23.3.11

Vai trò của liên minh tại Lybia sẽ đi về đâu


Vai trò của liên minh tại Lybia sẽ đi về đâu

Các nước thành viên NATO vẫn tiếp tục bàn thảo về kế hoạch tham gia chiến dịch ở Libi, để đảm bảo không phận của quốc gia Trung Đông này sẽ là vùng cấm bay theo đúng quy định đã được Hội Đồng Bảo An đưa ra hôm thứ Năm tuần trước.
AFP
Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc, đã bỏ phiếu trắng cho việc can thiệp vào Lybia

Hoa Kỳ chỉ tạm thời chỉ huy liên minh

Cuộc thảo luận giữa các Đại Sứ NATO hiện đang tiếp diễn tại thủ đô Brussels của Vường Quốc Bỉ, sau khi chính phủ Pháp bày tỏ ý kiến không muốn trao quyền điều khiển chiến dịch quân sự đang diễn ra cho NATO đảm trách. Ngoài Pháp, một số nước khác cũng đã bày tỏ quan ngại, trong đó có đồng minh Hồi Giáo Thổ Nhĩ Kỳ.
Tại Washington, nữ Ngoại Trưởng Mỹ Hillary Clinton cho hay vấn đề sẽ được giải quyết trong một vài ngày tới, để Hoa Kỳ trao quyền điều khiển lại cho tổ chức hay quốc gia được đồng minh chọn.
Trả lời phỏng vấn báo chí, Ngoại Trưởng Pháp nói rằng các quốc gia Hồi Giáo không muốn thấy chiến dịch được điều khiển bởi NATO, nhưng đồng thời cũng cho biết NATO sẽ giữ một vai trò quan trọng trong chiến dịch quân sự đang được cả thế giới theo dõi.
Tại Washington, nữ Ngoại Trưởng Mỹ Hillary Clinton cho hay vấn đề sẽ được giải quyết trong một vài ngày tới, để Hoa Kỳ trao quyền điều khiển lại cho tổ chức hay quốc gia được đồng minh chọn.
Tin đồn chính trị tại Washington cũng nói là trong những ngày tới, có khả năng liên minh quân sự sẽ được điều khiển bởi Anh 
Hỏa tiễn Tomahawk được phóng đi từ chiến hạm USS Barry
Hỏa tiễn Tomahawk được phóng đi từ chiến hạm USS Barry của Hải quân Hoa Kỳ vào các mục tiêu trong lãnh thổ Libya hôm 19-3-2011. Source navy.mil
và Pháp. Các giới chức hành pháp Mỹ không xác nhận hay phủ nhận tin này, chỉ nói rằng cuộc bàn thảo đang tiếp diễn.

Can thiệp vào Libya trở nên phức tạp

Trong khi đó các cuộc oanh kích của liên quân vẫn tiếp tục diễn ra ở nhiều nơi trên lãnh thổ Libi, kể cả những vụ đánh bom ở thủ đô Tripoli hồi sáng sớm hôm nay.
Tuy nhiên, các quan sát viên quốc tế cũng lo âu vì lực lượng nhân dân đang cầm súng chống lại Gadaffi không có người lãnh đạo và cũng không có kế hoạch để đi đến thành công.
Phát biểu với những người ủng hộ, lãnh tụ Gadaffi nói rằng sẽ chiến đấu tới cùng chứ không đầu hàng và bằng mọi giá phải chiến thắng. Ông Gadaffi cũng gọi lực lương liên quân là một nhóm phát xít.
Các nhà quan sát chính trị và quân sự đều nói rằng chiến dịch mà liên quân đang thực hiện đã thành công, tạo khí thế mới cho lực lượng nhân dân nổi dậy chống độc tài.
Tuy nhiên, các quan sát viên quốc tế cũng lo âu vì lực lượng nhân dân đang cầm súng chống lại Gadaffi không có người lãnh đạo và cũng không có kế hoạch để đi đến thành công.
ông Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon đã lên tiếng phản bác những chỉ trích mà hai chính phủ Trung Quốc và Nga đưa ra liên quan đến chiến dịch quân sự đang được Hoa Kỳ, Anh, Pháp và một số nước khác thực hiện ở Libi.
Cũng cần nói thêm là tối hôm qua, ông Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon đã lên tiếng phản bác những chỉ trích mà hai chính phủ Trung Quốc và Nga đưa ra liên quan đến chiến dịch quân sự đang được Hoa Kỳ, Anh, Pháp và một số nước khác thực hiện ở Libi.
Ông Ban Ki-moon nói rằng chiến dịch này thực hiện đúng mục tiêu Hội Đồng Bảo An đã đặt ra trong nghị quyết số 1973, tức là bảo vệ mạng sống của người dân Libi trước những hành động tàn bạo của nhà cầm quyền.
Ông Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc cũng nhắc lại ngay từ những ngày đầu tiên khi xáo trộn xảy ra ở Libi, chính các nước Ả Rập Hồi Giáo đã đề nghị quốc tế can thiệp và bỏ phiếu ủng hộ bản nghị quyết.

Không có nhận xét nào: