12.2.11

Việt-Nam học được bài học gì?


Việt-Nam học được bài học gì?

Cuộc nỗi dậy của người dân Ai Cập đã qua ngày thứ 17 và đã gây nhiều ngạc nhiên cũng như không ngạc nhiên nếu người ta khách quan nhìn từ  nhiều phía.  Nhưng dù nhìn từ phiá nào thì hôm nay, cuộc nổi dậy đã bước sang một giai đoạn mới có tính quyết định sau khi T.T Ai Cập tuyên bố sẽ không rút lui và tiếp tục cầm quyền ít nhất là cho đến hết nhiệm kỳ vào tháng 9 năm nay.

Ngạc nhiên vì chỉ vài tuần sau cuộc nỗi dậy của người dân Tunisie, người dân Ai Cập cũng đã đứng dậy  đòi nhà cầm quyền độc tài phải ra đi để cho một thể chế dân chủ mới ra đời. Ngọn lữa cách mạng tại Tunisie bộc phát sau cái chết của một sinh viên đã tự thiêu vì quá phẩn uất đã thiêu rụi chế độ độc tài tại đây và lan nhanh qua Ai Cập, tạo nên những cơn sóng dữ tại Yemen, Jordan, Saudi, Sudan… ngoài sự tiên liệu của các các quan sát viên quốc tế.  Ngạc nhiên vì đây là lần đầu tiên trong lịch sữ cận đại cả hai cuộc nỗi dậy hoàn toàn là do sự tự phát của quần chúng mà không cần phải có những vai trò lãnh đạo, phe phái rõ ràng như những quan niệm cổ điển.  Ngạc nhiên vì tích cực tham gia phong trào cách mạng còn có thành phần trung lưu của Ai Cập, thành phần tương đối vẫn được ưu đãi trong xã hội.  Và ngạc nhiên là dù không dùng vũ khí hiện đại, thực tế đã chứng minh được sức mạnh của quần chúng và chính nghĩa là nhân tố của thắng lợi, là một xu thế của thời đại mà thoạt đầu, chính quyền Pháp, đối với Tunisie và chính phủ Hoa Kỳ, đối với “đồng minh” Ai Cập đã hợi khựng lại vì biến chuyển quá nhanh, đã phải vội vã hưởng ứng với lời kêu gọi “chuyển tiếp trong trật tự”…
Không ngạc nhiên là với thái độ của những nhà cầm quyền độc tài – không học cùng một trường nhưng hành xữ đều rất giống nhau:  hung hăng ban đầu, giả vờ thoả hiệp và câu giờ để củng cố lực lượng phản công và làm hao mòn ý chí của những phần tử “cách mạng” – cho đến khi hoàn toàn sụp đổ.  Thái độ của vị đương kim T.T Ai Cập Mubarak giờ đây đã rõ ràng:  không nhượng bộ, tiếp tục duy trì “hiến pháp” và “bảo bệ an ninh quốc gia” đã đặt để các thành phần “cách mạng” trước một sự chọn lựa dứt khoát:  tiếp tục đấu tranh hay đầu hàng? – vì bất cứ một sự thỏa thuận với nào với một chế độ độc tài đã ngự trị trên cái đất nuớc này trong suốt 30 năm qua đều  không thể hứa hẹn cho những cải cách thật sự lành mạnh và dân chủ.  Ai có thể xuyên tạc khát vọng của những con người tay không tất sắt, dám hy sinh mạng sống của mình cho những giá trị nhân bản, không phải chỉ cho nhân dân Ai Cập mà cho cả loài người?
Cuộc đấu tranh của nhân dân Tunisie và Ai Cập cho thấy sức mạnh của các tập đoàn lãnh đạo độc tài không “ghê gớm” như những ám ảnh của người dân tại đây vì không dễ dàng cho đám mật vụ, công an (nhân dân) và cảnh sát xã súng bắn loạn vào đám dân như đã từng xãy ra tại Thiên An Môn, Trung Cộng.  Dĩ nhiên đấu tranh là phải có hy sinh vì không thể nào chỉ với những lời khuyến cáo là các lãnh đạo độc tài ra đi.
Cuộc đấu tranh của nhân dân Tunisie và Ai Cập cũng cho thấy sức mạnh của chế độ thật ra chỉ dựa vào các lực lượng tay sai để tồn tại.  Thiếu vắng các lực lượng này chế độ của họ sụp đổ nhanh chóng và dễ dàng:  một chế độ độc tài, mỵ dân trong suốt 30 năm tàn rụi trong chỉ vài tuần cách mạng là một bằng chứng hiển nhiên. 
So với Việt-Nam, Ai Cập có một vị trí quan trọng tại Trung Đông để cân bằng quyền lực của Hoa Kỳ tại vùng này,  Nhưng trước xu thế của thời đại, Hoa Kỳ cũng khó muối mặt bênh vục cho nhà cầm quyền Ai Cập.  Cho nên nhà cầm quyền Việt-Nam chớ vội mừng mà cho rằng họ không thể bị bỏ rơi được.
Khi chính phủ Mỹ chính thức tuyên bố trở lại Đông Nam Á thì lập tức một số bình luận gia giải thích như là cơ hội dân chủ hoá Việt-Nam.  Khi câu nói Hoa Kỳ có quyền lợi ở biển Đông được giải thích rõ ràng là cho quyền lợi của Hoa Kỳ thì có tác giả vẫn gắng gượng bào chữa là cho quyền lợi gì…  Hỵ vọng nguồn tin Hoa Kỳ có thể ký hợp đồng cung cấp cho Ấn Độ 126 chiếc máy bay tàng hình sẽ giúp thêm những tác giả như thế này hiểu được những quyền lợi của Hoa Kỳ là gì ?…
Đi tìm kiếm những thị trường, dù là thị trường chiến tranh cũng là chuyện thường tình.  Trước những hiễm họa bành trướng của Trung Cộng xuống biển Đông, Đông Nam Á dĩ nhiên sẽ trở thành một thị trường nóng bỏng của Hoa Kỳ.  Trong cuộc tranh chấp toàn cầu, “đấu trường”  Đông Nam Á vẫn là cơ hội kích thích tăng trưỡng cho cả Hoa Kỳ lẫn Trung Cộng.  Trong khi cả 2 bên cùng có lợi như vậy thì Việt-Nam được gì?  Việt-Nam ở đây cần nói rõ là nhà cầm quyền Việt-Nam, không phải nhân dân Việt-Nam.  Khi cựu T.T Hoa Kỳ Bill Clinton đến Hà Nội để xác định “Hợp tác Mỹ -Việt” là một hợp tác lâu dài thì buồn thay, một số báo chí, bao gồm cả một số báo chí hải ngoại loan tin không bình luận như là một dấu hiệu lạc quan.  Nhà cầm quyền Hà Nội, với lời tuyên bố như thế, có thể mở tiệc ăn mừng  như là một thỏa thuận về chế độ cai trị của họ mà mọi sự xáo trộn đều không có lợi và sẽ không được hoang nghênh từ phía chính phủ Hoa Kỳ?
Trong lịch sữ Hoa Kỳ, cuộc chiến Việt-Nam được ghi lại là cuộc chiến của Hoa Kỳ và miền Bắc Việt-Nam cho nên sự hy sinh miền Nam không phải là một thiệt thòi nếu phải làm, ít nhất là suy nghĩ vào giai đoạn đó.  Ngày nay, chính phủ Hoa Kỳ hiểu rất rõ bản chất của chế độ độc tài CSVN nhưng vẫn làm lơ “hợp tác lâu dài” với nhà cầm quyền CSVN là vì cái gì?   Thủy chung, con người Việt-Nam vẫn chỉ là một giá trị thứ cấp sau những quyền lợi của những thế lực quốc tế. 
Gần đây, có một tác giả viết một bài có tựa đề Việt Nam là một trong 8 nước đồng minh ‘đáng xấu hổ nhất của Hoa Kỳ,”theo đánh giá của báo phân tích chính trị thế giới “Chính Sách Ngoại Giao” (Foreign Policy), số ra ngày 31 tháng 1, 2011.  Tôi đọc xuôi đọc ngược trở thành “8 nước  đồng minh làm Hoa Kỳ xấu hổ”  mà vẫn thấy cùng một ý nghĩa!
Đừng mơ mộng, vọng ngoại để tìm một đồng minh trung thành cho cách mạng Việt-Nam nữa.  Kẻ nào chiến thắng trong cách mạng cũng sẽ là đồng minh của Hoa Kỳ.  Nhưng chiến thắng của nhân dân Tunisie và Ai Cập đã mỡ ra một xu thế mới trong cách mạng của loài người.  Chiến thắng này trã lời một số câu hỏi từ lâu đã làm ngần ngại suy nghĩ của nhiều người Việt-Nam.  Tại Việt-Nam, để cũng cố cho vị trí độc tài của mình, đãng CSVN đã đào tạo nhiều  bộ phận tay sai  như Công An Nhân Dân với khẩu hiệu trứ danh “còn đảng, còn mình”.  Trong quân đội họ gài vào các uỷ viên chính trị từ cấp tiểu đội đến cấp sư đoàn, quân đoàn để làm tai mắt cho họ….  Trong kinh tế, họ hủ hoá mọi  thành phần, từ thành phần tay sai, quân đội cho đến cả những thế lực thù địch để khi tất cả đã nhúng chàm thì không ai lại chống đối chính mình…  Trước những thủ đoạn thâm hiểm như vậy, công cuộc cách mạng tại Việt-Nam xem ra phải gian nan hơn ở Ai Cập.  Chỉ tội một dân tộc  nói chung là hiền hoà (?) mà kết cuộc phải đối diện với nhiều thảm trạng.
Khi tôi viết những giòng chữ này thì T.T Ai Cập Mubarak, dưới áp lực của quân đội, đã chính thức từ chức.  Đây không chỉ là một quyết định khôn ngoan để rút lui trong an toàn cho chính ông và gia đình ông mà còn giúp cho Ai Cập tránh được những xô xát đẫm máu.   Tin tưởng vào xu thế của thời đại, tôi muốn nhắn gởi đến các bạn trẻ Việt-Nam hãy tin vào chính nghĩa tự do , nhân bản cuối cùng sẽ chiến thắng.  Trong tin tưởng của  xu thế của thời đại, tôi vẫn mong gởi đến những nhà lảnh đạo CSVN vẫn còn trong mãi mê một lời của giáo lý đạo Phật đó là “Bể khổ (thì) vô vờ, (nhưng chỉ cần) quay đầu là (sẽ thấy) bến”… trước khi quá muộn cho chính họ – nhưng phung phí biết bao sức lực, mồ hôi và nuớc mắt của cả một dân tộc.
Võ Trang
San Diego Feb. 12 2011
4
1
 
 
Rate This

Không có nhận xét nào: