính đó vẫn giữ nguyên. Bà Nuland nói:
"Quí vị đã nghe bà ngoại trưởng nói rất nhiều lần là bà muốn trông nom giai đoạn chuyển tiếp của người kế nhiệm và sau đó bà sẽ quay về với cuộc sống riêng tư và vui hưởng một thời gian nghỉ ngơi, và suy nghĩ, viết lách và làm những việc đại loại như vậy."
Vậy thì Tổng thống Obama sẽ chọn người nào lên thay cho bà Clinton?
Thượng nghị sĩ John Kerry, đại diện tiểu bang Massachusetts, là một trong các ứng viên hàng đầu.
Trong cương vị Chủ tịch Ủy ban Quan hệ Đối ngoại Thượng viện, ông hoạt động rất tích cực trong lãnh vực chính sách đối ngoại, đặc biệt là ở Pakistan và Afghanistan. Và vì là người từng làm ứng cử viên tổng thống, ông có được tiếng tăm mà bà Clinton đã dùng để thăng tiến các mục tiêu của nước Mỹ.
Ông Kerry là người mà Tổng thống Obama đã chọn để giúp ông tập dượt cho các cuộc tranh luận trên truyền hình với ứng cử viên Mitt Romney của đảng Cộng hòa, và ban vận động bầu cử của ông Obama đã nhờ ông Kerry phát biểu trong một đoạn phim quảng cáo chống lại ông Romney. Ông Kerry nói:
"Ông Romney toàn nói những điều không đúng sự thật hoặc vô trách nhiệm, và ông ấy lúc nào sẵn sàng vì những lý do chính trị mà làm cho chính sách đối ngoại của chúng ta gặp phải rủi ro."
Một trở ngại cho ông Kerry có lẽ là chiếc ghế của ông ở Thượng viện. Khi chọn một vị thượng nghị sĩ ra giữ một chức vụ trong nội các, bất kỳ một vị tổng thống nào cũng đều xem xét tới vấn đề là đảng đương quyền có thể giữ chiếc ghế đó ở quốc hội hay không. Vấn đề này đặc biệt quan trọng vào lúc này vì đảng Dân chủ chỉ chiếm thế đa số ở Thượng viện với một mức chênh lệch rất nhỏ.
Thứ ba vừa qua, Thượng nghị sĩ Scott Brown, thuộc đảng Cộng hòa, đại diện tiểu bang Massachusetts, đã bị thất bại một cách khít khao trong cuộc vận động tái tranh cử. Điều này khiến cho ông Brown trở thành ứng cử viên hàng đầu trong cuộc chạy đua để giành chiếc ghế thượng nghị sĩ còn lại của tiểu bang Massachusetts trong trường hợp ông Kerry rời Thượng viện để sang Bộ Ngoại giao.
Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên hiệp quốc, bà Susan Rice, là một ứng viên sáng giá khác cho chức vụ của bà Clinton.
Phần lớn các hoạt động ngoại giao ở New York phản chiếu những gì đang diễn ra trên chính trường thế giới, cho nên làm đại sứ ở Liên hiệp quốc là một kinh nghiệm rất quý báu cho những ai muốn trở thành người đứng đầu ngành ngoại giao. Cựu Ngoại trưởng Madeleine Albright là người đã có kinh nghiệm như vậy.
Tuy nhiên, việc đề cử bà Rice có thể khơi dậy những sự chỉ trích của phe Cộng hòa về cách xử lý của chính quyền Obama đối với vụ tấn công khủng bố tại lãnh sự quán Mỹ ở thành phố Benghazi của Libya, giết chết 4 người Mỹ, trong đó có Đại sứ Chris Stevens.
Không có bằng chứng nào cho thấy bà Rice có dính líu tới những quyết định về vấn đề an ninh ở Benghazi, nhưng bà là khuôn mặt của chính quyền Obama trên các chương trình hội thoại trên truyền hình ngày chủ nhật sau vụ tấn công đó và bà đã lập lại nhận định cho rằng vụ bạo động phát xuất từ những cuộc biểu tình phản đối một cuốn phim chế nhạo Tiên tri Muhammad của đạo Hồi. Nhận định vừa kể đã được giới hữu trách rút lại.
Về vấn đề này, bà Malou Innocent, một nhà phân tích chính sách ngoại giao của Viện Cato ở Washington, cho biết như sau:
"Vẫn còn rất nhiều câu hỏi chưa được giải đáp xoay quanh vụ tấn công khủng bố của các phần tử hiếu chiến, và tôi nghĩ rằng đó có thể là gánh nặng lớn nhất của bà Rice. Mặc dù vậy, bà ấy vẫn là một trong các ứng viên hàng đầu cho chức vụ ngoại trưởng và chúng ta cần phải chờ xem điều gì sẽ xảy ra trong quá trình chuẩn thuận ở Thượng viện."
Một nhân vật khác cũng có nhiều khả năng lên thay cho bà Clinton là ông Tom Donilon, người đang giữ chức Cố vấn An ninh Quốc gia. Đây là một chức vụ nằm ở trung tâm của guồng máy quyết định chính sách đối ngoại của tổng thống Mỹ. Ông Henry Kissinger, ông Colin Powell và bà Condoleeza Rice đã giữ chức vụ này trước khi giữ chức ngoại trưởng.
Ông Donilon là một giới chức kỳ cựu trong chính phủ của Tổng thống Bill Clinton. Ông từng phụ trách những công tác liên quan tới kế hoạch nới rộng liên minh Nato và cuộc đàm phán về Hiệp ước Dayton năm 1995, là hiệp ước chấm dứt cuộc giao tranh ở Nam Tư cũ.
Bà Innocent của Viện Cato cho biết thêm như sau về ông Donilon:
"Ông ấy là người có liên hệ mật thiết với các chính sách chống khủng bố của Tổng thống Obama. Ông ấy cũng được Tổng thống lắng nghe trong nhiều trường hợp. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng điều ông ấy thiếu là sức mạnh của ngôi sao mà bà Clinton đã có. Ông ấy không có được vị thế nỗi bật trên trường quốc tế mà những người như bà Clinton có được và vị thế như vậy chính là điều mà chúng ta muốn có trong lãnh vực quan hệ với các nước khác."
Hiện chưa có một thời biểu cho việc nghỉ hưu của Ngoại trưởng Clinton. Nhưng Tổng thống Obama có thể đề cử một người thay thế trước cuối năm nay với hy vọng là người đó sẽ thay cho bà Clinton trước khi ông tuyên thệ nhậm chức cho nhiệm kỳ thứ nhì vào tháng giêng tới đây.
Hồi đầu năm nay, bà Clinton đã loan báo ý định từ chức ngoại trưởng. Bà nói với các nhân viên của Bộ Ngoại giao là bà cần nghỉ ngơi một thời gian. Ngoại trưởng Mỹ nói:
"Chắc chắn là tôi sẽ tiếp tục đảm nhiệm công tác hiện nay cho tới khi Tổng thống Obama đề cử một người nào đó lên thay cho tôi. Nhưng tôi nghĩ rằng, sau 20 năm tham gia những hoạt động chính trị sôi nổi, với rất nhiều thách thức đi kèm, có lẽ đã tới lúc tôi nên nhận ra là tôi đã quá mỏi mệt."
Sau khi ông Obama đắc cử cho nhiệm kỳ thứ nhì, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Victoria Nuland cho biết dự tính đó vẫn giữ nguyên. Bà Nuland nói:
"Quí vị đã nghe bà ngoại trưởng nói rất nhiều lần là bà muốn trông nom giai đoạn chuyển tiếp của người kế nhiệm và sau đó bà sẽ quay về với cuộc sống riêng tư và vui hưởng một thời gian nghỉ ngơi, và suy nghĩ, viết lách và làm những việc đại loại như vậy."
Vậy thì Tổng thống Obama sẽ chọn người nào lên thay cho bà Clinton?
Thượng nghị sĩ John Kerry, đại diện tiểu bang Massachusetts, là một trong các ứng viên hàng đầu.
Trong cương vị Chủ tịch Ủy ban Quan hệ Đối ngoại Thượng viện, ông hoạt động rất tích cực trong lãnh vực chính sách đối ngoại, đặc biệt là ở Pakistan và Afghanistan. Và vì là người từng làm ứng cử viên tổng thống, ông có được tiếng tăm mà bà Clinton đã dùng để thăng tiến các mục tiêu của nước Mỹ.
Ông Kerry là người mà Tổng thống Obama đã chọn để giúp ông tập dượt cho các cuộc tranh luận trên truyền hình với ứng cử viên Mitt Romney của đảng Cộng hòa, và ban vận động bầu cử của ông Obama đã nhờ ông Kerry phát biểu trong một đoạn phim quảng cáo chống lại ông Romney. Ông Kerry nói:
"Ông Romney toàn nói những điều không đúng sự thật hoặc vô trách nhiệm, và ông ấy lúc nào sẵn sàng vì những lý do chính trị mà làm cho chính sách đối ngoại của chúng ta gặp phải rủi ro."
Một trở ngại cho ông Kerry có lẽ là chiếc ghế của ông ở Thượng viện. Khi chọn một vị thượng nghị sĩ ra giữ một chức vụ trong nội các, bất kỳ một vị tổng thống nào cũng đều xem xét tới vấn đề là đảng đương quyền có thể giữ chiếc ghế đó ở quốc hội hay không. Vấn đề này đặc biệt quan trọng vào lúc này vì đảng Dân chủ chỉ chiếm thế đa số ở Thượng viện với một mức chênh lệch rất nhỏ.
Thứ ba vừa qua, Thượng nghị sĩ Scott Brown, thuộc đảng Cộng hòa, đại diện tiểu bang Massachusetts, đã bị thất bại một cách khít khao trong cuộc vận động tái tranh cử. Điều này khiến cho ông Brown trở thành ứng cử viên hàng đầu trong cuộc chạy đua để giành chiếc ghế thượng nghị sĩ còn lại của tiểu bang Massachusetts trong trường hợp ông Kerry rời Thượng viện để sang Bộ Ngoại giao.
Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên hiệp quốc, bà Susan Rice, là một ứng viên sáng giá khác cho chức vụ của bà Clinton.
Phần lớn các hoạt động ngoại giao ở New York phản chiếu những gì đang diễn ra trên chính trường thế giới, cho nên làm đại sứ ở Liên hiệp quốc là một kinh nghiệm rất quý báu cho những ai muốn trở thành người đứng đầu ngành ngoại giao. Cựu Ngoại trưởng Madeleine Albright là người đã có kinh nghiệm như vậy.
Tuy nhiên, việc đề cử bà Rice có thể khơi dậy những sự chỉ trích của phe Cộng hòa về cách xử lý của chính quyền Obama đối với vụ tấn công khủng bố tại lãnh sự quán Mỹ ở thành phố Benghazi của Libya, giết chết 4 người Mỹ, trong đó có Đại sứ Chris Stevens.
Không có bằng chứng nào cho thấy bà Rice có dính líu tới những quyết định về vấn đề an ninh ở Benghazi, nhưng bà là khuôn mặt của chính quyền Obama trên các chương trình hội thoại trên truyền hình ngày chủ nhật sau vụ tấn công đó và bà đã lập lại nhận định cho rằng vụ bạo động phát xuất từ những cuộc biểu tình phản đối một cuốn phim chế nhạo Tiên tri Muhammad của đạo Hồi. Nhận định vừa kể đã được giới hữu trách rút lại.
Về vấn đề này, bà Malou Innocent, một nhà phân tích chính sách ngoại giao của Viện Cato ở Washington, cho biết như sau:
"Vẫn còn rất nhiều câu hỏi chưa được giải đáp xoay quanh vụ tấn công khủng bố của các phần tử hiếu chiến, và tôi nghĩ rằng đó có thể là gánh nặng lớn nhất của bà Rice. Mặc dù vậy, bà ấy vẫn là một trong các ứng viên hàng đầu cho chức vụ ngoại trưởng và chúng ta cần phải chờ xem điều gì sẽ xảy ra trong quá trình chuẩn thuận ở Thượng viện."
Một nhân vật khác cũng có nhiều khả năng lên thay cho bà Clinton là ông Tom Donilon, người đang giữ chức Cố vấn An ninh Quốc gia. Đây là một chức vụ nằm ở trung tâm của guồng máy quyết định chính sách đối ngoại của tổng thống Mỹ. Ông Henry Kissinger, ông Colin Powell và bà Condoleeza Rice đã giữ chức vụ này trước khi giữ chức ngoại trưởng.
Ông Donilon là một giới chức kỳ cựu trong chính phủ của Tổng thống Bill Clinton. Ông từng phụ trách những công tác liên quan tới kế hoạch nới rộng liên minh Nato và cuộc đàm phán về Hiệp ước Dayton năm 1995, là hiệp ước chấm dứt cuộc giao tranh ở Nam Tư cũ.
Bà Innocent của Viện Cato cho biết thêm như sau về ông Donilon:
"Ông ấy là người có liên hệ mật thiết với các chính sách chống khủng bố của Tổng thống Obama. Ông ấy cũng được Tổng thống lắng nghe trong nhiều trường hợp. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng điều ông ấy thiếu là sức mạnh của ngôi sao mà bà Clinton đã có. Ông ấy không có được vị thế nỗi bật trên trường quốc tế mà những người như bà Clinton có được và vị thế như vậy chính là điều mà chúng ta muốn có trong lãnh vực quan hệ với các nước khác."
Hiện chưa có một thời biểu cho việc nghỉ hưu của Ngoại trưởng Clinton. Nhưng Tổng thống Obama có thể đề cử một người thay thế trước cuối năm nay với hy vọng là người đó sẽ thay cho bà Clinton trước khi ông tuyên thệ nhậm chức cho nhiệm kỳ thứ nhì vào tháng giêng tới đây.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét