31.3.11

Trấn an nhiều dân vẫn sợ phóng xạ


Trấn an nhiều dân vẫn sợ phóng xạ

2011-03-29
Việt Nam cùng các nước trong khu vực lên tiếng trấn an dân chúng giữa khi phóng xạ hạt nhân phát tán từ Nhật Bản được phát hiện trên lãnh thổ mình

AFP photo
Cảnh hoang tàn ở quận hạt Iwate, Nhật Bản

Lượng nhỏ không đáng lo

Được trấn an liên tục về việc phóng xạ phát tán từ Nhật Bản dù vào Việt Nam cũng khó gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng, nhưng người dân càng ngày càng xôn xao lo lắng. Một bà nội trợ ở TP.HCM cho biết TV, báo chí đưa nhiều thông tin nhưng bản thân bà và những người quen biết vẫn không yên tâm “Không hại gì cho sức khỏe, người ta cứ nói như vậy nhưng người dân vẫn sợ, vẫn quan tâm, bà bán rau bán cá hành tỏi ở ngoài chợ cũng bàn tán xôn xao. Ai cũng lo hết và ai cũng nghĩ rằng tương lai đây rồi sẽ bệnh hoạn nhiều lắm, ung thư nhiều lắm…”
nồng độ phóng xạ nhỏ hơn khoảng 500 ngàn lần so với giá trị giới hạn qui định
Cục An toàn Bức xạ và Hạt nhân
Ngày 29/3 bản tin cập nhật trên mạng của Cục An toàn bức xạ và hạt nhân xác định mức độ phóng xạ I-131 ghi nhận trong không khí không ảnh hưởng sức khỏe công chúng. Theo đó kết quả quan trắc mẫu không khí ngày 28/3 cho thấy, nồng độ phóng xạ nhỏ hơn khoảng 500 ngàn lần so với giá trị giới hạn qui định trong bộ tiêu chuẩn Việt Nam năm 2001. Ông Đặng
Một người Nhật ngần ngại nhìn rau ngoài siêu thị
Một người Nhật ngần ngại nhìn rau ngoài siêu thị
Thanh Lương Cục phó Cục An toàn bức xạ và hạt nhân khi trả lời báo chí nói rằng, chất phóng xạ I-131 vừa ghi nhận được ở các trạm quan trắc phía Bắc có nhiều khả năng xuất xứ từ tai nạn nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 của Nhật Bản.Một người Nhật ngần ngại nhìn rau ngoài siêu thị
Thông tin nước ngoài về một lượng nhỏ phóng xạ hạt nhân từ Nhật Bản đã lan tới Trung Quốc, Hàn Quốc, Philippines và Việt Nam khiến nhà chức trách nhiều nơi phải tìm cách trấn an để tránh hoảng loạn. Vấn đề càng nặng nề thêm, khi Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan ngày 29/3 quyết định nâng mức báo động lên cao nhất đối với thảm họa hạt nhân ở nhà máy điện Fukushima. Người đứng đầu chính phủ Nhật Bản cũng thừa nhận trước Quốc hội là tình hình đang diễn biến một cách khó lường.

Có vào cũng giảm nhiều

Tại Việt Nam, báo chí đưa tin các trạm quan trắc thuộc Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, đang tiếp tục theo dõi diễn biến mức phóng xạ trong không khí trước tình hình ngày càng nghiêm trọng hơn ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima.
Theo thông tin ghi nhận, mây phóng xạ do sự cố hạt nhân từ Nhật Bản đã lan rộng ra nhiều quốc gia, đến tận Mỹ và Châu Âu nhưng nồng độ phóng xạ không gây nguy hiểm cho sức khỏe con người. Tại Đông Nam Á, ngày 28/3 Philippines đã ghi nhận mây phóng xạ, trong khi các giới chức Việt Nam nói rằng tùy vào tình hình khí tượng vùng Đông Nam Á chưa thể nói chắc đám mây phóng xạ có lan rộng đến lãnh thổ Việt Nam hay không.
có thể 8 ngày sẽ giảm đi một nửa, thế thì khi vào tới Việt Nam phóng xạ đã giảm đi rất nhiều
Thạc sĩ Đỗ Văn Lĩnh
Dò phóng xạ tại phi trường
Dò phóng xạ tại phi trường
Thạc sĩ Đỗ Văn Lĩnh, một chuyên gia địa chất đang làm việc ở phía Nam trình bày ý kiến cá nhân:“Ảnh hưởng phóng xạ có thể phát tán các nơi, hiện nay gió là gió đông bắc thì nó có thể thổi qua phía nam Hàn Quốc và vào Trung Quốc. Nếu theo đường kẻ thẳng thì nó sẽ đi về phía tây nam của Trung Quốc, khả năng vào Việt Nam là rất hãn hữu. Dò phóng xạ tại phi trườngNhưng nếu nó vào Việt Nam thì trên đường đi bức xạ giải phóng chu kỳ bán phân hủy của nó, có thể 8 ngày sẽ giảm đi một nửa, thế thì khi vào tới Việt Nam phóng xạ đã giảm đi rất nhiều và có thể không ảnh hưởng gì tới sức khỏe cộng đồng. Nhất là những người ở phía Nam càng không phải lo. Còn về phiá nước biển, dòng hải lưu luân chuyển ảnh hưởng cả những khu vực khác, ví dụ như Trung Quốc, Hong kong, Đài Loan, Philippines, nếu tới Việt Nam thì cũng đã giảm đi rất nhiều ảnh hưởng.”Theo lời ông Đỗ Văn Lĩnh, giới hữu trách và các nhà khoa học Việt Nam cần nghiên cứu sâu rộng về vấn đề ảnh hưởng phóng xạ hạt nhân từ Nhật Bản phát tán đến Việt Nam, dân chúng cần được thông báo nhanh chóng kết quả đo đạc mức ô nhiễm phóng xạ trong không khí và nước. Từ những số liệu cụ thể mới có thể đưa ra kết luận để người dân an tâm.             

Không có nhận xét nào: