2.4.11

Lại Hứa Sửa Ðổi Hiến Pháp


Lại Hứa Sửa Ðổi Hiến Pháp

Coi vậy chớ CS Bắc Kinh và CS Hà nội đều sợ ảnh hưởng của Cách Mạng Hoa Lài từ Bắc Phi lan tràn sang Trung Quốc và Việt Nam cộng sản.
Thủ Tướng Ôn gia Bảo của Trung Cộng làm như Tào Tháo chiêu dụ quân binh đói khát, bằng cách nói phía trước có rừng mơ. Mơ có vị chua, Tào Tháo hy vọng quân binh chảy nước miếng nuốt vào cho đỡ đói. Còn Ông Ôn thì gọi giấc mơ có tính tổ tiên của người Trung Hoa là sống cái nhà chết cái mồ. Vào ngày 05/03/2011.
Ông Ôn ra trước cái gọi là Quốc Hội “đảng cử dân bầu” của TC, trước 3000 người gọi là “đại biểu nhân dân”, người nào cũng kiêm nhiệm hai ba chức trong đảng quyền, quyền hành chánhh hay quân quyền. Ông bèn theo tác phong của lãnh tụ CS nói tràng giang đại hải, gọi là “báo cáo chánh trị”, vừa tự vỗ tay cò mồi cho hội trường, vừa tuyên bố . Rằng thì là sẽ xây cất 10 triệu cái nhà trong tài khoá năm 2011 để giúp cho người lợi tức thấp có thể sống cái nhà, chết cái mồ.
Ðó là một giấc mơ có tính tổ tiên của người Trung Hoa mà CS đã làm tan vỡ qua nhiều pháp lịnh. Với chế độ hộ khẩu, với chính sách đất đai tất cả là tài sản của toàn dân do Ðảng thực tế nắm trọn quyền nhưng nghi binh với khẩu hiệu truyên truyền: Ðảng lãnh đạo, Nhà Nước quản lý, Nhân dân làm chủ. Người dân chỉ được quyền hưởng dụng đất đai mà đảng là người chủ. Thêm vào đó sau khi chuyển hệ tư duy để tự cứu sau khi Ðế quốc CS của Liên xô sụp đổ, Ô. Ðặng tiểu Bình “cực kỳ thực dụng” quan niệm con mèo trắng con mèo đen đều “hẫu léc” nều bắt chuột được. Ông cho Ðảng CS chuyển sang kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa để mở kinh tế mà khóa chánh trị. Chánh yếu phát triển kinh tế ở thành thị và kềm công xá rẻ để hàng hoá rẻ có lợi thế xuất cảng.
Hậu quả là hàng triệu triệu người Trung Quốc ở nông thôn ra thành kiếm sống, không hộ khẩu trở thành người sanh vô gia cư, tử vô địa táng. Còn bọn giàu đảng viên cán bộ thì thành tư bản đỏ ở thành thị và cường hào ác bá đỏ ở nông thôn, giàu nứt đố đổ vách, ngồi nhà mát ăn bát vàng khiến hố sâu ngăn cách nghèo giàu, thành thi và nông thôn trở thành thùng thuốc nổ lúc nào cũng có nổ thành một cuộc nổ chụp sụp đổ chế độ.
Quan thầy làm trước, làm sao thì đệ tử làm sau, làm vậy. Thủ Tướng Nguyễn tấn Dũng của VNCS cũng ra trước cái gọi là Quốc Hội, “đặt vấn đề sớm nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung hiến pháp, hầu bảo đảm quyền dân chủ của người dân, tăng cường pháp chế, kỷ luật”, theo tin của Ðài Á Châu Tự do RFA.
Những lời TT Dũng đưa ra để “dụ khị” dân trong bầu không khí chánh trị VN đang lan tràn ảnh hưởng của các cuộc biểu tình lật đổ độc tài ở Bắc Phi và Trung Ðông. Nên không ai tin lời hứa của Thủ Tướng Dũng. Tiêu biểu như một số người Việt tròng ngoài nước công khai nói trên Ðài Á châu như sau.
Chính người gọi là “đại biểu nhân dân” ăn cơm chúa phải múa tối ngày, từng uốn mình qua ngỏ hẹp, “viết lách” trên mạng, từng nói những lời hai ba nghĩa để lấy điểm với dân trên mạng và trên “báo đài” ngoại quốc còn phải bi quan về tính “khả thi” của lời TT Dũng.
Ðại biểu Dương Trung Quốc, đơn vị Ðồng Nai, đã được “đảng cử dân bầu” làm đại biểu nhân dân hai nhiệm kỳ và đang chuẩn bị để được “đảng cử dân bầu“, “hy sanh” phục vụ Ðảng Nhà Nước CS Hà nội một nhiệm kỳ nữa, thường hay “phát biểu” như “sử gia”. Trong việc này Ngài đại biểu nhân dân sử gia khen và ủng hộ TT Dũng trước để tỏ ra trung với Ðảng và khều nhẹ một cái để lấy điểm với dân: “Tôi hoan nghênh nguyên lý ấy; thế còn cái việc mà cụ thể hóa như thế nào trong bản hiến pháp được sửa đổi, chắc sẽ là một cuộc trao đổi lâu dài, tôi không dám lạm bàn ngay vào thời điểm này.”
Còn “một người dân từng làm việc cho nhiều chế độ cầm quyền, trước khi đất nước chia đôi, sau hiệp định Geneve 1954, nay đã về hưu, ông Hợp nói lên cảm nghĩ của mình khi đón nhận thông tin qua báo đài, về việc sửa đổi và bổ sung hiến pháp: “Ðừng nghe người ta nói hãy xem người ta làm; nói thì nghe hay lắm nhưng có làm thế đâu, chả có nhà nước pháp quyền nào mà lại là pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đấy là một cách nói thôi; thế còn sửa gì, mà có sửa người ta cũng không theo cái người ta nói đâu.”
Người dân nhiểu kinh nghiệm, sống qua hai ba chế độ này minh chứng lời nói của mỉnh với Ðỗ Hiếu trong phóng sự của RFA, “Ðấy là kinh nghiệm của những người ở Việt Nam thì thấy rất rõ, chẳng hạn như vừa rồi cái vụ Vinashin mà bảo không ai mắc khuyết điểm, không kỷ luật ai cả. Quốc hội có những người nói rằng, ăn trộm một con vịt thôi mà còn bị kỷ luật, bị tù huống hồ là bao nhiêu nghìn tỷ như thế mà không ai mắc khuyết điểm thì thật là người dân không chịu, người ta không nghe được.”
Còn một người dân khác, nhà văn Vũ Thư Hiên sinh trưởng tại Miền Bắc Xã Hội Chủ Nghĩa, nay định cư ở Pháp, nhà văn Vũ Thư Hiên cho rằng, “Tôi nghĩ rằng câu đó (sửa đổi hiến pháp) không những tôi mà bất cứ ai ở Việt Nam cũng trả lời giống tôi, cái đĩa hát ấy cũ quá rồi.”
Và kinh nghiệm thực tế chỉ rõ rằng hiến pháp của CS hữu danh mà vô thực. Quyền hạn công dân nói rất nhiều mà thực thi rất ít nếu không muốn nói là không thực thi. Thí dụ như quyền tự do đi lại, và cư trú ghi trong hiến pháp rõ ràng như pháp lịnh hộ khẩu bó chân người dân và buộc đi phải khai tạm vắng, đến phải khai tạm trú, nếu không thì “mệt” với công an.
Thí dụ như nghĩa vụ giáo dục cưỡng bách và miễn phí của nhà nước đối với trẻ em trung tiểu học mà nhà nước theo hiền pháp phải thực hiện, thì các trường, sở, bô giáo dục cứ tỉnh bơ buộc phụ huynh học sinh phải đóng ít nhứt cả chục lệ phí. Trường tốt ở Saigon, Hà nội có khi phu huynh phải dóng cả ngàn Ðô la con em được mới được cho vào học.
Thế mà cả ngàn “đại biểu nhân dân”, cả 12 nhiệm kỳ, mỗi nhiệm kỳ 5 năm, cầm bỏ cũng 60 năm, có một “đại biểu nhân dân“ nào, có “ ban ngành đoàn thế” nào dám hó hé đặt vấn đề vi hiến đâu.
Như đã biết chế độ CS Hà nội có cả một rừng luật, chớ không phải ít. Nhưng CS Hà nội không ngần ngại xài luật rừng khi quyền lợi của CS bị động chạm. Nên giả sử có sửa đổi hiến pháp như TT Dũng hứa đi nữa, bộ luật cao nhứt là hiến pháp, CS vẫn là hữu danh vô thực. Cái gì lợi cho CS thì họ áp dụng. Cái gì không thì họ coi hiến pháp là nùi giẻ rách mà thôi./.
9
0
 
 
Rate This
Đăng trong vi anh
Be the first to like this post.

3 Responses to Lại Hứa Sửa Ðổi Hiến Pháp

  1. Hiến pháp gì nữa trong suốt mấy chục năm qua, kể từ lúc VC chấp nhận nền kinh tế tư bản của VNCH khi xưa, lúc đó, ai cũng nghĩa răng VC sẽ thay đổi hiến pháp để người dân có thể sinh hoạt đa nguyên đa đảng. Rốt cuộc, chúng đẻ ra cái gọi là “Hiếp” Pháp năm 1992 qua Điều 4. Điều 4 này tương tự như người dân hay gọi “bác hồ” của ĐCSVN, nó đã làm chuyện tồi bại với luật pháp VN.
    1
    0
     
     
    Rate This
    • Daisy
      @mylinhng
      Cái hiến pháp này cũng chỉ sao chép của đại hán , Xét lại BẢN THÂN những người soạn ra nó cũng chẳng ra gì kể cả điều 4.
      Kinh tế CNXH VN bây chỉ là treo đầu dê bán thịt chó. có nghĩa là CNXH lai tư bản
      chẳng giống ai hết .
      XHCN chỉ là môn xã hội học cổ điển. là tác phẩm của trí tưởng tượng ( của Mác ) Nếu xóa bỏ nó thì chẳng khác nào CSVN đã làm cho cả triệu người hai miền Nam Bắc hy sinh vô nghĩa.
      Tóm lại đây là bản hiến pháp của kẻ cầm súng (Phát Xit ) của bạo lực
      1
      0
       
       
      Rate This
  2. xin xoa bo
    VẢI MỚI không thể vá vào đã RẠNG, RÁCH ! Chẳng qua là trò HỀ mà thôi.
    TRẮNG , ĐEN rõ ràng.làm sao mà VÁ, CHẮP.
    1
    0
     
     
    Rate This

Không có nhận xét nào: