9.4.11

Ly do tai sao Trung Cong ko tro thanh cuong quoc

Có nhiều phép đo sức mạnh của một quốc gia. Hầu hết các phép đo đều có những chỗ vô cùng sai sót. Nhóm công tác của Bộ Thương mại Hoa Kỳ ngay từ lúc đầu đưa ra khái niệm Tổng Sản phẩm Quốc nội (GDP) cũng cảnh báo đừng dùng khái niệm đó để đo tình trạng kinh tế thực thụ của một nước, bởi vì khái niệm đó quá hạn hẹp và có quá nhiều nhân tố đã bị bỏ ra ngoài không được tính đến.
Việc chi tiêu cho quốc phòng cũng chỉ cho thấy phần nào các khả năng quân sự của một quốc gia, bởi vì có nhiều nhân tố khác – như nguyện vọng chính trị của việc dùng vũ lực – lại tỏ ra vô cùng quan trọng đối trong việc cân bằng phương trình này. Có nhiều nguồn lực tự nhiên là tốt đấy, nhưng nguồn lực lại có thể thành lời nguyền nếu một quốc gia phát triển quá mạnh về những phương diện khác chứ không vì bản thân sự phát triển của đất nước ấy. Dân số đông là một nguồn lực tiềm tàng của một cường quốc, nước đó sẽ phát triển không giới hạn nếu như cái dân số đó được giáo dục tử tế và có đầy đủ công ăn việc làm và người dân đó có cùng những mục tiêu như chính phủ, thế nhưng như chúng ta luôn luôn thấy, điều này thường không hay xảy ra đâu.
Thế nhưng có một chỉ số hết sức chắc chắn về sức mạnh thực sự của một quốc gia, đó là bản chất các kẻ thù hoặc các yếu tố đối địch mà quốc gia đó thấy sợ hãi. Những cường quốc thực sự lớn không sợ những mối đe dọa nhỏ, mà nếu chúng xuất hiện, thì tự chúng sẽ giảm thiểu đi và các đe doạ nhỏ đó sẽ được làm cho tự tiêu vong đi.  Hoa Kỳ là trường hợp minh họa rõ cho hiện tượng này khi nó tổ chức lại hoàn toàn bộ máy an ninh quốc gia để đáp trả mối đe dọa của hàng trăm hoặc có thể vài ba nghìn tên khủng bố rất vô tổ chức với khả năng hạn chế và đầu óc cực đoan bị co kéo theo các hướng địa-chính trị.
Thế nhưng bất kể công cuộc chống khủng bố quá đà có tuyệt với đến đâu, và bất kể điều đó được thực hiện một cách vũ phu thô bạo đã dẫn tới sự xuyên tạc cấc giá trị của chúng ta ra sao và phá hoại vị trí quốc tế của Mỹ như thế nào, xem ra nó vẫn hợp lý một cách tích cực và thậm chí còn làm cho Hoa Kỳ cao cả lên so với mức độ nước Tàu co rúm lại trước những con người đã có tuổi, trước các nghệ sĩ, trước các giáo phái, và thậm chí trước cả những ngôn từ. Về mặt này, nước Tàu xếp chung hàng với những quốc gia có vẻ như “cường quốc” khác, kể từ nước Đức Quốc xã cho đến nước Nga Xô-viết, những quốc gia đã lộ rõ sự yếu kém căn bản ngay cả khi họ huy động quân lính đông đảo của mình và lên gân lên cốt xông lên sân khấu thế giới. Các Nhà nước vĩ đại và những con người vĩ đại không sợ hãi quá nhiều một con người nhỏ bé đến nỗi họ phải biến anh ta thành con quỷ, phải đặt ra ngoài vòng pháp luật những lời lẽ nói lên các quan niệm của anh ta, hoặc phải ném anh ta vào tù.
Ấy thế nhưng đó chính là những gì đã lại xảy ra ở nước Tàu khi luồng hương thơm hoa nhài từ Trung Đông thổi qua xã hội nước họ. Người Tàu quá sợ những ngôn từ như “biểu tình” hoặc “phản kháng” và thậm chí cả chữ “hoa nhài”, khiến họ phải theo dõi và kiểm duyệt chặn các từ này trên trang mạng. Chỉ hơi có dấu hiệu bất an thế là họ liền huy động cảnh sát. Và họ bao vây những nhà bất đồng chính kiến.
Trong số những người hiện đang bị bắt có nghệ sĩ tiên phong Ngải Vi Vi.  Xem ra, cái chính phủ của quốc gia đông dân nhất thế giới, của nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới, của quốc gia chi tiêu về quốc phòng cao hơn tất cả các nước ngơại trừ một nước thôi, cái quốc gia đó đang sợ một anh đàn ông là người có lẽ ai ai cũng biết tên tuổi nhờ cuộc trình diễn sắp đặt tại Gallery Tate ở London với một triệu hạt hướng dương bằng sứ được tô màu bằng tay.  Ông là một nghệ sĩ và nhà giao tiếp với công chúng sáng tác nhiều sòn sòn và ông đã thành cái gai của chế độ cai trị nước Tàu ngay cả khi ông đã là một trong những nhà thiết kế cái sân vận động dạng “tổ chim” nổi tiếng sau đã trở thành biểu trưng cho cả quốc gia trong suốt thời ký Thế Vận Hội Bắc Kinh. Nhưng ông cũng chỉ đơn độc là một anh đàn ông, chỉ đơn độc là một anh nghệ sĩ. Hệt như nhà Giải thưởng Nobel trong tù Lưu Hiểu Ba cũng chỉ đơn độc là một anh đàn ông thôi.
Đại sứ Hoa Kỳ Jon Huntsman tại Trung Hoa sắp mãn nhiệm, có thể là nhân vật Cộng hòa sẽ ra tranh cử tổng thống, đã chào mừng cả hai người đàn ông này trong bài nói ở Bắc Kinh hôm thứ tư, rằng hai người đàn ông kia “thách thức chính phủ Trung Hoa hãy phụng sự công chúng bất kỳ ở đâu và bất kỳ lúc nào”.  Đó là thứ thách thức mà chính phủ nào cũng nên hào hứng chấp nhận. Đó là cái lý do tồn tại của các chính phủ. Và các nhà lãnh đạo Bắc Kinh đang chao đảo, đang sợ hãi và đang tháo chạy trước các cá nhân kia với những tư tưởng chứa đựng một thông điệp sáng tỏ gửi tới họ.
Bắc Kinh đang sợ. Rành rành là họ đã thừa nhận điều gì đó hấu hết các nhà quan sát trên thế giới đang phê phán. Trong khi Nhật Bản có thể bị đe dọa vì những đường đứt gãy làm nền tẳng xây dựng cho những hòn đảo của nước này, thì nước Tàu lại đã được xây dựng trên miệng núi lửa. Sự bất bình xã hội đang sôi sục ngay bên dưới bề mặt với hàng trăm triệu người không có công ăn việc làm, những người có việc làm nhưng làm không đủ số giờ lao động và những con người bị tước đoạt các quyền bằng mọi cách – trong đó có nhiều người rất có học thức và đủ sức để nắm lấy các cơ may lý ra họ có thể có ở khắp nơi trên thế giới – những điều đang là mối đe dọa thường xuyên cho chính phủ đương nhiệm khi cái chính phủ từng là cách mạng ấy nay đã trở thành hệt như một chính phủ của một chế độ xưa cũ nào khác đang cố bám víu lấy quyền lực.
Họ đang sợ hãi ông Ngải vì họ biết rằng họ nhỏ bé hơn các tư tưởng của ông này, nhỏ bé hơn những hạt hướng dương kia, hạt nào nom cũng bé nhỏ, thế nhưng tất cả lại đầy tiềm năng lớn lao, đang nằm im bên trong lớp vỏ và đợi cho thiên nhiên tác động một cách tự nhiên. Trung Hoa là nước lớn và là ngôi nhà của một nền văn hóa lớn. Nhưng qua những nỗi sợ của nó, và qua những ai nó đang sợ, thấy rõ cái nước này vẫn còn phải cần đến cả một đọan đường dài nữa mới thành được một đại cường.
Người dịch: Đại Phúc
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011

Không có nhận xét nào: