Ðài Loan và vấn đề tranh chấp tại Trường Sa và Hoàng Sa
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2011-04-22
Tại sao Đài Loan lại chú ý về chủ quyền các quần đảo trong khu vực Trường Sa và Hoàng Sa vào thời điểm này .
Trong một bản thông cáo báo chí mới đây, Bộ Ngoại giao Đài Loan khẳng định rằng, dưới bất kỳ góc độ nào – lịch sử, địa lý hay luật pháp quốc tế – các quần đảo Nam Sa, tức Trường Sa, Tây Sa, tức Hoàng Sa, Trung Sa tức Macclesfield Bank, và Đông Sa tên tiếng Anh là Pratas Islands, đều thuộc chủ quyền của Đài Loan.
Sự thật lịch cử chung quanh lời tuyên bố này ra sao? Mặc Lâm phỏng vấn nhà nghiên cứu Biển Đông Đinh Kim Phúc để biết rõ hơn những chi tiết liên qua sau đây.
Tại sao có cờ Đài Loan trên đảo Ba Bình và Phú Lâm
Thưa ông, qua những nghiên cứu mà ông có được ông nghĩ thế nào về tuyên bố mà Bộ Ngoại Giao Đài Loan vừa đưa ra liên quan đến các quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam?Ô.Đinh Kim Phúc: -Tôi không hiều chính quyền Đài Bắc đưa ra những tuyên bố đó thì dựa trên những cơ sở nào. Nhìn lại sự thật lịch sử của Việt Nam, tất cả giới nghiên cứu về Biển Đông và hải đảo thì từ đầu thế kỷ 20 đến khi chiến tranh thế giới lần thứ I nhà cầm quyền Trung Quốc lúc bấy giờ chỉ đưa ra yêu sách đối với quần đảo Hoàng Sa mà thôi, không hề nhắc đến chuyện Trường Sa của Việt Nam
-Xin ông cho biết diễn tiến việc đảo Ba Bình của Việt Nam trước đây bị Đài Loan chiếm giữ đã tiến hành như thế nào?
sau khi chấm dứt cuộc chiến tranh thế giới lần thứ II, nhân cơ hội Đài Loan nhận nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật Bản trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thì năm 1947 Đài Loan cho quân ra chiếm đóng quần đảo Phú Lâm trên quần đảo Hoàng Sa và đảo Ba Bình trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam.Ô.Đinh Kim Phúc:-Trong thời kỳ chiến tranh Thái Bình Dương, Nhật Bản chiếm đóng các dãy dảo Hoàng Sa và Trường Sa để biến nó trở thành những căn cứ quân sự làm bàn đạp xâm lược khu vực Đông Nam Á và Châu Đại Dương. Chính cái hành động này của Nhật Bản đã làm thức tỉnh Trung Quốc. Khi đó Trung Quốc hoàn toàn không có chủ quyên trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam nhưng chính hành động của Nhật Bản đã làm họ suy nghĩ đến vấn đề chiến lược của họ ở vùng Đông Nam Á.
Chính vì vậy mà sau khi chấm dứt cuộc chiến tranh thế giới lần thứ II, nhân cơ hội Đài Loan nhận nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật Bản trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thì năm 1947 Đài Loan cho quân ra chiếm đóng quần đảo Phú Lâm trên quần đảo Hoàng Sa và đảo Ba Bình trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
-Xin ông cho biết trong tình huống nào mà Trung Quốc quay sang chiếm đảo Phú Lâm từ tay Đài Loan?
Ô.Đinh Kim Phúc:-Đến năm 1949 khi cộng sản Trung Quốc chiếm quyền lãnh đạo trên lục địa thì lúc bấy giờ Trung Quốc cho quân tái chiếm và đóng quân trên quần đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa còn những vùng đất mà Đài Loan chiếm đóng thì Đài loan không có những động thái quân sự mà chỉ đơn giản đưa ra những công hàm ngoại giao để kháng nghị những hành động mà Đài Loan cho rằng vi phạm đến lãnh thổ của mình.
-Xin ông cho biết những động thái của Đài Loan đối với vấn đề Biển Đông trong thời gian Tổng thống Trần Thủy Biển nắm quyền. Phải chăng đây là thời gian họ chuẩn bị nguồn lực để tiến tới xác định chủ quyền của mình trong ngày hôm nay?
Ô.Đinh Kim Phúc:-Tất cả những động thái có tính chiến thuật của Đài Loan từ trước tới giờ trong vấn đề Biển Đông, chủ yếu do họ thiếu vắng một chiến lược tổng quát đối với vùng Biển Đông và một cấu trúc phòng thủ hợp lý. Chính vì vậy mà các nhà hoạch định chính sách thuộc bộ Quốc Phòng của Đài Loan đã phê phán gay gắt chính phủ và đã hối thúc chính phủ Đài Loan phải tái kiểm chính sách rõ ràng và họ cho rằng đây là một sai lầm của Đài Bắc
Việc xây dựng căn cứ quân sự trên đảo Ba Bình để làm bệ đỡ cho việc tuyến bố chủ quyền của Đài Loan và sự chiếm đóng có hiệu quả tại đảo Ba Bình về lâu về dài nó là một dự án ưu tiên theo nhận định của các nhà phân tích quân sự và an ninh của Đài BắcViệc xây dựng căn cứ quân sự trên đảo Ba Bình để làm bệ đỡ cho việc tuyến bố chủ quyền của Đài Loan và sự chiếm đóng có hiệu quả tại đảo Ba Bình về lâu về dài nó là một dự án ưu tiên theo nhận định của các nhà phân tích quân sự và an ninh của Đài Bắc
Lúc bấy giờ Tổng thống Trần Thủy Biển của Đài Loan lần đầu tiên đã nêu lên ý tưởng ghi dấu Đài Loan như là một quốc gia trên biển vào năm 2000 mặc dù tiêu điểm chính của Trần Thủy Biển không phải là Biển Đông mà là mối quan hệ Trung Đài qua eo biển Đài Loan. Chỉ khi Trần Thủy Biển tái cử vào năm 2004 và việc đưa ra bản báo cáo về an ninh quốc gia vào năm 2006 thì chính quyền của đảng Dân Tiến của Trần Thủy Biển mới bắt đầu nhấn mạnh tới sự quan trọng của những lợi ích trên biển. Vấn đề được coi như là một trong những mối quan ngại to lớn về an ninh mà quốc gia này phải đối mặt.
Vì sao Đài Loan khẳng định chủ quyền đảo Ba Bình và Phú Lâm
-Theo ông việc Đài Loan lên tiếng mạnh mẽ về chủ quyền các quần đảo đang tranh chấp vào lúc này nói lên điều gì?Ô.Đinh Kim Phúc:-Sở dĩ Đài Loan lên tiếng mạnh mẽ trong thời gian gần đây chính vì sự kiện Philippines phản ứng mạnh mẽ đối với sự khiêu khích của Trung Quốc trên vùng Bãi cỏ Rong của Việt Nam mà Philippines đang chiếm đóng.
Nhưng quan trọng hơn hết là sự kiện chính phủ Philippines ngày 5 tháng 4 năm 2011 đã chính thức gửi văn kiện đến Liên hiệp Quốc bác bỏ đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông thể hiện trong tấm bản đồ đường lưỡi bò mà họ đã công bố từ tháng 5 năm 2009.
Sở dĩ Đài Loan lên tiếng mạnh mẽ trong thời gian gần đây chính vì sự kiện Philippines phản ứng mạnh mẽ đối với sự khiêu khích của Trung Quốc trên vùng Bãi cỏ Rong của Việt Nam mà Philippines đang chiếm đóng.Thứ hai nữa, điều làm cho chính phủ Đài Loan quan ngại đó là cuộc viếng thăm Việt Nam của Phó chủ tịch Quân Ủy Trung ương Trung Quốc Quách Bá Hùng đến Việt Nam từ ngày 12 đến 15 tháng 4 vừa qua. Trong việc viếng thăm này thì chính phủ Việt Nam đã công bố công khai hai quan điểm trong quan hệ láng giềng hữu nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc, Đài Loan đã rất chú ý đến vấn đề Biển Đông vì thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đề nghị đàm phán thảo luận hòa bình để tìm ra những giải pháp mang tính cơ bản.
Chúng ta thấy rằng Đài Loan là nước không được sự thừa nhận của các nước trong khu vực Đông Nam Á nhưng Đài Loan muốn trở thành một bên tham dự và ký kết vào bộ quy tắc ứng xử Biển Đông COC mà Trung Quốc và các nước ASEAN đang tiến hành đàm phán.
điều làm cho chính phủ Đài Loan quan ngại đó là cuộc viếng thăm Việt Nam của Phó chủ tịch Quân Ủy Trung ương Trung Quốc Quách Bá Hùng vừa qua. Trong việc viếng thăm này thì chính phủ Việt Nam đã công bố công khai hai quan điểm trong quan hệ láng giềng hữu nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc-Trong trường hợp này thì Đài Loan có quay lại với Trung Quốc để tìm sự ủng hộ ngầm của Hoa lục hay không?
Ô.Đinh Kim Phúc:-Sự cấu kết của Bắc Kinh và Đài Bắc nó thể hiện ra rất nhiều. Thí dụ như Trung Quốc đã thành lập học viện nhà nước để nghiên cứu về Biển Đông đặt trụ sở tại Nam Hải tức đảo Hải Nam như là một đầu cầu cho một mối quan hệ, một đối tác để mà thảo luận những vấn đề Biển Đông đối với quan hệ quốc tế thuộc trường đại học quốc gia Shanzi của Đài Loan. Các học giả của hai đơn vị này đã nhiều lần thăm viếng trao đổi với nhau mà chưa bao giờ các học giả Trung Quốc quan ngại những vấn đề của Đài Loan được triển khai trên các đảo của Việt Nam.
-Năm 1974 khi Trung Quốc đánh chiếm Trường Sa thì Đài Loan là đồng minh của Việt Nam Cộng Hòa, tuy nhiên họ lợi dụng thời cơ để tiến chiếm thêm những đảo nhỏ của ViệtNam mà không có lời chống đối nào đối với Trung Quốc. Tình thế bây giờ có khác với lúc đó hay không khi mà hai thể chế chính trị này vẫn xung khắc với nhau như nước với lửa?
Ô.Đinh Kim Phúc:-Đó là quá khứ nhưng hiện tại một viễn cảnh diễn ra trước mắt và vẫn còn nhảy múa trước mắt chúng ta và chúng ta cần cẩn thận. Trước đây khi Hongkong, Macau chưa trở về lục địa Trung Quốc. Khi Đài Loan chưa bị thống nhất bởi chính quyền Trung Quốc nhưng người Đài Loan người Hongkong người Macau đã ngồi chung một chiếc thuyền với người Trung Quốc để đến quần đảo Sensakư của Nhật Bản để đấu tranh chủ quyền trên quần đảo này mà Trung Quốc gọi là đảo Điếu Ngư
Theo tin tức gần đây của các nhà phân tích quốc cho biết thì đã có sự cấu kết Trung Đài. Có nghĩa là Trung Quốc đã thỏa thuận với Đài Loan, dành cho Đài Loan một phần chủ quyền của đảo Sensakư mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền để đổi lại Đài Loan ủng hộ yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông hiện nay
Tất cả những sự cấu kết Trung Đài đó cho chúng ta thấy rằng từ lâu mặc dù là hai chế độ chính trị khác nhau nhưng mục tiêu chiến lược của họ ở Biển Đông là thống nhất.
-Xin cảm ơn ông
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét