2.1.13


Sinh viên 8X phản bác toàn bộ những lời tuyên bố của tướng Vịnh

Vũ Huy Hoàng (Danlambao) - Sáng nay, đọc báo Tuổi trẻ, qua bài phỏng vấn thể hiện những quan điểm lớn về đường lối đối ngoại của đất nước từ phát ngôn của ông Vịnh, tôi không khỏi giật mình khi một người làm chiến lược cấp cao là một UV BCH TW Đảng lại có thể mơ hồ và đơn giản đến thế.

Là một sinh viên 8X đang mài đũng quần trên ghế giảng đường Đại học, tôi không có nhiều thời gian và thông tin để nghiên cứu chiến lược đối ngoại như ông, nhưng tôi dễ thấy có quá nhiều sơ hở chết người về mặt nhận thức và quan điểm khi đọc những tâm sự nghề nghiệp rất nóng hổi qua các vấn đề thời sự hiện nay từ nội dung cuộc trò chuyện được chú ý này.

Ông Vịnh sinh năm 1957, như vậy là cách thế hệ chúng tôi khoảng 30 năm, khoảng cách thời gian đó đủ để nhìn nhận lại những diễn biến lịch sử vừa diễn ra một bình tĩnh nhất và đánh giá khách quan về nó. Mong rằng, với tuổi đời ấy, ông có thể lắng nghe một cách bình tĩnh những gì mỗi người trong thế hệ chúng tôi đánh giá nhận định theo cách riêng của mình.

Tôi sẵn lòng dành hẳn một buổi tối đầu năm mới 2103 để tranh luận cùng ông Vịnh về những gì ông ngụy biện, đánh tráo và sai trái về tình hình hiện nay qua những ý kiến thô sơ, bằng chính cách viết và dùng từ ngữ đơn giản thẳng thắn của mình.

Mọi cuộc tranh luận chỉ là để gạn lọc và cần tìm những gì cần tìm thấy cho những ai quan tâm và tham gia. Không có người tranh luận nào là hoàn hảo hay toàn mỹ, bởi khi ấy nó không còn là tranh luận nữa.

Tôi chân thành mong nhận được sự đóng góp ý kiến và chỉ bảo của mọi người qua bài viết này.


Chào năm mới 2013

Không ai quên lợi ích quốc gia, dân tộc 

TTO - "Ước mong của tôi có lẽ cũng nằm trong ước mong chung của mọi người Việt Nam, đó là sang năm 2013 đất nước ta tiếp tục ổn định, nền kinh tế ấm hơn và hòa bình ở biển Đông”.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh (Thứ trưởng Bộ Quốc phòng) tâm sự như trên trong cuộc trò chuyện trước thềm năm mới với Tuổi Trẻ.

Một trật tự đa cực đang dần rõ nét

"Một vấn đề rất cụ thể là chủ quyền trên biển Đông không chỉ có những nước liên quan trực tiếp, mà cả cộng đồng thế giới đều không thể chấp nhận việc bất kỳ một quốc gia nào đó muốn độc chiếm biển Đông, muốn biến đường vận tải quốc tế thành ao nhà của mình, Trung Quốc cũng vậy, Mỹ cũng vậy, và bất kỳ nước nào khác với bất kỳ lý do gì cũng đều không thể chấp nhận"

* Trong cuộc trò chuyện với chúng tôi cách đây vừa tròn một năm, khi nhận định về an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói chung và đặc biệt là Đông Nam Á, ông nói rằng nguy cơ lớn nhất chính là một cuộc chạy đua vũ trang mới, một cuộc chiến tranh lạnh mới và một chiến lược “ngoại giao pháo hạm” mới của các nước lớn khi triển khai sự can dự của họ. Trong năm qua đã có những diễn biến gì mới xung quanh vấn đề này?

- Chúng ta đã và đang chứng kiến sự can dự một cách mạnh mẽ, khẩn trương và hết sức quyết liệt của các nước lớn vào khu vực, làm cho tình hình khu vực thay đổi rất nhanh chóng, không loại trừ sẽ có những thay đổi về chất so với trước đây.

Trước hết là việc Mỹ tuyên bố tái cân bằng chiến lược, quay lại châu Á - Thái Bình Dương. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã tuyên bố từ nay đến năm 2020, lực lượng quân sự Mỹ sẽ chuyển dịch cán cân ở Thái Bình Dương và Đại Tây Dương thành 60-40 thay vì 50-50 hiện tại.

Dù sự chuyển dịch đó chỉ là 10% nhưng có ý nghĩa rất lớn về mặt biểu tượng. Hoa Kỳ vẫn tự xem mình là một quốc gia Thái Bình Dương, và sự can dự của Mỹ vào đây là rất ồn ào, chúng ta hãy nhớ câu nói của Ngoại trưởng Hillary Clinton: “Trong thế kỷ 21 này, điều quan trọng là chúng ta phải khẳng định rất rõ chúng ta có mặt tại đây để ở lại đây”.

Bên cạnh đó, đã xuất hiện cách tiếp cận mới của Trung Quốc. Trong diễn văn khai mạc Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18, Tổng bí thư Hồ Cẩm Đào tuyên bố “xây dựng Trung Quốc thành một cường quốc về biển”. Bối cảnh nêu trên không khỏi khiến các nước trong khu vực cảm nhận thấy có hai thế lực nổi lên trong khu vực và mỗi thế lực có hướng đi riêng. Có thể là những câu chuyện như đối đầu, xung đột, “hai phe” đang ở đâu đó rất xa xăm phía chân trời, nhưng về mặt chiến lược thì sự cọ xát của các thế lực này cũng đã tạo ra năng lượng làm cho khu vực nóng lên.

* Ý kiến: Ông Vịnh né tránh hoàn toàn những vấn đề quan trọng mà Phóng viên đã đề cập đến. Nói nhiều về sự can dự của các siêu cường nhằm đánh lạc hướng sự chú ý đến những hành động chuẩn bị tương xứng của Việt Nam phải như thế nào trước sự thay đổi tình hình quốc tế. 

Ông Vịnh đã hoàn toàn lạc đề khi đối chiếu với câu hỏi của người hỏi. Ông chỉ nói chút ít về sự dịch chuyển chiến lược của Mỹ từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương mà phớt lờ nhấn mạnh "đặc biệt là khu vực Đông Nam Á" trong câu hỏi đặt ra. 

Theo cách tư duy của một người dân thường như tôi, ông đang thể hiện kỹ năng chính trị như là một thành viên chính phủ trên các phiên chất vấn của Quốc Hội, thay vì thực hiện cho đúng nhiệm vụ của một Cán bộ Ngoại giao Quân đội trong tình hình mới, nói chuyện thời sự với báo chí và nhân dân của mình với các tiêu chí nghề nghiệp tối thiểu được kỳ vọng cần phải có : Thành thật, thẳng thắn và cụ thể.

*

Một số học giả quốc tế cho rằng cùng với vị trí siêu cường của Mỹ và sự trỗi dậy của Trung Quốc, quan hệ giữa hai nước này có “cơm lành canh ngọt” hay không sẽ ảnh hưởng đến cả thế giới. Những nước trong khu vực, nhất là các nước đang có “vấn đề” với những cường quốc này, sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp nhất. Ông nghĩ sao về nhận định này?

- Đúng thế, trên bình diện quốc tế hiện nay, chiến lược của hai cường quốc là Mỹ và Trung Quốc cũng như mối quan hệ giữa hai quốc gia này đang tác động mạnh mẽ, sâu sắc trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quốc phòng an ninh ở phạm vi toàn cầu, từng khu vực và đối với từng quốc gia.

Đặc trưng của mối quan hệ giữa hai cường quốc này là vừa hợp tác vừa cạnh tranh, hay nói nôm na là nước nào cũng muốn vượt nhau nhưng lại cần nhau, dù cạnh tranh gay gắt nhưng buộc phải hợp tác chặt chẽ, chia sẻ lợi ích với nhau để cùng tồn tại và vươn lên. Ví dụ như trong lĩnh vực kinh tế, dù muốn hay không Trung Quốc cũng buộc phải hợp tác với nền kinh tế cùng tiềm năng khoa học công nghệ hàng đầu thế giới là Mỹ, ngược lại, Mỹ cũng không thể bỏ qua một thị trường hơn 1,3 tỉ người với nguồn vốn dồi dào của Trung Quốc...

Nếu mối quan hệ vừa cạnh tranh vừa hợp tác này được tăng cường, đem lại lợi ích cho Mỹ và Trung Quốc, đồng thời đem lại lợi ích chung cho tất cả các nước trong khu vực và trên thế giới, góp phần duy trì hòa bình ổn định thì chắc chắn sẽ được hoan nghênh. Tuy nhiên nếu mối quan hệ này phát triển theo hướng thỏa hiệp và nhằm can dự, xâm phạm, làm tổn hại đến lợi ích các quốc gia khác, gây mất ổn định cho khu vực thì các nước xung quanh sẽ gặp rất nhiều khó khăn và chắc chắn không thể hoan nghênh cách hành xử như vậy của các cường quốc.

Trong bối cảnh tình hình hiện nay, với một trật tự đa cực đang dần rõ nét cùng quá trình hội nhập, toàn cầu hóa mạnh mẽ, mối quan hệ giữa hai cường quốc Mỹ và Trung Quốc buộc phải mang tính chất hợp tác theo hướng mở. Họ không thể chỉ tập trung vào lợi ích cục bộ của mình hoặc một nhóm nhỏ vài đồng minh thân cận mà bỏ qua lợi ích của “phần còn lại”, lôi kéo các nước vào phe này hay phe kia, tạo nên tranh chấp, xung đột gây thiệt hại cho tất cả các bên.

* Ý kiến: Tôi cho rằng nhận định "họ không thể…" của tướng Vịnh là rất mơ hồ và chủ quan. Nếu các nước nhỏ còn lại như Việt Nam mà bạc nhược, thiển cận và nông cạn như đã thể hiện trong quá trình ngoại giao và bình thường hóa quan hệ với họ (Mỹ và TQ) suốt từ sau 1975 đến nay thì xung đột, tranh chấp chắc chắn sẽ lại xảy ra đối với chúng ta. Và thiệt hại, mất mát, tủi nhục sẽ là chúng ta chịu đựng, trả giá chứ không phải là "cho tất cả các bên" như ông và các lãnh đạo của ông cứ lên tiếng thản nhiên như vậy!

*
Quay lại với khu vực, rõ ràng tất cả các nước, trong đó có Việt Nam, chịu ảnh hưởng từ chính sách của hai cường quốc này cũng như mối quan hệ của họ với nhau. Tuy nhiên, dù là nước nhỏ nhưng không thể chỉ ngồi chờ các tác động tích cực của mối quan hệ Mỹ - Trung Quốc để hưởng lợi, cũng không thể mặc nhiên chấp nhận các tác động tiêu cực từ mối quan hệ này mà không có phản ứng gì. Có hai yếu tố mà chúng ta cần kiên định để phản ứng một cách chủ động, tích cực - đó là đường lối độc lập tự chủ trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế; tăng cường mối quan hệ liên kết với các quốc gia trong khu vực hoặc ở phạm vi toàn cầu có cùng nhu cầu ổn định và phát triển, cùng phải ứng phó với các thách thức giống nhau. Nếu các nước nhỏ tạo nên được tiếng nói chung, thống nhất thì các cường quốc có lớn mạnh đến đâu chăng nữa cũng không thể tự tung tự tác, không thể muốn làm gì thì làm mà phải tính tới hai yếu tố này.

* Ý kiến: Ở mệnh đề thứ nhất, ông nói về hai yếu tố: Độc lập tự chủ, và tăng cường liên kết với các quốc gia trong khu vực hoặc ở phạm vi toàn cầu có cùng nhu cầu ổn định để phát triển, thoạt nhiên nghe có vẻ rất hợp lý. Tuy nhiên tôi chỉ ra cái không thể mà ông là người được đẻ ra trong hệ thống, sẽ không thể nhận biết được như sau:

Ông nói độc lập tự chủ, nhưng thật ra các ông đã để cho mỗi một người trong giới lãnh đạo chóp bu các ông và Đảng của mình kéo theo cả dân tộc VN lệ thuộc mọi thứ vào Trung Quốc: Từ kinh tế, chính trị, ngoại giao cho đến văn hóa xã hội. Không chỉ trong thời chiến (với Pháp, Mỹ) mà ngay cả thời bình từ sau độc lập đến nay. Cố gắng lớn nhất của TBT Lê Duẩn là đã thoát ra khỏi cái vòng kim cô "Anh em – Đồng chí" bẩn thỉu của TQ bằng nỗ lực chống lại cuộc chiến Biên giới năm 1979, sau khi mất đi sinh mạng hàng trăm nghìn đồng bào chiến sỹ và sự hủy diệt toàn bộ các tỉnh biên giới phía Bắc đã kiên quyết đoạn tuyệt quan hệ và tuyên bố xóa bỏ "cái ơn" nhận viện trợ súng ống, đạn dược trước đây (nhưng thực chất là để người Việt Nam chết thay người TQ chống Mỹ). Các ông cũng phá tan tành bằng hiệp định Thành Đô năm 1990. Cho đến nay các ông vẫn không ngừng biết ơn và biết ơn giặc, chấp nhận vô ơn với dân, vô ơn với các tiền bối cách mạng, với các bậc tiền nhân đi trước! Đó hoàn toàn không phải là độc lập tự chủ, mà là càng ngày càng bị lệ thuộc, sai khiến! Tôi tin rằng cố TBT Lê Duẩn nếu sống lại được, sẽ chỉ mặt các ông mà mắng như vậy thay cho nhân dân!

Về việc tăng cường mối quan hệ liên kết với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới có cùng nhu cầu ổn định và phát triển… Tôi nghĩ rằng ông hơi ảo tưởng quá thái theo não trạng ăn theo, nói theo chưa suy nghĩ thấu đáo.

Thứ nhất, cũng là cụm từ "nhu cầu ổn định và phát triển" thoạt nhiên nghe giống nhau, nhưng theo cách diễn giải của một nhà ngoại giao như ông tôi thấy ông chưa hiểu nổi rằng: Ở phạm vi quốc gia, trong quan niệm của các nước khác, sự ổn định đó là của chung của toàn xã hội, sự phát triển kinh tế mà hiểu theo cách đúng đắn nhất là người dân giàu lên, khoảng cách giàu nghèo ngắn lại và nhân dân hài lòng với túi tiền của mình ngày càng nhiều lên cùng đời sống tốt đẹp hơn. Sự phát triển xã hội của các quốc gia khác được định nghĩa bằng các chỉ số minh bạch và cụ thể về phát triển y tế, giáo dục, quyền con người, quyền tự do thông tin báo chí, xuất bản, phát ngôn, biểu tình,thành lập đảng chính trị, thể hiện chính kiến, công bằng xã hội, thậm chí các chỉ số này được nhân dân theo dõi đánh giá theo từng quý, từng năm một…

Còn với các ông, sự ổn định trước tiên là sự ổn định của Đảng cầm quyền, ổn định chính trị được định nghĩa bằng sự cầm quyền độc tôn, không có sự thách thức, không ai được phép đặt ra câu hỏi về sai sót của Đảng, của Nhà nước. Sự ổn định đó được mô tả phải là "Đảng lãnh đạo xã hội trực tiếp, tuyệt đối và toàn diện". Ngược lại, ở các nước được ông nhắc đến, sự ổn định chính là sự vận động, cọ xát không ngừng của các thành phần xã hội mà căn bản là người dân giữ vững và vận hành thường xuyên quyền con người, quyền làm chủ xã hội của mình bao gồm biểu tình, chất vấn chính phủ quyền bầu trực tiếp Nguyên thủ và các đảng phái mà mình tin tưởng, và cả quyền "đuổi Chính Phủ" mà họ không ưng ý – cách nói dân dã về quyền của dân theo lời ông Hồ.

Vậy khái niệm ổn định đó khác nhau đến vậy, sao có thể nói là tương đồng ? Cũng theo đó, khái niệm phát triển mà các ông cần hoàn toàn chỉ là những con số láo khoét về tăng trưởng trên giấy, không cần biết đến thực trạng đời sống nhân dân ra sao. Kinh tế phát triển được định nghĩa giả dối bằng việc khai thác tài nguyên thô đem bán tống tháo và ngửa tay xin tài trợ của các nước khác cho nhiều, đồng thời con cháu và nhóm lợi ích trực thuộc các ông thu lợi, yên ổn, còn chính sách thì xoay vòng quanh các cuộc mua bán lợi ích chính trị, chính sách đó, mặc kệ hệ thống Y tế rách rưới, bần cùng thê thảm, nên giáo dục giả dối băng hoại làm hư hỏng con người, đâu đâu cũng thấy ốm đau, bệnh tật, cưỡng hiếp buôn bán phụ nữ, thiếu nữ sang bên kia biên giới nước lạ, cướp của giết người táo tợn, biển đảo mất dần từng ngày từng giờ, ngư dân treo lưới bỏ thuyền chuyển sang làm đời cửu vạn. Như vậy mà các ông luôn nói là "đời sống kinh tế ngày càng ổn định", "trật tự kỷ cương xã hội ngày càng được củng cố", "quốc phòng an ninh ngày càng vững chắc"

Ngay cả quyền và lợi ích của chính nhân dân, chính dân tộc đã đẻ ra các ông, nuôi nấng các ông và cấp tiền hàng ngày cho các ông, các ông còn không tôn trọng và tuân thủ, thì làm sao các quốc gia khác trên thế giới có thể tin tưởng rằng, các ông có thực tâm hợp tác, tôn trọng lợi ích của họ và lợi ích của họ là đồng nhất giống lợi ích của các ông.

Tóm lại, cũng y như đảng của mình, ông vẫn nhầm lẫn hoàn toàn về khái niệm lợi ích của nhân dân ở các quốc gia khác và lợi ích cầm quyền, bắt nạt nhân dân ở Đảng của các ông, như vậy về phương thức cũng như mục đích hợp tác là không thể có sự tương đồng và thích hợp !

Từ đó chúng ta có thể thấy, ở mệnh đề thứ hai, cái mà ông gọi là "Nếu các nước nhỏ tạo nên được tiếng nói chung, thống nhất…" là không bao giờ xảy ra, chí ít là với VN nếu Đảng của các ông và các ông vẫn giữ não trạng bắt nạt dân, duy trì quyền cai trị độc tôn của mình, dẫm lên quyền dân sinh, nhân sinh của chính dân tộc mình - quyền con người đã là phổ quát ở các quốc gia khác - nhưng lại muốn oai phong sánh vai các cường quốc năm châu trên con đường phát triển chân chính của nhân loại bằng những lời dối trá cửa miệng không kém phần thắm thiết, trong sáng về con người và tình hữu nghị trong sáng!

Đó là lý do chưa bao giờ các ông hiểu ra, tại làm sao Anh, Mỹ, Canada và các Quốc gia tiến bộ ở châu Âu luôn "can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam". Người dân chúng tôi hiểu đơn giản rằng, nếu làm con người, cái cần nhất trước tiên giáo dục và đạo đức căn bản để được người khác chấp nhận, thì trên phương diện quốc gia, nếu tự cho mình là một nhà nước "xã hội - dân chủ - cộng hòa" (Chứ chưa nói là dám tự xưng tụng mình là CNXH hay CNCS), cái tối thiểu cần có là hiểu được quyền con người, nhân quyền, tự do, dân chủ của con người. Nhà nước do các ông toàn trị hiện nay không có đủ cái đó và ngược lại còn rất ác với dân, chiếm đoạn quyền đó của chính nhân dân đang nuôi sống các ông, làm sao các nước, các dân tộc văn minh khác họ tin tưởng rằng các ông sẽ đủ tử tế để hợp tác với họ?

Rất cố gắng để diễn đạt, dù hơi dài một chút về vấn đề này, tôi mong rằng ông hiểu ra được những gì cần hiểu mà từ trước tới nay có lẽ ông chưa được thấu đáo.

*

- Với góc độ là một nhà nghiên cứu chiến lược, theo ông, sự can dự của các cường quốc bên ngoài vào khu vực sẽ tác động ra sao đối với các thành viên trong khu vực?

- Sự can dự này sẽ có lợi cho các nước trong khu vực nếu nó được khống chế bởi ba yếu tố: thứ nhất, đó phải là sự can dự đem lại hòa bình, ổn định và phát triển; thứ hai, phải tuân thủ luật pháp quốc tế; thứ ba - rất quan trọng - là những can dự đó phải được sự đồng thuận của những nước chịu ảnh hưởng.

* Ý kiến: Ông nói trơn tru như vậy, nhưng tôi hiểu rằng, ông thừa biết, ông cũng như Đảng của ông sẽ không thể nào khống chế nổi TQ chấp nhận dù chỉ 1, chứ đừng nói cả 3 yếu tố ông kể ra. 

Do vậy, tôi nhắc lại cho ông nghe, lời của một ai đó rất hay, đại ý: Người lính phải xung trận bằng khẩu súng và đường đạn bắn thẳng, còn xung trận bằng những từ "nếu" để đánh võ mồm kiểu giả định mơ hồ, vô nghĩa để lòe chính mình và dân mình nghe mong tạm quên đi cảm giác sợ hãi và kẻ thù sừng sững trước mắt, thì cái kết cục chung là sẽ thất bại thảm hại và trở thành nô lệ cho ngoại bang.

*

Trước đây, một nước lớn nào đó có thể can dự vào chỗ này, chỗ kia bằng cách tiến hành một cuộc chiến tranh. Thời đại hiện nay khó có thể diễn ra khả năng đó. Lịch sử đã chứng minh cách can dự theo kiểu đó không sớm thì muộn đều chuốc lấy thất bại.

* Ý kiến: Từ sau năm 1979 đến nay, TQ hay Việt Nam đã liên tiếp thất bại và sẽ sớm muộn tiếp tục thất bại ? Và TQ can dự vào Việt nam suốt quãng thời gian vừa qua đâu chỉ bằng chiến tranh, chính ông cũng biết biết đấy, ở mặt trận nào, dù là kinh tế, văn hóa, chính trị hay ngoại giao mà họ can dự vào, chúng ta cũng thua thiệt lấm lưng, trắng bụng.

Mà can dự không chiến tranh nghĩa là phải bằng biện pháp hòa bình và tuân thủ luật pháp quốc tế, phải có sự đồng thuận của người ta.

* Ý kiến: Câu lý luận ngộ nghĩnh trẻ con này của ông sẽ làm chính TQ phì cười, còn nhân dân chúng tôi đang hết sức thất vọng và chán nản về cách lý luận ngây thơ mộc mạc đó của ông. 

Họ phủ dụ các ông, dọa nạt các ông và đứng ra bảo kê cho cá nhân, tập thể hoặc một phần tập thể Đảng các ông để duy trì quyền lãnh đạo độc tôn của một hoặc một số trong các ông thì đương nhiên các ông đang ngày càng đồng thuận với Trung Quốc như nhân dân đang thấy, thậm chí là đến từng từ ngữ mà họ sử dụng, các ông cũng không dám sử dụng khác đi vậy mà ông còn hùng hồn giả dối : "Phải có sự đồng thuận của người ta!". Vì sự ươn hèn, hám lợi hám quyền của các ông, vì sự đồng thuận  "Đồng chí – anh em" với họ mà Đất nước và nhân dân đang từng ngày mất biển mất đất, và lệ thuộc trầm trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa... Chúng tôi thừa hiếu cái kiểu họ đồng thuận với các ông như thế nào.

Từ cách tiếp cận như vậy, chúng ta thấy rằng chính sự can dự của các nước lớn sẽ trở thành một xung lực làm cho khu vực này có giá trị hơn

* Ý kiến: Vâng, nhưng nó còn tùy thuộc vào con mắt nhìn nhận giá trị của từng người mà thông thường là khác nhau. Đất nước ta, nhân dân ta có giá nhiều giá trị thật, nhưng cầm quyền mà ko tôn trọng giá trị của dân thì đất nước sẽ trả giá đắt đỏ và đau thương như suốt quãng thời gian vừa qua đó thôi. Còn giá trị với thế giới, công nghệ, trí tuệ các ông không có gì, chẳng nhẽ ông lại vẫn còn tiếp tục tự hào về giá trị của tài nguyên thô và sức lao động rẻ?

Nói một cách nôm na là như một miếng đất đẹp, nhiều người dòm ngó thì đương nhiên sẽ có giá trị cao hơn.

* Ý kiến: Đừng ảo tưởng như vậy, nó còn tùy là người ta nhòm ngó nhau để xây ở đó một ngân hàng sang trọng, làm ăn minh bạch hay một dãy phố đèn đỏ ô uế và nuôi những cô đào lẳng lơ cùng bọn xã hội đen luôn trấn áp, cướp bóc một cách bẩn thỉu !

Một vấn đề nữa là khi không dùng vũ lực để can dự thì sẽ tạo ra sự bình đẳng tương đối giữa nước lớn với nước nhỏ.

* Ý kiến: Ngay cả nhận xét này của ông cũng sai bét. Đôi khi không dùng vũ lực mà mua chuộc bằng chính trị, tiền bạc và làm cho suy sụp rồi dẫn đến lệ thuộc bằng kinh tế, và chính trị tiếng nói của các chính quyền bị mua chuộc đó còn vâng dạ khúm núm hơn nghìn lần khi so với việc chính phủ đó biết dựa vào nhân dân, cùng nhân dân đường hoàng đáp trả tay đôi trên võ đài một cách sỏng phẳng bằng vũ lực ông Vịnh ạ. 

Hãy nhìn sang Israe mà học tập, họ sống trên một giải đất nhỏ và vẻn vẹn chỉ có khoảng 7 triệu dân nhưng đã đáp trả và đương đầu hiên ngang cả với một thế giới Hồi giáo như thế nào? Tôi không cổ xúy chiến tranh, nhưng khi cần thiết chúng ta buộc phải cầm và sẵn sàng cầm vũ khí, và biết dựa vào dân, vì nhân dân, thì chính như ông nói đấy thôi, mọi kẻ thù sẽ đánh thắng, vậy tại sao phải hèn mạt đến vậy để làm gì?

Tiếng nói của nước nhỏ sẽ được quan tâm, vì khi tham gia vào công việc quốc tế thì nước lớn hay nước nhỏ cũng là một lá phiếu, tại các diễn đàn quốc tế cũng là một tiếng nói

* Ý kiến: Các ông yêu cầu các nước lớn tôn trọng sự cầm quyền hợp pháp, đại diện cho dân tộc VN của các ông một cách bình đẳng, dân chủ, nhưng chính các ông không tôn trọng quyền dân chủ của nhân dân VN, tôn trọng sự ra đời và sinh hoạt bình đẳng của các đảng chính trị khác cũng của người Việt Nam ta trong cùng một quốc gia, dù các đảng chính trị ấy ban đầu có là nhỏ bé, yếu ớt, các ông cũng không để cho ra đời và tìm cách triệt từ trong trứng nước. 

Các ông leo lẻo về lý thuyết giai cấp và đấu tranh giai cấp, rằng "giai cấp tồn tại trong xã hội khách quan với nhận thức con người…", nhưng các ông lại không công nhận vai trò và vị trí đương nhiên của các giai cấp đó trong xã hội và đồng thời phủ nhận luôn hạt nhân lãnh đạo tiên phong của các giai cấp ấy – tức là các đảng chính trị khác - và tìm mọi cách triệt hạ họ. Tuy vậy các ông lại luôn bắt toàn xã hội công nhận hiển nhiên cái gọi là hạt nhân lãnh đạo tiên phong của Giai cấp công nhân và nhân dân lao động – tức đảng Cộng sản VN – mà các ông đã bóp chết từ lâu và hiện nay đang trá hình họ để cai trị dân tộc, đẩy một phần lịch sử bi hùng của Đảng Lao động VN mà Đại tướng Thân phụ ông - người tôi vô cùng ngưỡng mộ - cũng là một Ủy viên Bộ chính trị, xuống vũng bùn đen tối và làm xấu thêm hình ảnh về CNXH và CNCS mà các ông không ngừng rêu rao là lý tưởng.

Chúng ta đừng quên rằng các nước lớn can dự vào đây không phải bằng chính sách ngoại giao chung chung. Bao giờ cũng vậy, lợi ích kinh tế là động lực đầu tiên và cũng là mục đích sau cùng. Khi anh vào đây vì lợi ích của mình mà lại muốn có sự đồng thuận thì nhất định phải chia sẻ lợi ích với các nước trong khu vực. Qua đó, các nước trong khu vực nếu tận dụng được cơ hội thì sẽ có thêm nguồn lực để phát triển.

* Ý kiến: Trung Quốc đã bao giờ chia sẻ quyền lợi gì thực sự cho dân tộc VN chưa, hay họ chỉ đi đêm bắt nạt các ông buộc các ông phải thoải hiệp và ôm lấy những thua thiệt đau đớn cho đất nước, rồi sẻ lại cho các ông một chút ít nhỏ nhoi là quyền lợi được bảo trợ, bão lãnh chính trị, bảo lãnh sự cầm quyền của cá nhân và tập thể trong Đảng? Cái này họ luôn phủ dụ lừa bịp các ông bằng thuật ngữ "tin cậy chính trị" ở cấp lãnh đạo Tứ trụ, còn trên phương diện quốc gia, họ gọi một cách diêm dúa là "tương đồng ý thức hệ". Việc này dân chúng đã biết thừa, các ông còn cố tình lòe bịp sao?

- Thế còn những mặt bất lợi, nếu có?

- Dù mục đích như nhau nhưng cách thức can dự của mỗi thế lực bên ngoài khu vực vào đây có những điểm khác nhau. Có nước chọn cách vào khu vực bằng “cửa trước”, có nước lại chọn đi “cửa sau”, bằng các biện pháp kinh tế, chính trị... và cả những biện pháp “phi truyền thống” mà bây giờ mới thấy. Bao giờ cũng vậy, một sân chơi chung khi bị ngoại lực tác động mà có thành viên nào đó chạy theo lợi ích cục bộ, ngắn hạn sẽ dẫn đến chia rẽ.

* Ý kiến: Ông ngụy biện hay quá ngây thơ? "Lợi ích cục bộ" mà ông nói đến đó là lợi ích tối thượng của các quốc gia tham chiếu từ góc độ của họ. Cái ông nhận định "ngắn hạn sẽ dẫn đến chia rẽ đó" thực ra là sự thích ứng, linh hoạt nhanh chóng để tự bảo vệ lợi ích tối thượng của Quốc gia mà các đảng cầm quyền của họ không thể phản bội. Họ khôn ngoan và luôn linh hoạt, còn các ông u mê, nhầm lẫn bạn thù, tù mù chiến lược nên khi các nước bạn hành xử không giống mình muốn thì gào lên "chạy theo lợi ích cục bộ" hay "chia rẽ" một cách rất giản đơn và thiếu trưởng thành.

Trong thực tế, dù chỉ trong một thời gian rất ngắn, vài năm gần đây đã có những tham vọng được bộc lộ, những tuyên bố và cả những hành động trên thực tế khiến các nước trong khu vực cảm thấy lo lắng. Có nước lo xa, có nước lo rất gần.

Đơn cử như việc một số nước tuyên bố về chủ quyền, không hiểu họ dựa vào đâu, cơ sở pháp lý nào? Nay đưa ra bản đồ này đã rất tham vọng rồi, mai lại đưa ra bản đồ khác tham vọng hơn nữa thì sao?

Một vấn đề rất cụ thể là chủ quyền trên biển Đông không chỉ có những nước liên quan trực tiếp, mà cả cộng đồng thế giới đều không thể chấp nhận việc bất kỳ một quốc gia nào đó muốn độc chiếm biển Đông, muốn biến đường vận tải quốc tế thành ao nhà của mình.

Trung Quốc cũng vậy, Mỹ cũng vậy, và bất kỳ nước nào khác với bất kỳ lý do gì cũng đều không thể chấp nhận.

* Ý kiến: Ông định vẫn lu loa với những từ ngữ số đông "bất kỳ nước nào khác" hay "cả cộng đồng thế giới", "không thể, không ai chấp nhận" một cách rất ngây thơ như vậy khi TQ đánh chiếm trong nay mai toàn bộ phần còn lại của quần đảo Trường Sa, giết chết những người lính kiên cường, con em nông dân còn trẻ măng mười tám đôi mươi trên của chúng ta và hất xác họ xuống biển hay sao…?

TQ đã đánh chiếm toàn bộ Hoàng Sa năm 74, một phần Hoàng sa năm 88, giết hại, bắt bớ biết bao nhiêu Ngư dân của chúng ta suốt nhiều năm nay, nhân dân chúng tôi có thấy nước nào đứng ra nói "không thể chấp nhận" hay sẵn sàng giúp VN chống lại sự xâm hại đó đâu ?

Chỉ trong vài năm qua, Hoa Kỳ bày tỏ tham vọng và trên thực tế họ đã can dự, đã hiện diện rất ồ ạt vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương (có thể thấy rõ nhất qua một số hiệp ước mà Mỹ đã ký với Nhật, Hàn Quốc, Úc, Philippines... gần đây). Như vậy ở đây ai là người đã cho Mỹ có một lý do để can dự vào khu vực? Và họ vào dễ dàng như thế, ít gặp phải sự phản đối hay quan ngại như thế? Chắc rằng mỗi chúng ta đều tự có câu trả lời.

Cách can dự của Mỹ, như họ tuyên bố là ủng hộ các giải pháp hòa bình và luật pháp quốc tế, làm cho một số nước đồng tình mà có thể không lưu tâm đúng mức đến mặt trái của nó. Tôi đã có lần nói với một quan chức quốc phòng cao cấp của Mỹ: “Nếu như các ông làm đúng những gì đã nói thì tôi hoan nghênh, còn nếu không các ông sẽ buộc phải rời khỏi khu vực như năm 1975 rời khỏi Việt Nam”.

* Ý kiến: Tôi giật mình kinh hãi vì cách thể hiện quan điểm xuẩn động và hoang tưởng của ông qua câu nói này. Ông nghĩ VN ta là siêu cường, và ông là Tổng tư lệnh tối cao của tất cả các lực lượng vũ trang các quốc gia trong khu vực sao? Tôi ước gì ông có lấy một phần 10 khẩu khí ấy khi nói chuyện với các lãnh đạo Trung Quốc mà ông gặp.

Điều đáng lo ngại nhất là sự can dự và cạnh tranh của các cường quốc vào khu vực sẽ tạo nên xung đột buộc các nước bị cuốn vào hoặc bị ảnh hưởng. Nếu chưa đến mức xung đột thì cũng đáng lo ngại không kém khi sự can dự đó khiến các thành viên trong khu vực bị buộc phải lựa chọn theo thế lực này hoặc thế lực kia, buộc phải lựa chọn “bên này hay bên kia”.

Chúng ta nhất thiết phải chống lại các xu hướng đó, nhưng còn các nước khác thì sao?

* Ý kiến: Tâm tư này thể hiện chính xác lo ngại mà nhân dân lo ngại về các ông: Chưa hề trưởng thành và biết cách sống trong thế giới phẳng đa cực (vì các ông quen bắt nạt dân trong một thế giới nhỏ toàn trị đơn cực). Các ông nên ôm sách đi học Campuchia, Thailand, Singapore, Philippine và rất nhiều những quốc gia khác về nghệ thuật này! 

Một vấn đề nữa là chúng ta hãy nhìn Bắc Phi và Trung Đông, sự biến động ở mỗi nước trước hết do những nguyên nhân bên trong, nhưng nguyên nhân sâu xa là sự can dự của các nước lớn.

* Ý kiến: Chúng tôi thì thấy nhân dân các nước Bắc Phi và trung đông dù phải đổ máu cũng hân hoan mong đợi sự can sự đó của các nước lớn, bởi nó là liều thuốc cần thiết cho các chế độ cầm quyền toàn trị ung thư giai đoạn cuối kia. Các ông nên sớm thức tỉnh rằng, tai họa chính từ sự tham lam ngu dốt và suy đồi của các ông thì sẽ thoát khỏi cái não trạng ngu xuẩn rằng, các nước lớn cứ tìm cách can dự.
Họ sẽ luôn can dự, tôi cảnh báo ông, nhưng chỉ là can dự không đúng ý đồ của các ông và nếu xảy ra, việc đó có lợi cho dân thì các ông phải biến tháo đi, thế thôi ! Bởi vậy các ông luôn lo ngại ?

* Trước sự can dự của các cường quốc vào khu vực, để thụ hưởng được những lợi ích và ngăn chặn mặt trái thì phải làm gì?

- Trước hết mỗi nước phải có được tinh thần độc lập, tự chủ không riêng trong vấn đề giữ chủ quyền mà còn về đường lối chính trị, về kinh tế, văn hóa... thì mới làm chủ được vận mệnh và con đường phát triển của đất nước mình.

* Ý kiến: Rất tiếc là hiện nay các ông đang làm ngược lại hoàn toàn, ngành ngành, ban ban, bộ bộ, các Địa phương cũng như cấp TW, Bộ chính trị thi nhau sang TQ ca bài ca đoàn kết hữu nghị lấy lòng. Tứ trụ triều đình thì thụp thăm viếng đều đặn bao nhiêu thì kinh tế, văn hóa lệ thuộc bấy nhiêu, biển đảo mất dần bấy nhiêu. Cha ông ta cống đầu Liễu Thăng bằng vàng khi xưa để giữ hòa hiếu trên ý nghĩa vật chất, nhưng là sau khi đánh cho chúng "tan tác chim muông" và cảnh báo ý đồ xâm lược bằng sức răn đe của lịch sử tái hiện qua cái đầu bị trảm của viên tướng lẫy lừng của chúng, dù là… bằng vàng.

Cha ông ta oai nghiêm, uy danh như thế, sao lại đẻ ra lũ con cháu đớn hèn như các ông. Đến mức ngày nay các ông còn dám xuyên tạc leo lẻo "đến cha ông ta khi xưa còn phải CỐNG NẠP đều đặn". Cha ông ta cống nạp nhưng giặc sợ, còn ngày nay các ông dâng cả đất liền, biển đảo chủ quyền, lấy lịch sử bỏ lọ đậy nút chôn xuống đất để lấy lòng quân thù mà chúng đâu có ngừng xâm lấn, chê bai, chửi bới khinh bạc các ông, khinh bạc nước Việt Nam này ?

Thứ hai là mỗi quốc gia cần có đủ sức mạnh để đứng vững trước sự nghiêng ngả của tình hình - trước hết là sức mạnh về chính trị, về sự ổn định nội bộ, phát triển về kinh tế, văn hóa và có một nền quốc phòng vừa đủ mạnh để bảo vệ đất nước.

* Ý kiến: Như tôi nói ở trên, do khái niệm của các ông về ổn định nội bộ, về sức mạnh chính trị -là: lãnh đạo xã hội toàn diện, trực tiếp và tuyệt đối – đến từ não trạng xuẩn động, tham lam ích kỷ và cục bộ, từ sự biến chất suy đồi, do tự nuông chiều bản thân mình, lười học hỏi nhân dân, lười học hỏi tham khảo sự tiến bộ của nhân loại ở các quốc gia văn minh tiên tiến, thì như chúng ta đang thấy, nhất là trong suốt 6, 7 năm nay, chúng ta có một nền kinh tế, văn hóa và quốc phòng đáng lo ngại đến như thế nào. Tiếp tục phương thức lãnh đạo tài ba này, nhân dân đang lo lắng khắp nơi rằng, chỉ trong thời gian ngắn nữa thôi các ông sẽ kéo dân tộc xuống bờ vực suy vong, nô lệ. Nhân dân mong các ông hồi tỉnh và tu thân, rèn mình, lấy nhân dân làm đối chứng, làm người bảo ban cho mình sớm ngày nào, may ra tình hình được cải thiện sớm ngày đó.

Thứ ba là phải có một nền đối ngoại minh bạch, rộng mở, có trách nhiệm, trên tinh thần thêm bạn bớt thù, đi đến chỉ có bạn, có đối tác mà không có thù.

* Ý kiến: Cũng như tôi đã phân tích ở trên, nếu các ông không thực tâm mà tử tế ngay với chính nhân dân đang ngày đêm bám biển bám ruộng còng lưng nuôi sống các ông, thì đừng mong gì các quốc gia tiến bộ khác sát cánh và tin tưởng vào sự tỏ ra tử tế và chân thành bề ngoài của các ông. Một quốc gia không hề có minh bạch trong các hoạt động kinh tế, từ cấp Chính phủ, bộ ngành cho đến các địa phương, không hề có một chút tí tí dân chủ nào trong vận hành xã hội cũng như các sinh hoạt chính trị, tư pháp, hành pháp, luôn bắt bớ, đàn áp bất đồng chính kiến và hăm dọa, quấy nhiễu công dân yêu nước bằng những hành vi ti tiện, đớn hèn làm sao lại có thể có được một nền đối ngoại minh bạch được. Điều này là hoang tưởng.

Nếu có nước lạ nào đó cổ xúy cho cách lãnh đạo tài ba hiện nay của các ông thì đó chính là họ đang muốn nô lệ các ông đó.

Và tôi cũng tin rằng, với cách mà các ông luôn ngửa tay phơi mặt xin tài trợ, nhưng sau lưng các ông lại leo lẻo chửi người ta bằng những khái niệm như "thế lực thù địch","dân chủ phương tây", "can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam", mà dẫn chứng gần đây nhất là bài phát biểu nóng hổi của ngài TBT tại CuBa được đọc cho toàn dân nghe suốt gần 1 tiếng đồng hồ trên VTV1 thì sẽ chẳng có quốc gia nào tin vào cái miệng lưỡi các ông nói ra trước mặt họ đâu. Chính những phát biểu phần đầu của ông về quốc gia ông gọi là đồng chí anh em đó cũng tự nói lên ông và đảng của ông có thực tâm coi họ là đồng chí anh em hay không. Rồi sớm hay muộn, với cung cách đối nội, đối ngoại này, họ sẽ đấm vào mặt các ông và nhân dân cũng sẽ quay lưng với các ông mà thôi !

*

Bên cạnh đó là những diễn đàn đa phương ngày càng trở nên quan trọng. Đẩy mạnh hợp tác đa phương trên tất cả các lĩnh vực sẽ tạo ra “khung” để “giằng” với nhau, không cho anh nào một thân một mình muốn làm gì thì làm. Hay nói nôm na chỉ có một cơ thể mạnh khỏe, trong một môi trường tương đối sạch sẽ, lành mạnh thì mới thụ hưởng được làn gió mát, chống đỡ được gió độc khi mở rộng cửa ra bên ngoài.

* Ý kiến: Tôi cần phải dựng ngược câu nói của ông lại để cho ông rõ, ông đang tư duy ngược như thế nào :

Hãy mở toang cửa ra để đón ánh nắng rạng rỡ và luồng gió trong mát thổi từ vô vàn những tiến bộ mạnh mẽ của nhân loại, từ những dân tộc có lương tri ở các quốc gia phát triển đang ngày một văn minh, giàu mạnh. Thực tâm học hỏi họ để "thoát Hán", thoát khỏi cái vòng kìm tỏa xấu xa, bẩn thỉu mê muội bấy lâu bằng ràng buộc ý thức hệ và củ cà rốt "luôn ủng hộ, hỗ trợ hết mình đối với quyền lãnh đạo độc tôn của Đảng CSVN" sai trái, thoát khỏi não trạng tương đồng đầy dã tâm xấu xa nhưng miệng bắt chước nhau lải nhải Đồng chí - Anh em hảo hảo kia.

Các ông quen rúc đầu trong sự sợ hãi nên luôn tưởng tượng ra những làn gió độc bên ngoài mà quên mất rằng, thật ra chính các ông tự đầu độc lẫn nhau trong nỗi mê muội của sợ hãi và nghi kị. Những khái niệm "thế lực thù địch" hay "diễn biến hòa bình" nói cho cùng nó đến từ tâm tưởng hẹp hòi, nông cạn thiếu tri thức về thế giới và loài người của các ông mà thôi. Và nếu nghiêm túc nhìn lại, các ông sẽ thấy, những khái niệm đó chỉ có tác dụng khi các ông vu cáo chính trị lẫn nhau hoặc dùng để nhẫn tâm tàn ác khép tội nhân dân, chứ tuyệt nhiên các khái niệm đó không bạn bè quốc tế nào công nhận hay đồng tình. Thậm chí, nó còn làm hại các ông trên bình diện ngoại giao quốc tế.

Nói nôm na, một kẻ yếu kém, bệnh tật, ghẻ lở đầy mình và không thực tâm, chân thành thì dù có ba hoa lời lẽ gì ở đâu cũng không ai tin và giúp đỡ. Người ta quan tâm đến hắn vì thật ra thương cha mẹ vô tội của hắn mà thôi.

Việc đầu tiên và cần nhất hắn phải làm là tập cách tránh xa người bạn to xác, xấu xa đã được điểm mặt chỉ tên, để có không gian, có sự tĩnh lặng yên tương đối mà nhìn lại sự thật về con người mình. Sau đó, thành tâm ăn năn hối cải, dựa vào bạn bè tốt mà học tập, tu dưỡng vươn lên một cách chân thành với nỗ lực hết mình. Đó là con đường duy nhất để trở thành con người có nhân cách tốt, có tư cách chân chính cũng như một sức mạnh thể chất, tinh thần đủ mạnh mẽ để làm chủ được bản thân mình, cứu vớt số phận mình dựa vào một cộng đồng những người bạn tốt văn minh, tiến bộ hơn ! Ông hiểu ý tôi chứ ?

*
Nếu ví ASEAN như bó đũa thì thực tế thời gian qua cho thấy có chiếc đũa chịu ảnh hưởng của nước lớn ngoài khu vực đã làm suy yếu bó đũa?

- Bất cứ đất nước nào, dân tộc nào cũng phải lo cho lợi ích của mình. Người phương Đông có câu “tiên trách kỷ, hậu trách nhân”. ASEAN có lợi ích chung, quan tâm chung trên nhiều lĩnh vực, trong đó nổi lên vấn đề hòa bình, ổn định và an ninh - an toàn hàng hải. Như vậy trong cách vận hành cũng như những vấn đề mà ASEAN đặt ra phải chứng minh được thật sự là tổ chức có đóng góp tích cực về hòa bình, ổn định, hợp tác phát triển khu vực. Mỗi quốc gia thành viên phải có trách nhiệm với ASEAN và ASEAN phải có trách nhiệm với từng thành viên trên cơ sở đoàn kết. Nếu “tan đàn xẻ nghé” thì cái lợi chung không còn và cái lợi riêng cũng nhất định sẽ bị ảnh hưởng.

Việc một tuần sau khi hội nghị các bộ trưởng ngoại giao không ra được tuyên bố chung chỉ vì những bất đồng trong cách đề cập vấn đề biển Đông, các nguyên thủ ASEAN đã lại đồng lòng ra bản “Tuyên bố sáu điểm về biển Đông” đã chứng minh sự đồng thuận vì mục đích chung, lợi ích toàn cục vẫn là mục đích cao nhất mà các quốc gia ASEAN hướng đến

Bộ đội Trường Sa luôn sẵn sàng bảo vệ chủ quyền đất nước - Ảnh tư liệu

“Tất cả đều bày tỏ sự lo ngại”

* Qua tiếp xúc với quan chức quốc phòng các nước trong ASEAN, ông thấy phản ứng của họ đối với những diễn biến gần đây xung quanh vấn đề biển Đông như thế nào?

- Tất cả đều bày tỏ sự lo ngại.

Trước hết là trước những tuyên bố rất khó hiểu của Trung Quốc về chủ quyền trên biển Đông, chẳng ai có thể chứng minh nổi nó từ đâu ra, trên cơ sở pháp lý nào, được quản lý và sử dụng ra sao trong suốt bề dày lịch sử?... Và liệu còn “đường...” nào nữa không mà họ sẽ đưa ra trong tương lai? Và không dừng lại ở đó, mà vấn đề quan trọng hơn là Trung Quốc có tuân thủ luật pháp quốc tế không, có tuân thủ các điều ước và các quy tắc ứng xử của thế giới hiện đại hay không?

Bên cạnh đó sự hiện diện, can dự ồ ạt của Mỹ - theo đúng kiểu Mỹ - đem lại sự hứng khởi ban đầu cho một số nước, nhưng cũng làm xuất hiện những quan ngại. Mỹ nói là can dự vì hòa bình, ổn định và phát triển, nhưng sao chưa thấy gì về kinh tế, văn hóa mà chỉ thấy đông tàu chiến, máy bay quá? Ngay đối với cả những nước đồng minh thân cận của Mỹ, họ cũng tự hỏi (và có những nước đã hỏi ra miệng): Liệu các ông đến, rồi đến lúc nào đó các ông lại đi không? Và đôi khi những bài học trong lịch sử được nhắc lại: Liệu các “ông lớn” đến lúc nào đó lại thỏa hiệp trên lưng mình không ?

* Ý kiến: Sau rất nhiều kinh nghiệm ê chề từ sự nông cạn, ngây thơ của mình, Đảng ta rồi cuối cùng cũng tự đặt ra được câu hỏi này. Nhưng các ông biết nghĩ như thế, thì cũng hãy nhớ rằng, từ những việc các ông làm bấy lâu nay, nhân dân cũng đã đặt câu hỏi: "Liệu Đảng rồi đến lúc nào đó lại thỏa hiệp với Tàu, trên lưng của nhân dân không?" (Thành Đô 90, Bắc Kinh, Hà Nội 90 đến nay?).

Trong nội khối, các nước châu Á - Thái Bình Dương, trong đó trọng tâm là Đông Nam Á, cũng gợn lên những lăn tăn về sự đoàn kết, thống nhất, vai trò trung tâm của ASEAN liệu có đứng vững được không khi thì cái gậy, khi thì củ cà rốt của các ông lớn đua nhau xòe ra trước mặt từng nước, tùy theo hoàn cảnh, điều kiện, thời điểm... (mà thời đại này họ sử dụng các công cụ ấy khéo lắm, thành nghệ thuật cả rồi)...

Không nước nào trong khu vực lại không muốn vấn đề biển Đông được giải quyết bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, cụ thể là UNCLOS 1982, DOC, tiến tới COC. Không một nước nào không muốn sự can dự của các nước lớn mang lại hòa bình và tuân thủ luật pháp quốc tế.

Vì vậy nước nào cũng quan tâm, cũng lo ngại, nhưng mức độ phát ngôn, phản ứng của mỗi nước khác nhau do nhu cầu của họ trong quan hệ quốc tế rất đa dạng, khi phát ngôn thì họ phải tính đến lợi ích của nước họ vào mỗi thời điểm nhất định.

Vấn đề của các nước trong khu vực là cần phải tìm được một tiếng nói chung, không áp đặt, không phương hại đến lợi ích của bất kỳ nước nào nhưng giữ cho được nguyên tắc của ASEAN về những vấn đề chung, đó là: Đồng thuận, đoàn kết, hợp tác. Vì hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, công khai minh bạch, tôn trọng lẫn nhau.

* Ý kiến: Cách đặt vấn đề như thế này sẽ sớm dẫn đến phá sản, kéo theo hàng loạt những sai lầm căn bản về sách lược và chiến lược.“Không phương hại đến lợi ích của bất kỳ nước nào là một khái niệm mơ hồ và không thể định lượng. Ông chỉ có thể nhìn thấy và nói đến những lợi ích hiện hữu bất biến từ góc nhìn của ông, nhưng đằng sau bức màn được trưng ra của các quốc gia trong cuộc còn có những lợi ích nhân nhượng, đi đêm giữa các bên và chỉ họ mới biết, ông tính sao về điều này ?

* Một số nhân sĩ trí thức cho rằng bảo vệ chủ quyền là công việc không phải của riêng Đảng và Nhà nước, người dân cũng phải chung tay. Ông suy nghĩ gì về cuộc biểu tình phản đối những hành động xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam?

- Trước đây tôi đã nói về vấn đề này và bây giờ vẫn nói rằng những cuộc biểu tình đó là không nên. Để đối phó với tình hình phức tạp trên biển Đông hiện nay, chúng ta cần một sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng và Nhà nước cũng như giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân.

Có thể người dân chưa thật hài lòng và yên tâm vì chưa được cung cấp đầy đủ thông tin nhưng tôi chỉ muốn nói với những người biểu tình nói riêng và tất cả người dân rằng những người có trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, quân đội không một ai chịu để mất chủ quyền lãnh thổ cả. Người dân phải tin vào điều đó.

* Ý kiến: Mọi niềm tin đều xuất phát từ việc làm được nhìn thấy ông Vịnh ạ. Xin ông đừng nói suông nữa. Mọi lo ngại của nhân dân là hoàn toàn đúng trên thực tế. Người dân không phải chỉ là không hài lòng như ông ngụy biện đâu, họ căm phẫn với dã tâm của TQ và phẫn nộ trước sự nhu nhược hèn yếu của Đảng và Chính phủ các ông. Đừng đổ lỗi chỉ cho việc các ông không và chưa cung cấp đầy đủ thông tin. Tôi sợ rằng, các thông tin còn lại các ông không dám và không bao giờ dám nói ra, vì nếu nói ra thì người dân sẽ tuyên bố xử tử các ông ngay. Chỉ bằng ấy thông tin ít ỏi được cung cấp nhỏ giọt từ các ông suốt hàng chục năm nay thôi, còn lại đa phần là do nhân dân tự quan sát thái độ ứng xử của các ông mà kết luận rằng các ông nhu nhược, hèn yếu. Khách quan mà nói, điều đó tuyệt đối chính xác.
Các ông coi thường nhân dân và quyền của nhân dân, nên hành xử tùy thích. Kết quả như các ông đã thấy, các ông luôn miệng nói các ông tinh khôn, khéo léo, hành xử đúng, vậy tại sao biển cứ mất, đảo cứ mất, thậm chí biên giới lãnh thổ cũng bị cắt xén, thua thiệt. Các ông có giỏi, có minh bạch thì chứng minh rằng những điều nhân dân nghi ngại kia là sai, bằng bản đồ, bằng số liệu cụ thể đi ? 

*
Có thể đất nước ta có tham nhũng, lãng phí, có tiêu cực, có thể một bộ phận cán bộ suy thoái về đạo đức.

* Ý kiến: Tại sao đến giờ này ông vẫn còn dùng giả thuyết „ tại sao“, ông có khác gì con lạc đà rúc đầu vào cát không ?

nhưng tuyệt đại đa số nhân dân ta không ai có thể quên đi lợi ích quốc gia dân tộc, quên đi chủ quyền lãnh thổ.

* Ý kiến: Ông dùng từ nghe có vẻ hợp lý đấy, nhưng không được đánh tráo khái niệm, tuyệt đại đa số chứ không phải tất cả! Như vậy, vẫn còn một bộ phận, dù chắc chắn là nhỏ thôi, bên cạnh cái tuyệt đại đa số ấy vì cái ghế, cái quyền của mình, vì muốn cầm ghế, cầm quyền, nhưng vì năng lực kém, đạo đức kém, không chính danh, không chính đạo, nên sợ bị dân kéo xuống, sợ bị lật ngang mà cần đến TQ để vững chân, vững ghế thì ông tính sao? (Cái này lịch sử đã chứng minh rồi đấy! Nếu giả sử ông Hoàng Văn Hoan khi xưa mà chẳng may lên chức TBT Đảng ta, thì VN sẽ ra sao?). 

Biểu tình bây giờ sẽ gây mất ổn định.

* Ý kiến: Lại là một mệnh đề hết sức sai trái, hời hợt về cả hai mặt nhận thức và thực tiễn, đồng thời thể hiện đậm nét não trạng vi phạm nhân quyền của thứ lãnh đạo vì mình, vì quyền của mình

*
Trong khi đó đất nước ta đang hơn bao giờ hết cần ổn định, cần sự đồng thuận để phát triển, để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ

* Ý kiến: Có thật là hơn bao giờ hết cần… để phát triển, để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ không? Chỉ nói riêng hơn 6 năm nay, các ông có mọi thứ trong tay, một nền kinh tế chắc chắn, ổn định, trên đà tăng trưởng tích cực, lành mạnh như thế, nay đi xuống thê thảm như thế nào? Chủ quyền lãnh thổ quốc gia ngày càng bị xâm phạm, không chỉ ngư dân bị bắt, bắn giết, hành hung ngay trên lãnh thổ quốc gia, mà cả tàu kinh tế của Chính phủ cũng bị xâm hại ngay trong khi các ông đang tay bắt mặt mừng với họ bên bàn tiệc sang trọng và những lễ nghi hoành tráng tiêu tốn tiền bạc của nhân dân, các ông nói đi, ngoài việc thăm viếng qua lại tùy tiện, dày đặc, vô bổ, tốn kém, các ông đã nói gì, làm gì để bảo vệ nhân dân, bảo vệ chủ quyền và bảo vệ ra sao ?

Hay thật ra các ông có bảo vệ không ?

Các ông cần hòa bình, ổn định để trục lợi cho riêng mình, cho gia đình mình và cho các nhóm lợi ích mà mình đẻ ra, đồng thời dùng cái hòa bình, ổn định đó hòng củng cố cái quyền lực mà anh đang nắm giữ. Biểu tình là đụng đến những cam kết giữa các ông với Đồng chí anh em bên kia, đi ngược lại quyền lợi đồng thuận của các ông với họ, chứ chẳng có nguy cơ nào cho tổ quốc cả.

Ngược lại, các cuộc biểu tình của nhân dân như vừa qua củng cố và phát triển lòng yêu nước, bồi đắp nhiệt tâm đi tìm giải pháp tháo gỡ cho nguy cơ bị xâm lược hiện nay. Đồng thời làm ấm lên lòng yêu nước nồng nàn đã bị các ông vùi dập, ngăn chặn bưng bít bằng sự thờ ơ vô cảm, bằng chủ nghĩa quan liêu, chủ nghĩa lợi ích cá nhân bấy lâu nay.

*
Chúng ta trân trọng tình cảm, ý chí của những người thật sự biểu tình vì yêu nước. Nhưng cũng phải thấy rằng với những ai có dã tâm độc chiếm biển Đông thì họ sẽ viện cớ biểu tình để xuyên tạc thiện chí của Việt Nam, xuyên tạc chủ trương giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình của Việt Nam. 

* Ý kiến: Lại một suy diễn tùy tiện và sai trái nữa. Đâu cứ phải biểu tình là không thể hiện thiện chí. Thiện chí với bạn chính là bày tỏ thái độ một cách chân thực và thẳng thắn để bạn biết sai mà sửa, nếu họ là bạn bè thật, và ta có thiện chí thật, làm sao họ có thể xuyên tạc được thiện chí ấy.
Ở phương diện quốc gia, trên phạm vi toàn xã hội, biểu tình là hình thức bày tỏ chính kiến tối ưu nhất, phổ biến nhất mà toàn nhân loại đều biết, đều hiểu, đều coi là biểu hiện bình thừơng của một quốc gia có văn hóa, có quyền con người thật sự. Với nước ta quyền biểu tình đã ghi trong tất cả các hiến pháp từ khi thành lập nước đến nay. Tại sao các ông lại có thể nói lệch lạc và ngụy biện như vậy?

Còn nếu họ xuyên tạc thiện chí của ta, thì liệu họ có còn xứng đáng để ta xưng tụng là Đồng chí tốt, Anh em tốt được nữa hay không? Biết họ xấu bụng như thế nhưng ngoài miệng ta vẫn thơn thớt nói cười ngon ngọt thì ta là thứ người gì?

Ở phía của người TQ, họ cũng luôn nói họ có chính nghĩa và cơ sở lịch sử, phái lý, họ cũng sẽ nghĩ, ta chơi với họ, nhưng lại suy diễn họ xấu xa như vậy, liệu họ sẽ coi chúng ta ra gì ?

Nói theo cách nào, nghĩ theo cách nào cũng thấy những lời lẽ và cách tư duy mà ông thể hiện ra đại điện cho Đảng, Chính phủ và Nhà nước hiện nay là suy nghĩ của kẻ tiểu nhân, không đường hoàng, nghĩ một đằng nói một nẻo, nói một đằng, làm một nẻo. Chẳng trách vì thế dân TQ, dân Campuchia luôn nghĩ xấu và vơ đũa cả nắm về Việt Nam, dân tộc Việt Nam, con người Việt nam.

*
Vậy thì ai đang chờ biểu tình và biểu tình có lợi cho ai?

* Ý kiến: Với cách tiếp cận như thế, ta có thể thấy rằng, biểu tình hòa bình như vừa qua là vô cùng cần thiết cho đất nước, cho dân tộc, cho toàn vẹn lãnh thổ và quan hệ hàng xóm láng giềng lâu dài. Tuy vậy, rõ ràng nó lại không có lợi cho những cam kết (riêng) của Đảng ta hay một số Lãnh đạo ta với Trung Quốc, và đằng sau cái đó là gì thì người dân đều hiểu. Điều căm phẫn và đáng lên án nhất là không có lợi cho riêng họ và những cam kết của riêng họ với phía bên kia qua những chuyến ngoại giao "đi đêm", nhưng họ lại luôn ra rả là ko có lợi cho đất nước lấy đó làm lý do và cấm đoán, bắt bớ, đàn áp nhân dân một cách thản nhiên.

*
Nhìn lại thời gian qua, có một vấn đề nổi lên là những thông tin không chính thống, không đầy đủ và không chính xác trên mạng Internet về tình hình đất nước, về nội bộ Đảng và Nhà nước.

* Ý kiến: Chính những thông tin u u minh minh, chung chung theo kiểu „ theo chiều hướng tích cực "dần từng bước được củng cố" của đồng loạt các Loa phóng thanh dùng tiền Thuế của dân hiện nay đang phát ra hiện nay… mới là kiểu thông tin lừa gạt nhân dân, ngụy biện, không chính xác, không đầy đủ. Và những thông tin trên Internet về tình hình đất nước, nội bộ Đảng, về các Lãnh đạo X, Y, Z xấu xa, biến chất, hư hỏng đã bổ sung tích cực và đầy đủ cho nhân dân được biết về sự thật luôn bị che dấu đó.

*
Những loại thông tin này rất nguy hiểm, nhất là với những người dân chưa quen với chiến tranh mạng, chưa quen với cuộc sống thế giới phẳng.

* Ý kiến: Chính các vị mới là người chưa quen, chưa hề quen. Cách ứng xử cấm đoán, bắt bớ, doạ nạt, đàn áp bẩn thỉu của quý vị với nhân dân, với những người yêu nước chân chính và dũng cảm vừa qua đã nói lên điều đó. Nhân dân thừa trí tuệ và kinh nghiệm để biết được lãnh đạo nào là tốt, lãnh đạo nào là xấu, ai tìm mọi cách đưa hết đứa con này đến đứa con khác vào ghế lãnh đạo, họ cấu kết ngoại bang ra sao, trục lợi thế nào…

*
Chính vì vậy, cần phải làm sao để tất cả người dân Việt Nam có được nhận thức chung về những vấn đề có tính sống còn của đất nước, để từ đó tạo ra sức mạnh đồng thuận đưa đất nước đi lên.

* Ý kiến: Đúng, chúng tôi thấy rằng cùng cần điều này. Nhân dân cần có nhận thức chung, đúng đắn và khách quan về tình hình yếu kém của của Đất nước dưới sự lãnh đạo tài ba của quý vị, và để đất nước đi lên được, việc trước tiên là phải kéo quý vị xuống mặt đất, trở lại mặt đất, bắt các vị khiêm tốn trở lại, làm cho các vị biết điều hơn, biết nghĩ và biết thực hiện đúng hơn chức trách được dân giao phó hơn nữa. Và nếu quý vị không chịu trở lại mặt đất, có lẽ người dân dù phải đổ máu như cha anh họ, cũng buộc phải kéo các vị xuống, đào huyệt hôn chặt quý vị để những kẻ kém cỏi, biến chất, dối trá, xấc xược như quý vị vĩnh viễn không còn đội mồ sống lại mà làm khổ đất nước, làm khổ nhân dân được nữa!

*
Thế mạnh và công cụ đấu tranh quan trọng nhất của chúng ta lúc này là chính nghĩa, là tuân thủ luật pháp quốc tế, là quyết tâm rất rõ ràng giải quyết bằng biện pháp hòa bình.

* Ý kiến: Thật mơ hồ và nực cười! Ông Vịnh tư duy như vậy mà đòi làm chiến lược, sách lược. Chính ông vừa thừa nhận rằng Lợi ích kinh tế, lợi ích quốc gia mới là duy nhất, bất biến và lớn nhất, vậy thì làm gì còn cái gọi là Chính nghĩa chung chung nào đó nữa để mà nước ngoài ủng hộ ta, để ta tự mãn, tự cười trước TQ là ta có chính nghĩa?! Nói như ông, Trung Quốc không có chính nghĩa của chính họ, từ phía tư duy của chính họ sao?

Cái thế yếu của chúng ta thể hiện trên mọi phương diện: Không phải Thành viên TT HĐBA LHQ; kinh tế yếu kém, quặt quẹo, nghèo đói; dân số và quy mô lãnh thổ chưa nổi 1/10 so với họ, quân đội trang bị vũ khí thô sơ, nghèo nàn, lạc hậu cả về chất và lượng…v.v.. và v.v..

Chúng ta còn gì khác ngoài đấu tranh bằng luật pháp và trong hòa bình ?
Vậy mà cái đường cùng, ngõ cụt ấy thoắt một cái ông biến thành thế mạnh nhờ kèm thêm một yếu tố cực kỳ mơ hồ là chính nghĩa tự phong. Thế giới họ không nghĩ như vậy đâu ông Vịnh ạ. Bài học về từ "chính nghĩa" khi chúng ta chiếm đóng Campuchia chưa lâu vẫn đang còn nóng hổi đó ông. Và chúng ta có "chính nghĩa" tại sao LHQ lại ra nghị quyết phản đối, yêu cầu chúng ta rút quân. Và sau sự việc đó, từ người hùng chống Mỹ, chúng ta trở thành kẻ xâm lược?

*
Chỉ duy nhất một điều chúng ta không nhân nhượng đó là chủ quyền lãnh thổ.

* Ý kiến: Ông nói nghe có vẻ đúng, nhưng nếu quý vị đớn hèn nhân nhượng mọi thứ khác – và đương nhiên vẫn nói ra rả nói rằng cái không nhân nhượng duy nhất là chủ quyền, thì thực ra cái nhân nhượng chủ quyền ấy đã xảy ra từ lâu rồi - vì đơn giản nó chẳng qua là hệ quả đương nhiên của việc nhân nhượng quá nhiều các thứ khác (của nhân dân ) để có lợi cho quý vị mà thôi !

Có thế mạnh đó.  Vâng, xin thưa, như đã nói ở trên chưa bao giờ chúng ta có thế mạnh đó, và thế mạnh đó thật ra chưa và cũng không bao giờ tồn tại. Hỡi người làm chiến lược cả tin và nông cạn kia, xin đừng ảo tưởng trẻ con như vậy chúng ta sẽ có được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế thật nực cười và mơ hồ vô cùng ! Thưa ông Vịnh, đã qua rồi cái thời chống Mỹ xa xưa, thế giới ngày này không còn ngây thơ như thế nữa. Để ủng hộ quý vị, như đã nói, trước tiên là lợi ích của họ, và sau đó người ta nhìn xem quý vị đối xử với nhân dân vĩ đại và đáng thương của quý vị ra sao đã, chúng ta cũng sẽ dần dần làm cho Trung Quốc hiểu những điều kiện không nhân nhượng mà Việt Nam đưa ra là hoàn toàn chính đáng Thật là ngây thơ đến mức đáng thương ông Vịnh ạ. Tôi hỏi ông, từ năm 1974 đến nay, quý vị đã làm cho Trung Quốc hiểu được những gì, hay kết quả là ngày càng mất nhiều hơn biến giới đất liền, biển đảo, ngư trường và kinh tế, chính trị, văn hóa ngày càng bị lệ thuộc ?

Mục đích của chúng ta là bảo vệ chủ quyền một cách chính đáng theo luật pháp quốc tế quy định mà không để xảy ra xung đột đáng tiếc Ông Vịnh và các cấp trên của ông chưa quên liên tiếp các cuộc xâm lược lớn nhỏ toàn diện trên đất liền , trên biển của TQ suốt từ năm 1974 đến nay hay sao? Hay là lúc đó, các anh quên ko nói "không để xảy ra xung đột đáng tiếc" nên họ cứ nhè Việt Nam mà đánh?

*
Vậy yếu tố “ý thức hệ” có liên quan như thế nào trong việc giải quyết những vấn đề tồn tại giữa Việt Nam - Trung Quốc, đặc biệt là vấn đề tranh chấp trên biển?

- Rõ ràng di sản quý báu hàng đầu mà Việt Nam và Trung Quốc có được chính là sự tương đồng ý thức hệ. Điểm tương đồng đó đã tạo ra mối quan hệ đặc biệt giữa ta và Trung Quốc, nhất là thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

* Ý kiến: Phải nói ngắn gọn thế này mới đúng: Di sản lớn nhất từ việc tương đồng ý thức hệ với Trung Quốc chính là cội nguồn của mọi đau thương tang tóc xảy ra suốt từ sau năm 1954 đến hiện nay.

Với lý do tương đồng ý thức hệ mà TQ đã "phanh" chúng ta lại sau chiến thắng Điện Biên Phủ để chúng ta không làm nốt cái việc cực kỳ đơn giản nữa là quét nốt phần đồn bốt còn lại của Thực dân Pháp thực ra đã chuẩn bị sẵn sàng ngả súng đầu hàng trên toàn lãnh thổ VN sau cú ngã ngựa kinh hoàng ở căn cứ điểm Điện Biên Phủ.

Với lý do tương đồng ý thức hệ mà TQ nhảy tót vào hội nghị Giơ ne vơ ngang nhiên vạch ra Vĩ tuyến 17 thay cho cả Hồ Chủ tịch và TT Phạm Văn Đồng, tạo ra vùng đệm an toàn cho họ )và bắt đầu từ đó vứt súng đạn vào tay chúng ta để thực hiện kế hoạch hiểm độc dài hạn của họ "Trung Quốc đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng…". Dẫn đến việc chúng ta rơi vào cảnh nồi da xáo thịt suốt 20 năm trời dưới cái khẩu hiệu "vẻ vang" Đánh Mỹ cứu nước !

Với lý do tương đồng ý thức hệ mà ngay khi quân đôi miền Bắc tiến sát Sài Gòn rồi, TQ vẫn còn ngăn cản Miền Bắc không nên giải phóng Sài Gòn, đồng thời ĐS TQ ngang nhiên điện thoại cho Tổng thống Miền Nam VN Dương Văn Minh khuyến nghị không nên đầu hàng, TQ sẵn sàng can thiệp với miền Bắc để giữ lại một chính quyền Miền nam thân Trung Quốc... Tất nhiên, miền Bắc lúc đó đã rút ra bài học từ sự can thiệp vào Điện Biên Phủ như nói trên mà phớt lờ sự can dự đểu cáng này của TQ, và may thay TThống Dương Văn Minh cũng là một người yêu nước, thương dân, không hèn đớn như quý vị bây giờ..

Không đạt được mục tiêu lớn kia, TQ tiến hành nốt mục nhỏ hơn: Đánh chiếm Hoàng Sa từ tay VNCH và cai quản nó cùng với ý thức hệ tương đồng với miền Bắc Việt Nam cho tận đến ngày nay !

Ông Vịnh, ông còn gì để lừa bịp nhân dân chúng tôi về di sản quý báu "ý thức hệ" nữa không ?

Nếu không trả lời được câu hỏi đó của ông, thì chúng ta đánh bải ngửa luôn : Di sản quý báu đó là quý báu với Nhà cầm quyền độc tôn, toàn trị các ông thôi, vậy nên các ông liều mạng bảo vệ bằng mọi giá phải không ? Nhân dân chúng tôi phỉ nhổ từ lâu vào thứ di sản bẩn thỉu ấy. Xin ông đừng gắp lửa bỏ tay nhân dân như vậy.

*

Nền tảng di sản đó chi phối cách ứng xử của hai nước. Một trong những đặc trưng của ý thức hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc là một Đảng Cộng sản lãnh đạo. Nếu có được một người bạn XHCN rất lớn bên cạnh ủng hộ và hợp tác cùng có lợi thì sẽ vô cùng thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng CNXH ở Việt Nam.

* Ý kiến: Ông càng nói tôi càng thấy ông vô cùng nông cạn, dại dột và mơ hồ, đồng thời cũng thể hiện rõ bản chất „gian manh, xảo quyệt“ của các ông – cách dùng từ của truyền thông Trung Quốc với Việt Nam : Trong khi một mặt thì nói đểu, nghĩ đểu về bạn, nhưng một mặt lại giả vờ tỉnh bơ xưng tụng bạn là „người bạn lớn, người đồng chí, anh em thân thiết“ để lợi dụng người ta. Điều này không chỉ đứa trẻ con VN nghe cũng hiểu, đọc cũng thấy, mà cả đứa trẻ TQ cũng biết, chứ chưa nói đến nhà cầm quyền của họ, vậy mà ông Vịnh vẫn thản nhiên nói ra rả như vậy là sao ?

*
Tôi nghĩ rằng khi đã là người cộng sản với nhau, để giải quyết bất cứ vấn đề nào đó mà gọi nhau là đồng chí, còn hơn là quay lưng không nhìn nhau hoặc đập bàn đập ghế “ngài” và “tôi”. 

* Ý kiến:  Với người Đồng chí tốt TQ thì ông. nhường nhịn và tình cảm như thế, vậy tại sao với Miền Nam ruột thịt cùng một Mẹ sinh ra trước kia, các ông hết dùng chính sách khủng bố, chiến tranh du kích phá hoại, rồi đến tổng tiến công 1968, 1975 khủng khiếp như thế, và với nhân dân bây giờ thì các ông bắt bớ đàn áp, ứng xử vô văn hóa và thô bỉ tiểu nhân đến thế?

*

Nhân đây, tôi cũng muốn nhắc lại rằng về mục tiêu của đối ngoại, lần đầu tiên mục tiêu đối ngoại “vì lợi ích quốc gia, dân tộc” được nêu rõ trong cương lĩnh và báo cáo chính trị tại đại hội Ðảng. 

* Ý kiến: Như vậy phải chăng chính ông đang lên án thế hệ cộng sản cha anh trước đây đẻ ra các ông, đưa các ông lên nắm quyền hiện nay, là có đường lối đối ngoại „ không vì lợi ích quốc gia, không vì lợi ích dân tộc“ ?Ông thừa nhận điều đó ?

Cùng với lợi ích quốc gia dân tộc, Ðại hội XI cũng đặt mục tiêu đối ngoại là “vì một nước Việt Nam XHCN giàu mạnh’”. Hai mục tiêu này thống nhất với nhau. Dự báo thêm nhiều nước can dự

* Nhìn lại hoạt động đối ngoại trong năm vừa qua, ông ấn tượng điều gì?

- Năm 2012 là năm có nhiều sự kiện ngoại giao quan trọng và cũng là năm có nhiều lễ kỷ niệm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với các nước. Một trong những sự kiện được xem mở đầu cho một năm kỷ niệm ngoại giao đầy thành công của chúng ta mà tôi tham dự là lễ khánh thành khu di tích Đoàn 125 Campuchia tại Long Giao, Đồng Nai ngày 2-1-2012.

Tôi đã từng chiến đấu, công tác gắn bó với Campuchia, nhưng lúc đó quả thật tôi chưa hiểu hết, chưa nhận thức hết được tầm vóc vĩ đại của cuộc chiến tranh mà chúng ta không mong muốn, cuộc chiến tranh để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, bảo vệ nhân dân ta, và sau đó là cuộc chiến tranh để cứu cả một dân tộc khỏi họa diệt chủng do Khmer Đỏ gây ra.

* Ý kiến: Tương tự như thế, cũng chính vì não trạng "lẫn lộn bạn thù, tù mù chiến lược" như của ông Vịnh và Đảng ta mà chúng ta để cho quân đội của "ĐCS Khơ me đỏ anh em" tàn sát hàng chục nghìn người dân vô tội ở các tỉnh biên giới Tây Nam, và sau đó kéo cả nước VN bị sa lầy vào một cuộc chiến tranh quá mức cần thiết của phản ứng tự vệ, dẫn đến tổn thất thua thiệt, kiệt quệ nặng nề trên mọi góc độ, nhân lực, vật lực, kinh tế, ngoại giao, chính trị trên cả phương diện song phương, đa phương, khu vực và quốc tế đến như vậy.

Sự "lẫn lộn bạn thù, tù mù chiến lược" đó đưa VN ta đi hết sai lầm này đến sai lầm khác, mà kế tiếp theo đó là đẩy đất nước vào họng súng thí quân của bành trướng Trung Quốc, làm cho hàng trăm ngàn bộ đội, dân thường vô tội phải chết oan uổng, toàn bộ các tỉnh biên giới phía bắc bị tàn phá, hủy diệt. Sau cái việc thiếu tỉnh táo, khôn khéo để chuốc họa vào thân năm 1979 này là liên tiếp các cuộc đụng độ lớn nhỏ ở Biên giới với ngừơi "Đồng chí - Anh em" làm chúng ta mất quân, mất đất, mất đảo cho đến mãi đến cuối thập kỷ 90, mà kết cục là biên giới phía Bắc nước ta ngày càng… gần thủ đô Hà Nội hơn, Mạc Ga, Cô Lin, Len Đao, chủ quyền Biển Đông ngày càng rơi vào tay giặc nhiều hơn…

*
Qua lễ kỷ niệm này, được nghe tâm sự của những người bạn Campuchia tôi hiểu rõ hơn, tự hào hơn về đất nước ta, về khả năng tự bảo vệ mình đồng thời sẵn sàng giúp đỡ bạn bè, láng giềng khi gặp nguy hiểm, bất chấp những khó khăn mà chúng ta phải đối mặt.

* Ý kiến: Ông Vịnh có bao giờ được nghe đến những oán giận căm thù của dân Campuchia với VN được nói ra như chúng tôi được nghe hay không  Về những những tội ác, cướp bóc, cưỡng đoạt, ức hiếp trong suốt thời gian chiếm đóng 80-89 mà chúng ta gây ra trên đất bạn. Và tại sao bên cạnh cái mặt miễn cưỡng chấp nhận về việc giải phóng họ khỏi Polpốt, trong lòng nhân dân Campuchia còn rất nhiều oán hận khác không bộc lộ trực diện ra với Việt Nam? Điều này các ông có biết hay không, nếu không biết, các ông có dám nói đến để giải thích hay chứng minh tính chính nghĩa của mình không ?

*
Chính từ tinh thần quốc tế trong sáng này, từ những hi sinh xương máu này chúng ta mới có được vị thế quốc tế, có được hòa bình ổn định và quan hệ tốt đẹp với các nước láng giềng như hiện nay.

* Ý kiến: Chúng ta bảo vệ biên giới của chúng ta khỏi xâm lược, tàn sát của quân Polpot là mục tiêu chính đáng, nhưng việc tiến vào nước bạn là miễn cưỡng, và chiếm đóng trong thời gian tới hơn 10 năm là một sự sai lầm về chiến lược, sai trái về mặt đạo lý, xin hãy thẳng thắn, đừng đánh tráo và vo cục tất cả quãng thời gian dài như vậy với biết bao sự kiện sai đúng, đúng sai thành chỉ là "tinh thần quốc tế trong sáng"...

*
Điều này càng thể hiện rõ trong những ngày này khi chúng ta sống trong không khí kỷ niệm 40 năm chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”. Mỗi người cảm nhận chiến thắng oanh liệt này một cách khác nhau, riêng tôi có cảm nhận là một quốc gia dù nhỏ, dù còn nghèo, còn khó khăn nhưng khi người dân có quyết tâm, có được lòng tin vào khả năng bảo vệ Tổ quốc, có khát vọng chiến thắng để giành lấy hòa bình thì họ sẽ đánh bại mọi kẻ thù xâm lược dù mạnh đến đâu.

* Ông dự liệu như thế nào về tình hình khu vực trong năm 2013, nhất là vấn đề biển Đông?

- Tình hình khu vực sẽ tiếp tục sôi động theo những can dự của các nước lớn vào khu vực. Ngoài những gương mặt quen thuộc, dự báo năm nay sẽ có những quốc gia khác bước chân vào rõ ràng hơn như Ấn Độ, Nga, các nước lớn khác như Anh, Pháp, Đức, Canada...

Họ sẽ đến đây, mong muốn can dự vào vì họ thấy rằng trong “thế giới phẳng” thì lợi ích không phải nằm sau phạm vi biên giới, mà lợi ích nằm ở toàn cầu nếu biết cách ứng xử. Theo đó, xu hướng hòa bình, ổn định, hợp tác cùng phát triển của khu vực sẽ có chiều hướng sôi động hơn, tốt hơn. Vị thế của các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam, sẽ tiếp tục được nâng cao.

Vấn đề biển Đông vẫn sẽ luôn được quan tâm trên các diễn đàn song phương và đa phương không chỉ của các nước châu Á - Thái Bình Dương, không chỉ của các nước có biển Đông. Việc tranh chấp lãnh thổ, như nhiều lần đã nói, nếu là tranh chấp hai bên thì hai bên giải quyết, tranh chấp nhiều bên thì nhiều bên giải quyết, nhưng cần nằm trong mục tiêu chung là hòa bình, ổn định không xung đột và cần có sự hợp tác giữa các nước.

* Ý kiến: Ông dùng từ "sôi động" – từ góc nhìn vốn dĩ để mô tả một lễ hội quảng bá sản phẩm hoặc chương trình ca nhạc tài trợ ngoài trời, với một phong cách nhìn nhận tình hình rất bàng quang như thể người đi xem trẩy hội….
Tôi không đồng tình với thái độ đó, nó cho thấy một não trạng cơ hội của kẻ yếu kém nhưng lại luôn sẵn sàng trong tư thế "ngư ông đắc lợi" mà quên mất chính mình và số phận nhân dân mình, đất nước mình đang treo lơ lửng trên những sóng gió ấy.

Vẫn lối nói quen thuộc theo cung cách chỉ đạo của Thủ tướng X: "...cần nằm trong mục tiêu chung là hòa bình, ổn định không xung đột và cần có sự hợp tác giữa các nước" và cũng là thái độ trăm người như một trong hệ thống chính trị VN hiện nay, ông làm cho tôi sợ rằng, với cách tư duy như thế của ông và hệ thống của ông, các đối tượng hợp tác để đạt được mục tiêu chung (giữa họ) là hòa bình ổn định và cùng có lợi rồi sẽ lại là các nước lớn và ngoài ra là các nước nhỏ nhưng khôn khéo khác, chứ hoàn toàn không có nước Việt Nam ta trong đó.

"Nói một đằng, làm một nẻo", "khôn nhà, dại chợ", "ác với dân, hèn với giặc", "ngửa tay xin tài trợ nhưng nói xấu lẻo lẻo sau lưng"…tất cả những phẩm chất lưu manh cộng sản ấy sẽ giết chết các ông, giết chết đất nước này nếu các ông không nhìn lại cho nghiêm túc, chứ đừng nói gì đến chính nghĩa, và quốc tế ủng hộ, v v..và ..v.v.. như các ông vẫn leo lẻo nói quen mồm theo thói quen của cha anh từ thời chống Mỹ. Thế giới thay đổi từng giờ phút, người làm chiến lược phải biết được điều đó. Sự thay đổi ấy nhanh đến nỗi kinh nghiệm đúng đắn thành công của ngày hôm qua có thể giết chết chúng ta vào ngày hôm nay, vì nó đã trở thành cũ kỹ và hoàn toàn không còn phù hợp nữa.

Mong ông ghi nhớ cho điều ấy.

*

- Thưa ông, ông muốn nói gì với ngư dân, nhất là ngư dân Việt Nam hoạt động ở vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa?

- Ngư dân Việt Nam có quyền hoạt động trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, trong đó có khu vực Hoàng Sa và Trường Sa, và có quyền đánh bắt ở khu vực biển quốc tế theo đúng luật quốc tế quy định. Đây là những quyền không ai có thể bác bỏ.

Có một điều quan trọng hơn, ngư trường của ngư dân là đất nước mình, ngoài chuyện đánh bắt cá, họ là những người trực tiếp đóng góp vào việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, những người ở trong bờ mang ơn họ về điều đó. Đảng và Nhà nước luôn luôn quan tâm bảo vệ quyền lợi chính đáng và hợp pháp của ngư dân đánh bắt cá ở những vùng như vậy.

Tuy nhiên, ngư dân không được làm những điều gì sai luật pháp quốc tế và luật pháp Việt Nam.

- Ông có ước vọng gì cho năm mới 2013?

- Không có gì khác ngoài ước vọng chung của mọi người Việt Nam là đất nước ta tiếp tục ổn định, nền kinh tế ấm lên, đời sống khá hơn. Tôi mong đất nước ta tiếp tục mở rộng quan hệ với tất cả các nước trên thế giới, vị thế quốc tế của đất nước ta ngày càng được nâng cao, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc có bước phát triển tốt đẹp hơn, thúc đẩy hợp tác về kinh tế trên cơ sở hợp tác tốt về chính trị, từng bước giải quyết vấn đề biển Đông.

ĐÀ TRANG - VÕ VĂN THÀNH (thực hiện)
Nguồn: Báo Tuổi Trẻ

Không có nhận xét nào: