13.11.12


Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền ASEAN không đạt tiêu chuẩn quốc tế

2012-11-12
Trong thư gởi lãnh đạo các nước ASEAN, các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế yêu cầu hoãn việc chấp thuận Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền ASEAN.
RFA screen capture
Danh sách đại biệu các quốc gia trong Ủy Ban Liên Chính Phủ ASEAN Về Nhân Quyền. RFA screen cap.
Các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế cho rằng nội dung của văn kiện này có những điều khoản bị cho không đạt   tiêu chuẩn quốc tế về quyền con người mà còn tạo cơ hội khiến nhân quyền trong khu vực bị vi phạm một cách nghiêm trọng và tinh vi hơn.
Không có tiếng nói của người dân khu vực

Tuyên Ngôn Nhân Quyền ASEAN, do AICHR Ủy Ban Liên Quốc Gia ASEAN Về Nhân Quyền soạn thảo, sẽ được đệ trình trước thượng đỉnh ASEAN ngày 18 tới đây ở Phnom Penh.
Trong thư ngỏ gởi lên các nhà lãnh đạo ASEAN tuần trước, một số tổ chức nhân quyền quốc tế yêu cầu các nhà lãnh đạo ASEAN hoãn việc chấp thuận vì Tuyên Ngôn Nhân Quyền ASEAN chẳng những không hội đủ tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền mà còn tạo phương tiện hoặc công cụ để các chính phủ trong khu vực vin vào đó và vi phạm nhân quyền một cách tinh vi hơn.
Theo dẫn chứng của các tổ chức NGO, nội dung chính yếu của Tuyên Ngôn Nhân Quyền,  phản ảnh qua những  nguyên tắc khái quát với các điều khoản 6, 7 và 8, đã hạn chế và đi ngược quyền con người khi qui định rằng "nhân quyền phải cân bằng với công việc và trách nhiệm",  "phải đi đôi với văn hóa, tôn giáo và lịch sử từng nước "cũng như "phải phù hợp với tầm vóc quốc gia và trình độ khu vực".
Bên cạnh đó, hai qui định khái quát khác mà các tổ chức bảo vệ nhân quyền cho là có tính cách hạn chế nghiêm khắc là qui định việc thể hiện quyền con người phải tương xứng với an ninh quốc gia và đạo đức xã hội.
Tuyên ngôn Nhân Quyền ASEAN không có tiếng nói của người dân khu vực thành thử không phải là một văn bản hợp pháp
ông Shiwei Yeh, IFHR
Ông Shiwei Yeh, International Federation For Human Rights Liên Đoàn Quốc Tế Về Nhân Quyền. RFA file
Ông Shiwei Yeh, International Federation For Human Rights Liên Đoàn Quốc Tế Về Nhân Quyền. RFA file
Đồng ký tên vào kiến thư xin hoãn việc chấp thuận bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền ASEAN là các tổ chức Human Rights Watch Giám Sát Nhân Quyền,  Amnesty International Ân Xá Quốc Tế, International Commission Of Jurists Ủy Hội Luật Gia Quốc Tế , International Federation For Human Rights Liên Đoàn Quốc Tế Về Nhân Quyền vân vân...
Lên tiếng với đài Á Châu Tự Do, ông Shiwei Yeh, International Federation For Human Rights Liên Đoàn Quốc Tế Về Nhân Quyền,  nói rằng Ủy Ban Liên Quốc Gia ASEAN Về Nhân Quyền đã soạn thảo bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền ASEAN mà không có sự tham dự hay đóng góp của bất cứ một tổ chức dân sự hay xã hội nào, trong lúc nhân quyền bị vi phạm là hiện trạng đã và đang xảy ra tại nhiều quốc gia trong khu vực:
Tuyên ngôn Nhân Quyền ASEAN không có tiếng nói của người dân khu vực thành thử không phải là một văn bản hợp pháp. Có quá nhiều vấn đề cần đạt ra đối với Tuyên Ngôn này vì chúng gần như bao che cho các hành động coi thường và chà đạp quyền con người đã và đang xảy ra trong khu vực, đi ngược lại những  nguyên tắc căn bản của Tuyên Ngôn Quốc Tế Về Nhân Quyền mà nhiều nước đã ký và cam kết tuân thủ.
Chấp  thuận bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền ASEAN này, ông nói tiếp, chẳng khác nào mở đường cho các nước hợp thức hóa mọi hành động vi phạm nhân quyền đối với người dân trong nước họ. Do những khái niệm về nhân quyền trong bản tuyên ngôn không phù hợp với Công Pháp Quốc Tế, chúng tôi kêu gọi lãnh đạo các nước ASEAN không chỉ hõan chấp thuận mà còn nên hỏi ý kiến của người dân và các tổ chức dân
Bà Emerlynn Gil, cố vấn pháp lý cho International Commission Of Jurists Uỷ Hội Luật Gia Quốc Tế
Bà Emerlynn Gil, cố vấn pháp lý cho International Commission Of Jurists Uỷ Hội Luật Gia Quốc Tế. RFA file
sự.
Nhiều giới hạn về quyền con người
Theo  ông Phil Robertson, phó giám đốc Châu Á Sự Vụ của Human Rights Watch Giám Sát Nhân Quyền, vấn đề của Tuyên Ngôn Nhân Quyền ASEAN là có quá nhiều điểm loại trừ hoặc giới hạn về quyền con người, thí dụ nhân quyền phải nằm trong khuôn khổ  trật tự xã hội,  nhân quyền trong phạm vi an ninh quốc gia, chưa kể những khái niệm như thể hiện nhân quyền phải cân bằng với công việc  và trách nhiệm của cá nhân chẳng hạn
Luật quốc tế qui định quyền tự do ngôn luận phải được thể hiện và hành xử đúng theo luật pháp, nhưng nếu đặt quyền này vào khuôn khổ gọi là an ninh quốc gia và trật tự xã hội của các quốc gia ASEAN thì đó là sự giới hạn cũng như ngăn cấm quyền tự do ngôn luận tự do phát biểu một cách cố ý
bà Emerlynn Gil
Đó là những điều không phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền mà hậu quả là nếu Tuyên Ngôn  Nhân Quyền ASEAN được công nhận thì chính phủ các quốc gia trong khu vực sẽ có lý cớ để nói rằng có những qui định về nhân quyền khu vực mà người dân trong vùng không thể vi phạm, chính phủ từng địa phương có quyền nói đó là luật và cứ dựa vào luật ấy mà xử phạt những người lợi dụng nhân quyền để  gây rối để phá hoại an ninh và trật tự xã hội. Vấn đề trước mắt của Tuyên Ngôn Nhân Quyền ASEAN là  cơ hội cho chính phủ các nước độc tài trong khu vực lạm dụng để qui trách nhiệm, đỗ tội và trừng phạt những người thấp cổ bé miệng.
Cùng quan điểm với đại diện của Giám Sát Nhân Quyền, bà Emerlynn Gil, cố vấn  pháp lý Ủy Hội Luật Gia Quốc Tế, góp ý  rằng Tuyên Ngôn Nhân Quyền ASEAN không bảo vệ  thiết thực cho tự do ngôn luận,  một trong những quyền lợi căn bản và cần thiết của người dân trong một đất nước hay một thể chế:
Luật quốc tế qui định quyền tự do ngôn luận phải được thể hiện và hành xử đúng theo luật pháp,  nhưng nếu đặt quyền này vào khuôn khổ gọi là an ninh quốc gia và trật tự xã hội của các quốc gia ASEAN thì đó là sự giới hạn  cũng như ngăn cấm quyền tự do ngôn luận tự do phát biểu một cách cố ý và có chủ đích.
Trả lời câu hỏi liên quan đến thư của  các tổ chức nhân quyền quốc tế gởi đến lãnh đạo các chính phủ ASEAN yêu cầu hoãn việc công nhận bản Tuyên Nhân Quyền ASEAN do AICHR soạn thảo  trước khi thượng đĩnh ASEAN  diễn ra  ở Phnom Penh ngày 18,  đại diện Indonesia trong AICHR, ông Rafendi Djamin, khẳng định   điều  này không gây vấn đề gì ít nhất là đối với bản thân ông:
Các  tổ chức ngoài chính phủ có quyền yêu sách  và đòi hỏi một bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền ASEAN toàn hảo, đúng lý  và thích ứng nhất trong khả năng của nó.
Bản Tuyên  Ngôn Nhân Quyền ASEAN do các thành viên AICHR soạn thảo và đồng thuận, ông Rafendi Djamin cho biết tiếp, đã được trình lên ngoại trưởng ASEAN trong một cuộc họp ở New York tháng Chín vừa qua , đã được  ngoại trưởng các nước phê duyệt và quyết định cho công bố tại thượng đỉnh  ASEAN sắp tới ở Phnom Penh.
Vì thế, ông nói,  đến lúc này AICHR chẳng thể nói gì hơn  được, thuyết phục để thay đổi một tài liệu hay một văn bản đã thành hình là công việc mà các tổ chức dân sự phải thực hiện nếu thấy đó là điều chính đáng.

Không có nhận xét nào: