Các nước vùng sông Mekong phản đối dự án xây đập của Lào
Lào dự tính xây một đập thủy điện trên hạ lưu sông Mekong, nhưng các quốc gia láng giềng cho rằng cần phải nghiên cứu thêm. Giới phân tích cho biết có những chống đối từ cấp cao tạo áp lực đòi Lào phải thay đổi tham vọng.
Hình: AP
Chia sẻ
Tin liên hệ
Một đề nghị gây nhiều tranh cãi do Lào đề xuất dự tính xây 11 đập thủy điện ở hạ lưu sông Mekong đã gây phẫn nộ cho những cư dân sống gần hai bên bờ sông.
Bà Prailor Manmoon là một phụ nữ gốc Lào sống ở Kong Nang, một ngôi làng của Thái Lan bên bờ sông Mekong, phía dưới đập thủy điện Xayaburi được dự tính xây.
Vào ngày Chủ nhật, trong lúc trẻ em đang vui đùa bên dòng Mekong gần đấy, bà Manmoon và những người láng giềng tụ họp ăn cơm nếp và bàn tán về đề nghị xây đập Xayaburi.
Các giới chức ở nước Lào kế cận, một quốc gia cộng sản nghèo nằm sâu trong đất liền nói rằng đập được xây sẽ giúp giảm nghèo và sinh lợi.
Nhưng bà Manmoon và các láng giềng của bà cho rằng đập Xayaburi và những đập thủy điện khác được đề xuất đe dọa ngôi làng mà họ đang sống trong đó, nơi mà nghề đánh cá là nguồn thu nhập chính.
Bà nói: “Nếu đập được xây, có thể sẽ có lụt lội và nó có thể giết chúng tôi, hoặc mực nước của sông sẽ xuống thật thấp, rồi chúng tôi sẽ không đủ nước để sử dụng.”
Ở bên kia sông, tại thủ đô Vientiane của nước Lào, Ủy Ban Hỗn Hợp sông Mekong đã chuẩn bị cho một cuộc họp được tiên liệu trước về đề nghị xây đập của Lào.
Sau cuộc họp hôm thứ Ba, Lào nói rằng cần phải tiến hành dự án, và cho rằng con đập này sẽ tuân thủ những tiêu chuẩn quốc tế.
Nhưng những nước láng giềng của Lào ở hạ nguồn sông Mekong gồm Thái lan, Campuchia và Việt Nam, đã đưa ra những tuyên bố là cần phải có thêm thông tin về tác động xuyên biên giới có thể có của đập nước đối với môi trường.
Việt Nam đã đưa ra một tuyên bố mạnh nhất, đòi hoãn lại 10 năm những dự án xây đập mới trên dòng Mekong.
Bốn quốc gia hạ nguồn sông Mekong đã không đi tới được một quyết định chung về dự án xây đập nhưng đồng ý mở các cuộc thảo luận cấp bộ trưởng vào sau này trong năm.
Giới phân tích nói rằng tuyên bố do các chính phủ đưa ra và quyết định nâng các cuộc thảo luận của Ủy Ban sông Mekong lên cấp bộ trưởng làm gia tăng nguy cơ tranh cãi chính trị của việc xây đập Xayaburi.
Ông Philip Hirsch là giáo sư về ngành môi trường sinh thái con người tại đại học Sydney. Ông cho biết trong lúc Ủy Ban sông Mekong không thể ngăn chặn Lào xây đập trên dòng chính, thì các nghị định thư của Ủy ban lại cho phép các nước láng giềng tạo áp lực ngoại giao đối với Lào.
Ông nói: “Nếu Lào cứ nhất định tự ý xây đập Xayburi và không lắng nghe ý kiến của các nước khác, thì Lào sẽ đi ngược lại với nguyện vọng rõ ràng của các quốc gia khác, nhất là với nguyện vọng của Việt Nam, một nước mà Lào có quan hệ rất mật thiết.”
Giáo sư Hirsch tiên đoán sẽ có một vụ “đối đầu” giữa các bộ trưởng của Lào và nước láng giềng Việt Nam. Cả hai đều là các quốc gia cộng sản độc đảng.
Nếu đập Xayaburi được xây nó sẽ tạo dễ dàng hơn cho các quốc gia hạ nguồn sông Mekong, nhất là Campuchia, trong việc xây đập trên dòng chính của con sông.
Theo nghị định thư của Ủy Ban sông Mekong, 4 quốc gia hạ nguồn buộc phải thông báo cho các nước láng giềng nếu như họ dự tính xây đập trên dòng chính của con sông, nhưng lại không cần các nước đó cho phép rồi mới được xúc tiến các dự án xây đập.
Trung Quốc, nước giáp ranh với Lào, đã có 4 con đập hoạt động trên thượng nguồn sông Mekong.
Các đoàn thể xã hội dân sự và các tổ chức phi chính phủ trên khắp khu vực đã cảnh báo rằng xây đập ở hạ nguồn sông Mekong sẽ gây hại cho môi trường và đe dọa đến an ninh lương thực cũng như sinh kế của người dân thôn quê.
Ông Stuart Chapman là giám đốc bảo tồn môi sinh của Chương Trình Khu Vực sông Mekong thuộc Quĩ World Wildlife Fund (WWF), tức Quĩ Thế Giới Bảo Vệ Đời Sống Hoang Dã, nói rằng đập Xayaburi sẽ có tác động bất lợi cho dòng trầm tích và nguồn cá.
Ông nói: “Mekong là một con sông độc nhất vô nhị, hiểu theo nghĩa cả về số lượng lẫn tính đa dạng của các loài cá di chuyển ngược xuôi trong dòng sông này. Vì vậy điều căn bản là bất cứ một con đập nào được xây ngang qua sông Mekong cũng sẽ chặn lại nhiều loài cá không cho chúng vào sinh sống. Nếu cá không vào được thì chúng không đẻ trứng và sinh sôi, điều này sẽ dẫn đến sụ sụp đổ của ngành ngư nghiệp.”
Ông Chapman cho biết một số các con đập ở Bắc Mỹ đã cho đặt những dụng cụ giúp cá vượt những con đập để vào sông. Nhưng ông nói rằng công nghệ không giúp được cho nhiều chủng loại cá của sông Mekong sống sót.
Một cuộc nghiên cứu mới đây do World Wildflie Fund (WWF) thực hiện đã đánh giá rằng những tác động môi trường của con đập Xayaburi được dự tính xây không đáp ứng được những tiêu chuẩn quốc tế.
95% của tổng số 1.260 megawatt điện do đập này sản xuất sẽ đem bán cho Thái Lan, và một công ty Thái sẽ điều hành dự án trị giá 3,5 tỉ đô la này.
Theo tin của truyền thông Thái Lan thì con đập đã được khởi công xây dựng.
Tháng Mười năm ngoái, một cuộc nghiên cứu độc lập do Ủy Ban sông Mekong ủy nhiệm đã cảnh báo rằng các đập thủy điện trên dòng Mekong sẽ làm tăng nguy cơ thiếu an ninh lương thực và gây ra những hậu quả môi trường “nghiêm trọng không đảo ngược.”
Vào thượng tuần tháng này, Thượng nghị sỹ Hoa Kỳ Jim Webb trong một tuyên bố đã cảnh báo rằng xây đập trên dòng chính của sông Mekong sẽ gây trở ngại cho ngành ngư nghiệp và việc canh tác lúa trong vùng châu thổ sông Mekong.
Sông Mekong là nguồn sinh kế của chừng 60 triệu người.
Bà Prailor Manmoon là một phụ nữ gốc Lào sống ở Kong Nang, một ngôi làng của Thái Lan bên bờ sông Mekong, phía dưới đập thủy điện Xayaburi được dự tính xây.
Vào ngày Chủ nhật, trong lúc trẻ em đang vui đùa bên dòng Mekong gần đấy, bà Manmoon và những người láng giềng tụ họp ăn cơm nếp và bàn tán về đề nghị xây đập Xayaburi.
Các giới chức ở nước Lào kế cận, một quốc gia cộng sản nghèo nằm sâu trong đất liền nói rằng đập được xây sẽ giúp giảm nghèo và sinh lợi.
Nhưng bà Manmoon và các láng giềng của bà cho rằng đập Xayaburi và những đập thủy điện khác được đề xuất đe dọa ngôi làng mà họ đang sống trong đó, nơi mà nghề đánh cá là nguồn thu nhập chính.
Bà nói: “Nếu đập được xây, có thể sẽ có lụt lội và nó có thể giết chúng tôi, hoặc mực nước của sông sẽ xuống thật thấp, rồi chúng tôi sẽ không đủ nước để sử dụng.”
Ở bên kia sông, tại thủ đô Vientiane của nước Lào, Ủy Ban Hỗn Hợp sông Mekong đã chuẩn bị cho một cuộc họp được tiên liệu trước về đề nghị xây đập của Lào.
Sau cuộc họp hôm thứ Ba, Lào nói rằng cần phải tiến hành dự án, và cho rằng con đập này sẽ tuân thủ những tiêu chuẩn quốc tế.
Nhưng những nước láng giềng của Lào ở hạ nguồn sông Mekong gồm Thái lan, Campuchia và Việt Nam, đã đưa ra những tuyên bố là cần phải có thêm thông tin về tác động xuyên biên giới có thể có của đập nước đối với môi trường.
Việt Nam đã đưa ra một tuyên bố mạnh nhất, đòi hoãn lại 10 năm những dự án xây đập mới trên dòng Mekong.
Bốn quốc gia hạ nguồn sông Mekong đã không đi tới được một quyết định chung về dự án xây đập nhưng đồng ý mở các cuộc thảo luận cấp bộ trưởng vào sau này trong năm.
Giới phân tích nói rằng tuyên bố do các chính phủ đưa ra và quyết định nâng các cuộc thảo luận của Ủy Ban sông Mekong lên cấp bộ trưởng làm gia tăng nguy cơ tranh cãi chính trị của việc xây đập Xayaburi.
Ông Philip Hirsch là giáo sư về ngành môi trường sinh thái con người tại đại học Sydney. Ông cho biết trong lúc Ủy Ban sông Mekong không thể ngăn chặn Lào xây đập trên dòng chính, thì các nghị định thư của Ủy ban lại cho phép các nước láng giềng tạo áp lực ngoại giao đối với Lào.
Ông nói: “Nếu Lào cứ nhất định tự ý xây đập Xayburi và không lắng nghe ý kiến của các nước khác, thì Lào sẽ đi ngược lại với nguyện vọng rõ ràng của các quốc gia khác, nhất là với nguyện vọng của Việt Nam, một nước mà Lào có quan hệ rất mật thiết.”
Giáo sư Hirsch tiên đoán sẽ có một vụ “đối đầu” giữa các bộ trưởng của Lào và nước láng giềng Việt Nam. Cả hai đều là các quốc gia cộng sản độc đảng.
Nếu đập Xayaburi được xây nó sẽ tạo dễ dàng hơn cho các quốc gia hạ nguồn sông Mekong, nhất là Campuchia, trong việc xây đập trên dòng chính của con sông.
Theo nghị định thư của Ủy Ban sông Mekong, 4 quốc gia hạ nguồn buộc phải thông báo cho các nước láng giềng nếu như họ dự tính xây đập trên dòng chính của con sông, nhưng lại không cần các nước đó cho phép rồi mới được xúc tiến các dự án xây đập.
Trung Quốc, nước giáp ranh với Lào, đã có 4 con đập hoạt động trên thượng nguồn sông Mekong.
Các đoàn thể xã hội dân sự và các tổ chức phi chính phủ trên khắp khu vực đã cảnh báo rằng xây đập ở hạ nguồn sông Mekong sẽ gây hại cho môi trường và đe dọa đến an ninh lương thực cũng như sinh kế của người dân thôn quê.
Ông Stuart Chapman là giám đốc bảo tồn môi sinh của Chương Trình Khu Vực sông Mekong thuộc Quĩ World Wildlife Fund (WWF), tức Quĩ Thế Giới Bảo Vệ Đời Sống Hoang Dã, nói rằng đập Xayaburi sẽ có tác động bất lợi cho dòng trầm tích và nguồn cá.
Ông nói: “Mekong là một con sông độc nhất vô nhị, hiểu theo nghĩa cả về số lượng lẫn tính đa dạng của các loài cá di chuyển ngược xuôi trong dòng sông này. Vì vậy điều căn bản là bất cứ một con đập nào được xây ngang qua sông Mekong cũng sẽ chặn lại nhiều loài cá không cho chúng vào sinh sống. Nếu cá không vào được thì chúng không đẻ trứng và sinh sôi, điều này sẽ dẫn đến sụ sụp đổ của ngành ngư nghiệp.”
Ông Chapman cho biết một số các con đập ở Bắc Mỹ đã cho đặt những dụng cụ giúp cá vượt những con đập để vào sông. Nhưng ông nói rằng công nghệ không giúp được cho nhiều chủng loại cá của sông Mekong sống sót.
Một cuộc nghiên cứu mới đây do World Wildflie Fund (WWF) thực hiện đã đánh giá rằng những tác động môi trường của con đập Xayaburi được dự tính xây không đáp ứng được những tiêu chuẩn quốc tế.
95% của tổng số 1.260 megawatt điện do đập này sản xuất sẽ đem bán cho Thái Lan, và một công ty Thái sẽ điều hành dự án trị giá 3,5 tỉ đô la này.
Theo tin của truyền thông Thái Lan thì con đập đã được khởi công xây dựng.
Tháng Mười năm ngoái, một cuộc nghiên cứu độc lập do Ủy Ban sông Mekong ủy nhiệm đã cảnh báo rằng các đập thủy điện trên dòng Mekong sẽ làm tăng nguy cơ thiếu an ninh lương thực và gây ra những hậu quả môi trường “nghiêm trọng không đảo ngược.”
Vào thượng tuần tháng này, Thượng nghị sỹ Hoa Kỳ Jim Webb trong một tuyên bố đã cảnh báo rằng xây đập trên dòng chính của sông Mekong sẽ gây trở ngại cho ngành ngư nghiệp và việc canh tác lúa trong vùng châu thổ sông Mekong.
Sông Mekong là nguồn sinh kế của chừng 60 triệu người.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét