Luận Bàn Kinh Tế Cuối Năm 2012: Phần I: Khủng hoảng kinh tế: Kinh tế Tư bản tân tự do thất bại
Phan Văn Song, TS
December 15, 20120 Bình Luận
December 15, 20120 Bình Luận
Luận Bàn Kinh Tế Cuối NămVới khủng hoảng Kinh tế, nền kinh tế Tư bản tân tự do đã thất bại: Kinh tế Thị trường Xã hội? Con đường để giải quyết?
«Liên Hiệp (Âu châu) dành mọi nỗ lực để xây dựng lâu dài một Âu châu .. trên một nền Kinh tế Thị trường Xã hội … »* Hiến Ước Âu châu 1 : 3
Phần I: Khủng hoảng kinh tế
Kinh tế Tư bản tân tự do thất bại
Kinh tế Tư bản tân tự do thất bại
Thời sự nóng bỏng:
Sở Thống kê Nghiên Cứu Kinh tế Quốc Gia Pháp (INSEE) tuyên bố tình hình kinh tế cuối năm ở Pháp đen tối hẳn, chỉ số phát triển quý 4 /2012, chỉ là con số không (0), chỉ số 0, không tăng trong 4 tháng nền kinh tế có thể xem như tụt hậu – récession,trái lại số người thất nghiêp đang trên đà tăng vượt mức con số 3 triệu người, chiếm trên 10% tổng số người đang tuổi lao động. Effet mùa Đông chăng ? Effet đảng Xã hôi đang cầm quyền chăng ? Nhưng ở Mỹ mặc dù chánh quyền Obama vừa tái cử tuyên bố nền kinh tế đang phục hồi.
- Phương pháp Coué chăng? (Theo Phương pháp Coué, tự thuyết phục thì sẽ thành sự thiệt: thí dụ trời lạnh ta cứ ở trần, cứ tự thuyết phục là trời nóng là ta sẽ không cảm thấy lạnh, và không cần mặc áo)
- viễn tượng cái vực thẳm thuế vụ (fiscal cliff) vẫn còn đang hăm dọa, ám ảnh !
Thật vậy, trong bốn năm vừa qua, thề giới đã trải qua một cuộc khủng hoảng kinh tế tài chánh nghiêm trọng nhứt từ sau Đệ nhị thế chiến. Khủng hoảng 2008, bắt nguồn từ sụp đổ của thị trường địa ốc ở Huê kỳ. Từ đấy giao động đến thị trường chứng khoán, tín dụng và toàn bộ hệ thống ngân hàng thế giới. Nền tảng kinh tế Huê kỳ và hầu hết các quốc gia trên thế giới đều bị chao đảo.
Huê kỳ là nước đã khởi xướng xây dựng nền kinh tế tân tự do (néo libéralisme) và thúc đẩy thế giới áp dụng chủ thuyết kinh tế ấy.
Ở Pháp cơn sóng thần tsunami khủng hoảng đã quét sạch vào nến kinh tế của năm 2008, ảnh hưởng dư âm đến sáu tháng đầu năm 2009, hàng loạt hãng xưởng xập tiệm đóng cửa và phải cải tổ lại, các nghiệp đoàn , các công nhơn lao động phẫn nộ đình công, và lần đầu tiên được dân chúng biểu tình ủng hộ xuống đường. Một hiện tượng mới, đấu tranh đòi bồi thường thất nghiệp ngoài những bồi thường quy định. HãngArselor-Mittal ở Florange -miền Đông nước Pháp, cơ sở lò máy luyện thép, gốc Ấn độ, với nhiều cơ sở ở Pháp, đình công suốt 6 tháng trời và hăm dọa chiếm nhà máy, vì chủ nhơn đề nghị đóng cửa, và ra kế hoạch tái phối trí hay sa thải 630 nhơn công. Chánh phủ xã hôi của Tổng thống Hollande để giữ lời hứa khi đang ứng cử, quyết tâm thương thuyết giữ được 630 chổ làm không có người bị đuổi, nhưng Mittal vẫn làm chủ gây, phẫn nộ cho giới công nhơn, vi một vị bộ trưởng đã hăm, dọa đòi quốc hữu nhà máy ( hù tố phé Mittal thôi ! ) nhưng báo hạị, ngày nay giới công nhơn không còn tin tưởng chánh phủ nữa, mặc dù thành công trong việc thương thuyết là đã cứu 630 việc làm, vẫn tiếp tục đấu tranh đình công. Rối dân chúng bắt đầu phản đối và chê trách chánh phủ mặc dù chánh phủ chỉ mới hoạt động chưa đầy 6 tháng.
Có nguy cơ biến thành phong trào chống chánh phủ chăng ?
Khủng hoảng kinh tế nầy chứng minh sự thất bại của chủ thuyết kinh tế tân tự do. Nhưng công tâm mà nói, chúng ta cũng phải nhìn nhận trong những năm qua, chủ thuyết kinh tế tân tự do đã giúp các nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển. Thế nhưng, chủ thuyết ấy lại để rất nhiều vết xấu, việc đầu tiên là việc khủng hoảng tài chánh và kinh tế ngày hôm nay rồi ngày mai sẽ đến khủng hoảng xã hội, với những thảm trạng sẽ xảy ra trong giới lao động mất việc, thành phần có thu nhập thấp. Ngày mai khi đã sử dụng hết những bảo đảm bồi thường lao động, thất nghiệp, thu nhập không còn, thế giới của trộm cắp sẽ nổi lên.
Với kinh tế tân tự do ngày nay, thế giới lao đông chia làm hai:
- Một thế giới dân chủ pháp trị có trật tự, có quy luật, người công nhơn làm việc có bảo vệ sức khỏe, có quỹ hưu trí, có bảo đảm thất nghiệp và bảo đảm huấn luyện.
- Đối trọng lại với một thế giới phi luật pháp ( ở một vài quốc gia tuy gọi là dân chủ vẫn thiếu trách nhiệm đối với công nhơn.trong đó có Trung quốc và Ấn độ là hai quốc gia đang lên có chỉ số phát triển kinh tế cao).
Nói tóm lại, hai quan niệm:
- quan niệm Tây phương nói chung: đồng lương của một công nhơn bảo đảm đời sống vật chất và văn hóa của một con người. ( Công lao động sản xuất của công nhơn + chi phí đồi sống của công nhơn : nhà cửa, sức khỏe của công nhơn và gia đình + chi phí tương lai: tay nghề, huấn nghiệp để cập nhựt tay nghề, quỹ thất nghiệp và quỹ hưu trí. Ngày nay hưu trí đang gặp khó khăn vì phải làm việc đến 70 tuổi – vì tuổi nhập nghề cao 25 tuổi thì tuổi ra nghề cũng phải cao)
- Trái với quan niệm chậm tiến: lương bổng chỉ là công lao động đơn thuần thôi.
Tư bản thế giới, ngày nay đã thoát khỏi cái mặc cảm Đế quốc hay Thuộc địa rồi. Các Tập đoàn Đa quốc gia tư bản không còn mang « màu cờ sắc áo của thuộc địa » nữa, đã « bán cái » trách nhiệm cho những « cặp rằng địa phương được che chở bởi những nhà cầm quyền độc tài và nhiểu khi tham nhũng ». Tàu, Việt Nam là những điển hình. Nhà nước và Đảng cầm quyền bán, buộc người dân « làm mọi » cho chủ nhơn ngoại quốc với những giá rẽ mạt. Trên dưới 2 dollars một ngày. Làm một tháng không đủ cho một gia đình người Việt hải ngoại ở Mỹ, ở Úc, ở Pháp đi ăn phở buổi sáng.
Nếu cứ tiếp tục như vậy, nhơn công ở Pháp, ở Âu Mỹ sẽ thất nghiệp. Không còn sản xuất chỉ còn dịch vụ và tiêu dùng. Không sản xuất thì làm sao có tiến bộ. Cái gì cũng Low Cost, cái gì cũng Light. Một quốc gia hàng đầu về kỹ thuật xe hơi, như nước Pháp, mà ngày nay chiếc xe bán chạy nhứt là chiếc Dacia làm ở Roumania, giá trung bình 7/8 ngàn euros.
Thật quá nhục cho dân Pháp !
Ngày hôm nay, chữ thông dụng ở thế giới là « xuống giá », cái gì cũng cứ xuống giá, cái gì cũng Low, cái gì cũng Light, cái gì cũng khiêm nhượng, low profil. Có hảnh diện, có «arrogant/cao ngạo» mới tiến được, phải biết «mơ xài xe có nhiều bảo đảm», mới có xe tiến bộ. Phải buộc xe tốt, bảo đảm an toàn, không chấp nhận đồ dỏm. Kỹ thuật xe mới tốt được, mới an toàn được. Không còn ai nghĩ đến sản xuất nữa, chỉ nghĩ đến tiêu thụ để tạo thị trường, và để tạo thị trường, tạo mãi lực chỉ còn biết sủ dụng hệ thống giúp đở xã hội liên đới, với quỹ đánh thuế các tập đoàn kỹ nghệ kinh doanh đa quốc gia. Ngày nay ở Pháp, lợi tức gia đình không còn là lợi tức của sản xuất (revenu d’activité) nữa. Rất nhiều gia đình sống với lợi tức do công đồng giúp đở, đó là lợi tức liên đới ( revenu de solidarité).
Ngày hôm nay, nếu chấp nhận tiêu dùng hàng hóa, xe cộ, dụng cụ sản xuất ở Tàu, ở Ấn độ, chỉ vì ham rẽ, nhưng bất cần nguy hiểm. chỉ có hại cho sanh mạng, có hại cho kỹ thuật đất nước, và có hại cho nền kinh tế quốc gia.
Cũng nên nhớ, vì nhờ thị trường Âu Mỹ lúc xưa khó khăn với xe Nhựt và xe Đại hàn cho nên ngày nay xe Nhựt và xe Đại hàn mới đứng số một trên thế giới về kỹ thuật và an toàn.
Có khó khăn, có đòi hỏi, mới có sự tiến bộ
Đã từ nhiều năm nay, quan niệm Kinh tế thị trường Xã hội (Économie Sociale de marché / social economy of market) hay là Kinh tế Tư do Xã hội(libéralisme social /social liberalism ) được các nhà bình luận và nghiên cứu chánh trị-kinh tế Âu Tây bàn luận rất nhiều. Quan niệm nầy được trình bày như là một cái mẫu quản trị kinh tế Âu Tây để phát triển Âu châu, lục địa của thế giới cũ, (diển văn của Ngoại trưởng Pháp de Villepin – năm 2004 – trước Liên hiệp Quốc) – thế giới của Văn hóa trọng Con Người và đặt Con Người vào trọng tâm. Trái với quan niệm gọi là trường phái Anh -Mỹ (anglo – saxon), trường phái Kinh tế Thị trường Tân tự do (Économie de marché néo – libérale hay Chủ thuyết Néo -liberalism) của một thế giới mới, có văn minh kỹ thuật nhưng phát triển trong hổn loạn, không kiểm soát, thả nỗi theo luật cung / cầu của thị trường (hay đúng hơn kiểm soát bắng kỹ thuật để tìm kết quả về lợi nhuận), và Con Người thường bị bỏ quên.
Cuộc Trưng cầu dân ý ở Pháp về Hiệp Ước Lisbonne, (một loại hiến chương cho Liên Hiệp Âu châu, để thay thế cái thất bại không đưa được sự đồng thuận của toàn thể dân chúng Liên Áu để có một Hiến Pháp cho Liên Hiệp Âu châu) đã đưa lập luận « Kinh tế Tư bản thị trường tương lai của Liên Âu sẽ mất chất xã hội » làm vấn đề chánh để tranh luận và bàn cải. Theo nhận xét riêng của chúng tôi thì nền Kinh tế tương lai chỉ là một vấn đề quan niệm nhỏ thôi.
Nhưng dù thế nào đi nữa 27 quốc gia thành viên Liên Âu cũng phải ngồi lại với nhau để tìm cho được một mẫu số chung về tổ chức xã hội, mẫu số chung về chánh sách kinh tế, tài chánh để trả lời những bài toán nan giải về công ăn việc làm và vế đời sống xã hội. Tạo việc làm để đơn thuần chống thất nghiệp không giải quyết được vấn đề tạo việc và xây dựng hệ thống tay nghề. Vấn đề phát triển đồng bộ cân bằng, vấn đề điều hòa những điều kiện để phát triển, nghề nghiệp hóa việc làm, vấn đề phụ túc liên đới, y tế, giáo dục, dân sinh xã hội….. tất cả đều phải được nêu ra, cứu xét, giải quyết.
Việc quan trọng là một nền kinh tế thị trường xã hội phải được dựa trênba cột trụ xã hội : Giáo dục (cưởng bách và miển phí cho đến có tay nghề phù hợp với kỹ thuật khoa học công nghệ đương thời) ,
Y tế (miển phí-với một mạng lưới đi đến cấp huyện),
Hưu trí và tuổi già được che chở; nhưng vẫn giữ phần tiên tiến về mặt kỹ thuật, cạnh tranh, nghiên cứu …. . do luật thị trường đòi hỏi.
Hiện nay, Kinh tế Thị trường Xã hội vẫn còn ở trong địa hạt lý luận, trao đổi quan điểm. Nhưng dù sao đi nữa, hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng sâu rộng của khủng hoảng giúp chúng ta đánh giá đúng mức giá trị thực của chủ thuyết kinh tế tân tự do. Tất cả các nước tư bản đã buộc phải sử dụng những biện pháp trái với chủ thuyết, kêu gọi nhà nước can thiệp, để bảo trợ các ngân hàng, giải cứu các xí nghiệp, ổn định thị trường tài chánh, giúp đỡ giới lao động. Mặc dù khủng hoảng đã gây rất nhiều thiệt hại cho toàn thế giới, thông báo chung của các nước G20 sau những hội nghị liên tục không cho thấy viễn tượng một chánh sách phát triển kinh tế mới, hay một đồng thuận kinh tế mới nào.
Người Việt Nam, «chín bỏ làm mười», «xuề xòa», «sao cũng được», «ai sao tui vậy.. miễn là…» có phát triển là được rồi , vì làm cho «có» thôi.
Điển hình là người Việt Nam trong nưóc ngày nay, sợ từ ngữ « Phẩm chất », phải nói tránh đi. Dùng từ ngữ « chất lượng » để thay thế. Trong « chất lượng » không có cái Phẩm ( qualité – quality) vì trong Phẩm nó có so sánh, – comparaison, – comparative.
Nhưng thôi không nói đến nữa vì nó thuộc về quan điểm, nảo trạng và văn hóa.
Vì cố gắng bình dân, đại chúng, nên ta dễ dàng đi vào cái xoàng xỉnh, tầm thường (médiocrité).
Ngày hôm nay, Tổng Thống Obama (Mỹ) và cái chương trình bảo hiểm xã hội, hai Tổng Thống cũ Sarkozy và Hollande mới (Pháp) với các chương trình cải tổ xã hội. Tất cả các vị ấy đếu muốn hài hòa cái chất Xã hội vào Tư bản kinh tế thị trường và biến thành một Kinh tế Thị trường Xã hội ( Une Economie Sociale de marché).
Ta chớ lầm vào cái dỏm của cái kinh tế Thị Trường Theo định hướng Xã hội chủ nghĩa của Tàu và của Việt nam nhé !….
[Còn tiếp --- Đón coi Phần II]
Hồi Nhơn Sơn, 2009Hiệu đính cuối năm 2012
TS Phan Văn Song
Ghi Chú:
Michel Albert : Capitalisme contre Capitalisme, coll Points, ed du Seuil, Paris 1998
Michel Albert : Une nouvelle Économie sociale de Marché ? Futuribles, 2003, n° 287
Friedrich A von Hayek : Droit Législation et Liberté, tome 2, Les Illusions de la justice sociale, P.U.F. Paris 1981
Michael Novak : Une Éthique économique, Les valeurs de l’économie de marché ed le Cerf La Boëtie 1987
John Rawls : Une théorie de justice coll Livre de Poche, Hachette 1997 ;
www.libres.org : Dossier : Justice sociale, université d’été 1991
www.forumslions.net L’Europe de l’esprit et du cœur (n°544),Reconstruire les solidarités(n°549), Droits de propriété, devoirs de propriété (n°557)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét