7 đề nghị tương lai khi không còn chế độ cộng sản
Dân Đọc Báo (Danlambao) - Ông Nguyễn Gia Kiểng báo tin rằng đảng cộng sản Việt Nam đã 'chết đứng' vì đã mất hết sinh lực để tiếp tục sống tiếp như một cây cổ thụ không còn đất, nước, không khí và ánh sáng. Ừ, đảng đã chết đứng như Từ Hải giữa trận tiền nhưng chưa muốn ngã. Nó vẫn còn cấm biểu tình, giam cầm những blogger, đe dọa rút sổ hưu, van xin những trí thức im lặng… Nhưng nó không thể ngăn chặn được lịch sử đi tiếp. Bộ chính trị gồm 14 ông vua cùng tay sai không thể ngăn chận được hàng triệu người có những ước muốn khác.
Tôi cho rằng chỉ có 14 ông thôi, những người khác trong chính quyền chỉ là những công cụ làm theo mệnh lệnh: chủ cho cắn ai thì cắn người đó, cho sủa bao nhiêu tiếng thì chỉ được sủa bấy nhiêu, không được sủa thêm và sủa cách khác. Những công cụ áo vàng, áo xanh, áo rằn ri cũng không được sủa một cách tùy hứng, tự biên và tự diễn.
Bằng cách trưng cầu ý kiến thay đổi hiến pháp, đảng cộng sản muốn cho mình thêm chút ít hơi tàn. Quý vị gần xa , trong và ngoài nước có thể cho ý kiến nhưng sẽ do đảng quyết định. Đảng sẽ hội thảo, kiểm điểm nghiêm túc và tuyên bố:
"Do dân và vì dân, đảng đã sửa đổi hiến pháp. Điều 4 sẽ đổi chỗ với điều 5. Chương x ra chương y. Dấu chấm thành dấu phẩy. Những thành phần bất đồng ý kiến tiếp tục ngồi tù và Đảng tiếp tục cầm quyền. Chấm hết!".
Những thay đổi nhỏ nhoi này, sẽ không giải quyết được tình hình nguy ngập như hiện nay.
Nếu ai không tin thì hãy nhớ lại chuyện bauxite, nào là công thần, chuyên gia, nào là đại biểu, dân thường phản đối, đề nghị để được nghe Nguyễn Tấn Dũng phán :"Đó là chủ trương, nguyện vọng lớn của Đảng và Nhà Nước".
Thế là huề vốn. Ai làm gì được ai?
Đảng CS chết đứng nhưng không muốn ngã. Tới khúc đường cùng mà nó vẫn chưa muốn thương lượng theo đúng nghĩa thương lượng. Nếu đảng cộng sản không cần những thành phần có ước muốn khác mà trong đó có tôi thì tôi cũng đ... cần đảng.
Căn cứ theo Tuyên ngôn quốc tế về nhân qưyền của Liên Hợp Quốc, điều 21 trong chương 1 có viết:
"Mọi người đều có quyền tham gia vào cách điều hành xứ sở của mình , một cách trực tiếp hay gián tiếp qua những đại biểu được tuyển chọn một cách tự do".
Tôi, chính trị gia - cá nhân, đại diện cho chính mình. Tôi, đưa ra 7 đề nghị đến những đoàn thể chính trị, nghề nghiệp, công giáo... và những cá nhân muốn tham gia vào cách điều hành xứ sở Việt Nam. Nếu được số đông đồng thuận thì những đề nghị sẽ trở thành những cam kết. Những cam kết sau này sẽ trở thành những ý tưởng để lập ra những lối đi cho một chính phủ Việt Nam tương lai.
Đề nghị 1:
Quần đảo Trường Sa, và Hoàng Sa là của Việt Nam.
Trong công hàm năm 1958 của Phạm Văn Đồng, thủ tướng miền bắc Việt Nam công nhận những quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa là của Trung Quốc. Nhưng lúc đó, những quần đảo đó là của chính phủ miền NamViệt Nam. Không ai có thể bán những gì không thuộc về họ. Công hàm này không có hiệu lực.
Chính phủ tương lai phải bảo vệ Hoàng Sa, Trường Sa nhưng không hẳn bằng bạo lực. Chính phủ có thể ra một thứ thuế má mới gọi là thuế Trường Sa cho những hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Nó sẽ được dùng để đền bù cho những ngư dân và trang bị cho hải quân Việt Nam. Khi chúng ta có vây cánh, lực lượng hùng mạnh thì chúng ta sẽ cứng rắn hơn. Chính phủ có thể dùng ngoại giao, đề nghị lập ra khối quân sự cho những quốc tranh chấp đất đai với Trung Quốc như Nhật, Ấn Độ, Phillipine, Tây Tạng… Trung Quốc đụng đến một quốc gia là đụng tới các thành viên khác.
Đề nghị 2 :
Chính phủ tương lai không có trách nhiệm hoàn trả những khoản nợ do đảng cộng sản nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam vay mượn của quốc tế.
Nôm na là ‘tập đoàn công ty đảng cộng sản việt nam’ bị phá sản. Chính quyền Việt Nam mới và dân chúng không dính líu gì đến ‘tập đoàn công ty đảng cộng sản Việt Nam’ cũ sẽ không bắt buộc phải trả nợ cho công ty phá sản. Vậy quốc gia, công ty, đại gia nào cho Việt Nam vay mượn thì ráng đòi được nợ trước khi quá muộn. Dân chúng Việt Nam không hoàn trã những gì mà họ chưa hề vay mượn.
Đề nghị 3:
Chính phủ Việt Nam tương lai không công nhận giá trị tiền bạc của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam phát hành.
Trong các nước giàu có khác, để phát hành một số tiền bạc trên thị trường thì quốc gia đó phải có trong ngân khố của mình 1/3 vàng bạc, 1/3 ba ngoại tệ và 1/3 bất động sản. Việt Nam bị nợ quốc tế nhiều lần những gì họ đang có trong ngân khố. Để cứu những nhóm lợi ích, Ngân hàng Nhà Nước sắp in những tờ giấy mà họ gọi là tiền, họ cho nó một thứ giá trị thì càng làm mất giá trị của nó. Trong giai đoạn chuyển tiếp, chính quyền tương lai sẽ mất nhiều thời gian để tổ chức thành một quốc gia đúng nghĩa của nó. Chính quyền không thể in tiền ngay được. Dân Việt Nam có thể dùng ngoại tệ như Đôla Mỹ, Euros, Yên Nhật… để xử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Nhưng ngay từ bây giờ, dân chúng vẫn có thể sử dụng ngoại tệ để giao dịch để tránh trình trạng tiền bạc của họ bị phá giá thêm. Ai có ngân khoản tiết kiệm cũng nên rút tiền ra và tiết kiệm với cách khác như vàng bạc, ngoại tệ…
Đề nghị 3 :
Không có sổ hưu, chỉ còn tiền hưu. Bằng chiêu bài hăm dọa mất sổ hưu, đảng CS muốn vẽ một thảm cảnh tối tăm với đồng chí cũ của mình. Nhưng nuôi nấng những người đã từng nuôi nấng chúng ta là một bổn phận.
Ai ai đến tuổi hưu điều phải có lương hưu. Anh đi kháng chiến cống hiến cho tổ quốc được lương hưu là bình thường. Tôi là bà già bán rau thì tôi cũng có quyền được tiền hưu vì tôi đã từng sinh ra những công dân Việt Nam, tôi đã từng trả thuế, chịu áp bức, bất công… thì tôi vẫn được đền bù , nuôi dưỡng như bất cứ người nào khác.
Đây sẽ một trong những ưu tiên đầu tiên của chính phủ tương lai: Nhiệm vụ đùm bọc, nuôi nấng những người đã từng nuôi nấng, cưu mang chúng ta.
Đề nghị 4 :
Không trả thù tập thể vì lý tưởng chính trị, chỉ có tòa án cho nhân quyền.
Bắt toàn thể những sĩ quan, dân cán chính VNCH đi cải tạo là một sự trả thù chính trị. Đưa vài sĩ quan của phát xít Đức ra tòa án Nurenberg về tội giết người Do Thái, đồng bào, đảng phái đối lập hay dân tộc khác vì tội giết người là tòa án nhân quyền. Chính phủ tương lai sẽ không có quyền trả thù những đảng viên cộng sản chỉ vì họ là đảng viên cộng sản. Chính phủ tương lai chỉ được xét xử bất cứ ai, đảng viên hay không đảng viên đã làm những điều ác đức.
Đề nghị 5 :
Đất nước Việt Nam là của toàn dân. Đất đai nhân dân là của nhân dân. Đất đai chính phủ là của chính phủ.
Trong giai đoạn chuyển tiếp, những kiện tụng, tranh dành về đất đai sẽ là vấn đề lớn. Không những giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với công ty mà còn với các quốc gia khác nữa.
Đất nước Việt Nam là của toàn dân. Những ký kết giao ước mua bán tài nguyên, cho mướn đất đai của đảng cộng Việt Nam với nước ngoài không còn hiệu lực. Những gieo kèo mới phải được xem xét lại và được toàn dân chấp thuận.
Đất đai của dân là của dân, đất đai chính phủ là của chính phủ. Chính phủ lấy đất của dân thì phải trả lại dân. Ngược lại, ai lấy đất của chính phủ thì phải trả lại chính phủ. Những tham nhũng để chiếm đoạt về đất đai , biến đất công thành đất tư sẽ trở về chính phủ.
Đề nghị 6 :
Nhân dân có quyền giám sát công an.
Quân đội bảo vệ tổ quốc, công an bảo vệ luật pháp, luật pháp bảo vệ nhân dân.
Quân đội được chỉ được quyền bảo vệ tổ quốc đối với những thế lực thù địch bên ngoài. Nó không được bảo vệ một đảng phái hay tham gia đảo chính.
Công An chỉ được bảo vệ luật pháp, họ không có quyền đi quá khỏi quyền hạn mà luật pháp ban cho.
Nhân dân tuân thủ luật lệ thì cũng phải có quyền giám sát luật lệ và người thi hành luật lệ. Bất cứ ở nơi công cộng nào, ngoài đường phố hay trong nơi làm việc của chính quyền, người dân nào cũng được quyền quay phim về những cách hành xử của công an, cán bộ. Để cho công bằng, công an, cán bộ cũng có thể quay phim về những hành vi của mình để đối chứng.
Điều 7.
Đảng cộng sản được quyền tồn tại cùng với các đảng phái chính trị khác.
Vào cuối thế chiến thứ hai, phe Đồng Minh yêu cầu Phát xít Đức đầu hàng vô điều kiện. Rất nhiều binh sĩ quân đội Đức, dù không phải là phát-xít, vẫn chiến đấu cho đến giờ phút cuối cùng. Kết quả là chiến tranh kéo dài thêm mấy năm nữa làm cho hàng triệu sinh linh bị tử vong. Khi chúng ta dồn đối thủ vào đường cùng, thì phản ứng của nó sẽ bạo liệt hơn là cho nó một đường sống.
Trong đảng cộng sản, có những thành phần ác ôn thất đức. Nhưng cũng có những thành phần trung kiên, đạo đức và còn tin tưởng vào một xã hội chủ nghĩa hoàn thiện. Họ tin thì cứ để họ tin. Nhưng họ không thể dùng quân đội, công an và áp đặt những pháp luật để làm lá chắn cho mình. Họ càng không có quyền bắt những người khác tin tưởng theo họ.
*
Bằng cách trưng cầu góp ý kiến, đảng cộng sản đi thêm một ván cờ chính trị để kéo dài thêm sự sống. Nó vẫn cho mình quyền quyết định thay cho dân chúng. Tôi, chính trị gia - cá nhân, cũng dùng quyền hạn của mình để góp ý kiến. Nhưng tôi góp ý để mọi người quyết định chứ không cho đảng quyết định.
Ai ai cũng có quyền trực tiếp điều hành xứ sở của mình.
Việt Nam chưa có Aung San Suu Kyi như của Miến Điện, nhưng nếu chúng ta có những hành động như bà thì chúng ta sẽ thành những Aung San Suu Kyi của Việt Nam.
Dân Đọc Báo
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét