9.4.11

CHHV kien chanh an Nguyen Huu Chinh


Ngày 8 tháng 4 năm 2011
H,
Tin được các phóng viên Thanh Phương, Thụy My và Tú Anh đưa lên đài RFI cho biết: Ngày 04.04.2011, trong một phiên xử chỉ diễn ra trong nửa ngày, Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội tuyên án Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ 7 năm tù với tội danh “tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”.Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà, vợ của Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ là người duy nhất của gia đình được vào dự. Trả lời đài RFI, bà Dương Hà tố cáo đây là một “phiên xử trái pháp luật”:
“Trong phiên tòa, chủ tọa phiên tòa là ông Nguyễn Hữu Chính đã không làm đúng bổn phận của người chủ tọa phiên tòa. Theo điều 214, ông Nguyễn Hữu Chính phải công bố những chứng cứ mà các luật sư đã đòi hỏi. Thế nhưng, ông ấy đã không làm điều đó. Ðầu tiên là chủ tọa phiên tòa đã đuổi luật sư Trần Vũ Hải ra khỏi phiên tòa, chỉ vì luật sư Hải đòi ông này phải thực hiện điều 214. Sau đó, các luật sư Hà Huy Sơn, Trần Ðình Triển và Vương Thị Thanh cũng kiên quyết đòi ông Nguyễn Hữu Chính thi hành điều 214 của Luật Tố tụng Hình sự. Người chủ tọa phiên tòa cũng kiên quyết không thì hành điều khoản này, cho nên tất cả các luật sư cũng bỏ về hết. Một mình ông Cù Huy Hà Vũ ở lại tòa. Tất nhiên là bị ở lại tòa để nghe hội đồng xét xử. Phiên tòa hoàn toàn trái pháp luật, bởi vì khi ông Vũ nói, là thẩm phán bảo ‘Dừng lại, dừng lại!’, ‘Biết rồi!’. Họ bảo ông Vũ trả lời là ‘Có’ hay ‘Không’, hoặc không cho ông Vũ trình bày. Cuối cùng, tòa đã tuyên một bản án trái pháp luật là 7 năm tù, trong lúc ông Cù Huy Hà Vũ không được quyền tự bảo vệ mình. Nhưng ông Vũ đã tuyên bố một câu cuối cùng, cho dù không được quyền phát biểu: ‘Tổ Quốc và Nhân Dân Việt Nam sẽ phá án cho tôi, công dân Cù Huy Hà Vũ’.” Bên trong tòa án, gần như hoàn toàn là người của công an. Nếu có vài người được mời thì tôi chắc là người được chọn lựa để được vào ngồi trong phiên tòa. Ðây không phải là một tòa án công khai như đã được tuyên bố khi phiên tòa vừa mở ra. Bản thân tôi, vợ của Cù Huy Hà Vũ, tôi là người duy nhất trong gia đình được có mặt trong phiên xử hôm nay. Cả dòng tộc nội, ngoại, Cù Huy hay Ngô Xuân, không một ai được phép vào dự phiên xử gọi là công khai. Ðây là điều hoàn toàn vi phạm về tố tụng. Bản thân tôi ngồi trong phiên tòa cũng có một cô đeo biển số 47. Cô này tự nhận là công an được trao nhiệm vụ giám sát tôi…”
Theo AFP, Chánh án Nguyễn Hữu Chính [xem hình] tuyên bố rằng “Những bài viết của ông Cù Huy Hà Vũ gây thiệt hại cho xã hội, làm hoen ố trực tiếp và gián tiếp đảng Cộng Sản”; và VN Express thuật lại lời ông chánh án nói thêm là “Việc truy tố làm đúng pháp luật, đúng người đúng tội tuyên truyền chống nhà nước”.
Nhưng, chỉ một ngày sau phiên tòa Mỹ là quốc gia đầu tiên lên tiếng:
Hoa Kỳ bày tỏ mối quan tâm sâu sắc đến phiên tòa ngày 4 tháng Tư kết án 7 năm tù giam đối với nhà hoạt động Cù Huy Hà Vũ về tội ‘tuyên truyền chống lại chính phủ’. Chúng tôi cũng lo lắng về tình trạng thiếu minh bạch trong quá trình xét xử vụ án tại tòa, và việc tiếp tục giam giữ một số người chỉ đến theo dõi phiên tòa một cách ôn hòa. Việc kết án ông Vũ đã vi phạm Tuyên bố Toàn cầu về Nhân quyền, và đã dấy lên những câu hỏi nghiêm túc về cam kết của Việt Nam về việc thực thi pháp trị và cải cách. Không ai có thể bị cầm tù vì thực hiện quyền tự do ngôn luận. Chúng tôi yêu cầu Chính phủ Việt Nam phải trả tự do ngay lập tức cho Cù Huy Hà Vũ và những tù nhân lương tâm khác”. [The United States is deeply concerned by the April 4 conviction and sentencing to seven years imprisonment of activist Cu Huy Ha Vu on charges of “propagandizing against the government.” We are also troubled by the apparent lack of due process in the conduct of the trial, and the continued detention of several individuals who were peacefully seeking to observe the proceedings. Vu’s conviction runs counter to the Universal Declaration of Human Rights, and raises serious questions about Vietnam’s commitment to rule of law and reform. No individual should be imprisoned for exercising the right to free speech. We urge the Government of Vietnam to immediately release Cu Huy Ha Vu and all other prisoners of conscience].
Ngay sau đó, bà Nguyễn Phương Nga, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Việt Nam trả đũa:
Ðây là một tuyên bố can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Việt Nam là một Nhà nước pháp quyền. Việt Nam xử lý các hành vi vi phạm pháp luật theo đúng các quy định của pháp luật Việt Nam và hoàn toàn phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Quốc tế về các quyền dân sự, chính trị… Tại Việt Nam, các quyền tự do, dân chủ của công dân, trong đó có quyền tự do ngôn luận, được quy định rõ trong Hiến pháp và trong các văn bản pháp luật khác, được tôn trọng và thực thi trên thực tế. Không có cái gọi là “tù nhân lương tâm” ở Việt Nam.”
Ðồng nhịp với Phương Nga, Thông tấn xã Việt Nam, cơ quan thông tấn chính thức của Nhà nước, lại bẻ cong lương tâm, khi đưa tin ngày 4-4-2011 đã viết rằng:
“Tại phiên tòa, 4 luật sư tham gia bào chữa cho bị cáo, gồm Trần Ðình Triển, Trần Vũ Hải, Vương Thị Thanh, Hà Huy Sơn.Do vi phạm nội quy phiên tòa, sau nhiều lần bị nhắc nhở, luật sư Trần Vũ Hải đã bị Hội đồng xét xử yêu cầu ra khỏi phòng xử. Mặc dù đã được Hội đồng xét xử giải thích theo quy định của pháp luật, song 3 luật sư còn lại đã tự ý bỏ về khi có những yêu cầu không đúng quy định của pháp luật, không có căn cứ, không được Hội đồng xét xử chấp nhận.”
Phản ứng ngang ngược của Nguyễn Phương Nga và lời viết láo của Thông tán xã VC chỉ khiến dư luận bất mãn thêm. Nó khiến RTT News viết:
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Mark Toner nói rằng chính phủ ở Washington cảm thấy bất bình vì tình trạng thiếu sót các thủ tục pháp lý cần thiết trong phiên xử và việc giới hữu trách Việt Nam tiếp tục giam giữ một số người đã tìm cách theo dõi phiên tòa một cách hòa bình… Bản án của ông Cù Huy Hà Vũ đi ngược với Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và nêu lên những nghi vấn về cam kết của Việt Nam đối với pháp trị và cải cách. Chính quyền không thể bỏ tù người dân chỉ vì họ hành sử quyền tự do ngôn luận của mình”.
Phần Phụ tá giám đốc tổ chức Mỹ theo dõi nhân quyền Human Rights Watch, ông Phil Robertson, cũng thẩm định:
Vụ án Cù Huy Hà Vũ đã tạo ra ‘một phong trào quần chúng ủng hộ chưa từng thấy từ giới tín hữu Công giáo đến trí thức đại học’.”
Tại chỗ, trong lúc công an giải tán người tập họp, một người dân đi xe đạp đã nói với AFP: “Bây giờ quý vị thấy rõ thế nào là nhân quyền tại Việt Nam”. [xem hình đường phố chung quanh khu vực tòa án hôm xử TS luật Cù Huy Hà Vũ đông nghẹt người. RFA].
Ân xá Quốc tế cũng tức thời ra thông cáo lên án vụ xử và yêu cầu trả tự do ngay lập tức cho Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, vừa bị kết án 7 năm tù ngày 4/4 với tội danh “tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”. Trong bản thông cáo, bà Donna Guest [xem hình], phó giám đốc đặc trách châu Á Thái Bình Dương của Ân xá Quốc tế khẳng định:
Ðây là một phiên tòa giả hiệu, vì quyền bào chữa đã hoàn toàn không được tôn trọng… Ông Cù Huy Hà Vũ là một tù nhân chính kiến và phải được trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện”.
Ân xá Quốc tế cũng đã yêu cầu chính quyền Việt Nam trả tự do cho những người bị bắt bên ngoài tòa án trong khi diễn ra phiên xử, trong đó có bác sĩ Phạm Hồng Sơn và luật sư Lê Quốc Quân. Nhân dịp này, Ân xá Quốc tế nhắc lại là: “Hàng chục nhà hoạt động và chỉ trích ôn hòa đã bị kết án tù nặng nề kể từ khi Việt Nam tiến hành chiến dịch đàn áp quyền tự do ngôn luận vào tháng 10/2009”. Và tổ chức này “yêu cầu Việt Nam để cho hệ thống tư pháp được độc lập, và bãi bỏ những điều luật được định nghĩa một cách mơ hồ vẫn được sử dụng để truy tố những nhà bất đồng chính kiến”.
Tại Berlin Dân biểu Serkan Toren, chuyên gia về quyền con người của nhóm dân biểu Ðảng Dân chủ Tự do Ðức (FDP) tuyên bố:
Khối dân biểu đảng FDP trong Quốc hội Ðức chỉ trích phán quyết của Tòa án [Việt Nam] đối với Luật sư nhân quyền Việt Nam và nhà phê bình chế độ là Cù Huy Hà Vũ. Hình phạt 7 năm tù giam và 3 năm quản chế không chấp nhận được. Ngoài ra còn có mối quan tâm rằng, Tòa án đã tuyên một bản án được soạn trước theo mệnh lệnh của Chính phủ Việt Nam. Ðiều này trái với các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế hiện hành. Khối dân biểu FDP của Quốc hội Ðức kêu gọi Chính phủ tại Việt Nam tuân thủ các tiêu chuẩn nhân quyền hiện nay. Bước đầu tiên là xóa bỏ Ðiều 88 của Bộ Luật Hình sự Việt Nam. Ðiều này cấm các hoạt động tuyên truyền chống Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam và được sử dụng ngày càng tăng trong những năm gần đây để kết án những người hoạt động cho dân chủ và nhân quyền cũng như những Bloggers tự do”.
Tổ chức Phóng viên không biên giới hôm qua đã ra thông cáo lên án vụ xử Cù Huy Hà Vũ, yêu cầu chính quyền phải trả tự do cho ông. Bản thông cáo của Phóng viên không biên giới RSF nhắc lại rằng:
Hiện nay, có 17 công dân mạng đang bị cầm tù ở Việt Nam, tất cả đều chỉ vì kêu gọi dân chủ đa đảng. Việt Nam là nhà tù lớn thứ hai thế giới đối với các nhà bất đồng chính kiến trên mạng.”
Phóng viên không biên giới “kêu gọi Hà Nội ngưng săn đuổi các nhà đối lập và nên khởi đầu chính sách cởi mở đối với quyền tự do ngôn luận”.
Ông Phil Robertson [xem hình], Phó Giám đốc đặc trách Châu Á của Human Rights Watch, được tờ New York Times trích dẫn hôm qua, đã nhận định:
Chính quyền quyết tâm xử ông ấy để làm gương… Tôi tin là trong khi làm việc này, một mặt họ cũng để mắt tới việc khoanh vùng rất nhiều tổ chức và nhóm hoạt động vừa xuất hiện để ủng hộ ông ấy.”
Về phần Hoa Kỳ, Ủy hội Tự do Tôn giáo Quốc tế (USCIRF) hôm qua cũng ra thông cáo đề nghị chính phủ Mỹ nên công khai lên tiếng bênh vực cho Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ. Trong bản thông cáo, Chủ tịch Uỷ hội USCIRF Leonard Leo [xem hình] viết rằng :
Vụ bắt giữ ông Cù Huy Hà Vũ phản ảnh một xu hướng đáng lo ngại ở Việt Nam, đó là những người bảo vệ thành phần thấp cổ bé miệng lại bị đối xử như là những kẻ đe doạ an ninh quốc gia.”
Ông Leonard Leo cũng yêu cầu chính quyền Tổng thống Obama phải đòi hỏi Việt Nam có những cải thiện cụ thể về tự do tôn giáo và nhà nước pháp quyền. Ðồng thời “Yêu cầu chính phủ Mỹ đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC, tức là danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về những vi phạm tự do tôn giáo, là dấu hiệu rõ ràng cho thấy Hoa Kỳ đứng về phía những người đấu tranh một cách ôn hòa cho tự do và nhân quyền.”
Mặt khác, trong một cuộc phỏng vấn dành cho Thông tín viên Beattie của Ðài VOA, một chuyên gia về các vấn đề Việt Nam, giáo sư Carl Thayer[xem hình], thuộc Ðại Học New South Wales ở Australia, nói rằng vụ án Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ có phần chắc đã được mang ra thảo luận tại các cấp cao nhất trong Ðảng Cộng Sản Việt Nam, và hình phạt coi như đã được ấn định sẵn. Ông nói:
Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ là một nhà hoạt động tích cực đơn độc, theo các dấu hiệu bề ngoài ông không trực thuộc một mạng lưới nào của những nhân vật bất đồng chính kiến hoặc đấu tranh chính trị được biết tiếng. Ông tìm cách dùng những phương tiện ‘sáng tạo’ như dùng luật pháp để thách thức chế độ về quyết định tham gia khai thác Bauxite gây ảnh hưởng tai hại cho môi trường, và còn tìm cách kiện cả Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ còn cổ vũ cho một hệ thống chính trị dân chủ, đa đảng, và thường lên tiếng chỉ trích đường lối cai trị của chế độ.”
Tại Paris, Pháp quốc, ngày 6.4.2011 Phòng Thông Phật giáo Quốc tế cho phổ biến Bản Lên tiếng của Ðại lão Hòa thượng Thích Quảng Ðộ [xem hình], nhân danh Hội đồng Lưỡng Viện (Viện Tăng Thống và Viện Hóa Ðạo) Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, về vụ án phi pháp đối với Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ hôm 4.4.2011 tại Hà Nội. Theo đó Hòa thượng “Yêu cầu Ðảng Cộng sản và Nhà nước CHXHCNVN trả tự do tức khắc cho Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, vì ông vô tội; hoặc Tòa tuyên bố hủy bản án ngày 4.4.2011 để tổ chức xét xử lại từ đầu vì Tòa đã vi phạm tố tụng chiếu theo bộ Luật Tố tụng hình sự”. Hòa thường cho biết:
“…Vụ án phi pháp đối với Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ càng cho thấy luật pháp Việt Nam tùy tiện bênh vực cho một chính quyền hãm hại dân thay vì bênh vực công lý. Vì vậy, vô hình trung Nhà nước CHXHCNVN đã xác nhận công luận các nước Tây phương cho rằng ‘Việt Nam là nhà tù lớn thứ hai trên thế giới đối với các nhà bất đồng chính kiến trên mạng Internet’. Ðể giải quyết tận gốc sự phi pháp của một chính quyền độc tài, công an trị, không gì bằng học bài học Nổi Dậy Thay Ðổi Thời Cơ hiện nay của khối nhân dân Ả Rập để chuyển hóa đất nước Việt Nam sang nền dân chủ đa nguyên và pháp trị. Những kẻ ‘muôn năm trường trị’ như Ben Ali, Moubarak, Gaddafi… rồi cũng bị khối nhân dân xuống đường hạ bệ với sự hậu thuẫn của LHQ và các quốc gia dân chủ văn minh trên thế giới. Ðảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước CHXHCNVN hãy noi gương Tunisia và Ai Cập để tránh hậu hoạn cho chính Ðảng và Nhà nước, đồng thời trả lại Quyền sống, Quyền dân cho 86 triệu dân lành. Xin Ðảng Cộng sản và Nhà nước CHXHCNVN hãy tiết kiệm máu xương dân tộc, vì nhân dân đã quá điêu linh, đau khổ 66 năm qua, nhằm tránh mọi cuộc xuống đường của quần chúng Việt Nam. Cho nên không còn cách nào khác hơn là Ðảng và Nhà nước công khai chấp nhận công cuộc Dân chủ hóa đất nước với sự tham dự của mọi thành phần dân tộc, mọi gia đình chính trị và tôn giáo”.
Trong khi đó, giới trí thức Việt Nam tiếp tục lên tiếng về vụ xử Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ. Trong bài viết tựa đề “Về sự sợ hãi” đăng trên trang blog “Thích Làm Toán” của ông, Giáo sư Toán Ngô Bảo Châu [xem hình] viết :
“Tôi vốn không đặc biệt hâm mộ ông Cù Huy Hà Vũ. Những lý lẽ ông đưa ra tôi cũng không thấy có tính thuyết phục đặc biệt. Nhưng với những gì xảy ra gần đây, ông thể hiện mình như một con người không tầm thường.
Như Hector người thành Troy, như Turnus người Rutuli hay như Kinh Kha người nước Vệ, ông Vũ không hề sợ hãi khi phải đối mặt với số phận của mình. Những nhân vật huyền thoại này đã làm mọi thứ để được đối mặt với số phận, để hoàn thành sứ mệnh của mình trong cuộc đời này.
Ðối diện với ông Vũ là những người bắt ông bằng hai bao cao su đã qua sử dụng, là phiên tòa nửa công khai, nửa bí mật xảy ra ngày hôm qua và là ông quan tòa từ chối thực hiện thủ tục tố tụng để tránh tranh luận về nội dung những bài viết, chứng cớ về những việc được cho là vi phạm pháp luật của ông Vũ. Có cố tình làm mất thể diện quốc gia, chắc cũng khó mà làm hơn mấy ông bà này.
Nghĩ mãi tôi cũng chỉ tìm ra hai cách lý giải. Khả năng thứ nhất là họ muốn làm nhanh cho xong việc. Trong trường hơp này, họ rất xứng đáng được truy cứu trách nhiệm. Khả năng thứ hai là ông quan tòa sợ phải đối mặt với những lý lẽ của ông Vũ. Trong trường hợp này, rất nên tạo điều kiện cho ông ta chuyển sang công tác khác, phù hợp hơn.
Không thể lấy sự cẩu thả và sự sợ hãi làm phương pháp bảo vệ chế độ.”
Còn thầy giáo Ðỗ Việt Khoa [xem hình]thì cho rằng đây là “một phiên tòa làm mất thể diện quốc gia”. Trong bài đăng trên trang blog của ông, thầy Khoa viết về chủ tọa phiên tòa, Chánh án Nguyễn Hữu Chính:
Thay vì ông chứng minh cho họ thấy toà án Nhà nước Việt Nam XHCN là rất công bằng, dân chủ, công khai minh bạch, thì ông lại đi chứng minh điều ngược lại. Tòa đang buộc họ Cù tội xuyên tạc, bôi nhọ đất nước, thì thông qua kiểu xử án có một không hai, toà đã chứng minh ngược giúp cho thiên hạ thấy họ Cù kia nói đúng”.
Riêng phóng viên Khánh An của đài RFA, ngày 5.4.2011, trong một bài viết dài đã nói: Chưa bao giờ một phiên toà xét xử một nhà bất đồng chính kiến lại thu hút sự chú ý và tham gia của công chúng Việt Nam nhiều như phiên tòa diễn ra vào sáng 4/4 tại Tòa án Nhân dân TP Hà Nội, xét xử Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ về tội: “tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam”, kết thúc với bản án 7 năm tù giam và 3 năm quản chế. Hàng loạt các trang mạng xã hội, diễn đàn và các phương tiện thông tin ‘tự phát’ đã tham gia tường thuật diễn tiến của phiên toà trong suốt ngày hôm qua. Trong khi các báo đài chính thức không được phép tác nghiệp tại phiên tòa được tuyên bố là công khai, thì rất nhiều người dân đã tự nguyện trở thành những người đưa tin bằng những phương tiện sẵn có như điện thoại, máy ảnh, camera của họ. Cũng chính vì hành động tự phát này mà rất nhiều người trong số họ đã bị bắt giữ bằng nhiều hình thức khác nhau. Có người bị lực lượng bảo vệ bắt dồn lên xe buýt và chở đi xa khỏi khu vực tòa án rồi thả xuống, có người bị bắt đem về đồn công an, thậm chí một số trường hợp còn bị bắt theo kiểu vu khống ăn trộm như trường hợp của anh sinh viên Nguyễn Xuân Kim bị đánh đập nhiều lần kể từ khi bị bắt vào sáng hôm qua đến lúc được thả ra vào khoảng 2:30 sáng hôm nay. Anh Kim cho biết:
“Kim chẳng thấy có biển nào cấm quay phim, chụp hình cả thì mình cũng cầm máy quay phim. Bỗng nhiên thấy có một đám người lại hô hào Kim là kẻ ăn trộm điện thoại, người ta vu khống cho Kim là ăn trộm điện thoại, rồi người ta vây bủa lại rồi dẫn về chỗ đường Hai Bà Trưng, cách tòa nhà TAND thành phố Hà Nội khoảng 500m. Người ta bắt vào đấy rồi người ta đánh, tra hỏi đủ thứ rồi dẫn về phường. Lúc bắt về thì trước tiên, người ta chả cần hỏi gì cả, người ta đánh trước đã, rồi người ta hỏi: ‘Ai sai mày tới đây chụp ảnh? Mày chụp ảnh để làm gì?’, rồi người ta dẫn Kim về chỗ làm việc của công an Quận Hoàn Kiếm. Vào trong đấy người ta cũng tra hỏi rồi đánh tiếp, rồi bắt viết một bản tường trình. Theo nghĩa vụ công dân, Kim viết bản tường trình cho người ta. Rồi người ta bảo lên chỗ ký một biên bản vi phạm hành chính vì ‘gây rối trật tự nơi công cộng’. Kim bảo Kim không có làm gì gây rối trật tự công cộng cả thì người ta bảo là vì đi xem án, quay phim chụp ảnh cho vụ Cù Huy Hà Vũ’. Cùng với việc bắt ký nhận vào biên bản vi phạm về tội gây rối trật tự công cộng, Kim còn bị cưỡng chế để lấy dấu vân tay cùng với một số người khác cũng bị bắt khi đi theo dõi phiên tòa ngày hôm qua. Lúc đấy vào tầm 1 giờ sáng, trong phòng đó có 11 người, 7 người đã lăn dấu vân tay, còn lại 4 người, trong đó có Kim cùng với một bạn tên Sơn ở Thanh Hóa, bác Nguyễn Xuân Tùng ở Hà Nội và một bác nữa không chịu lăn dấu vân tay. Tầm 1 giờ người ta gọi lên, cưỡng chế để lấy dấu vân tay. Người ta đánh, đánh cả người già. Người ta đánh và chửi thậm tệ. Vừa mới lên là người ta đã chửi một cách vô văn hóa theo kiểu côn đồ ấy. Người ta bảo là ‘Tù nhân chính trị là chúng mày’. Mình bảo ‘Tôi có làm gì đâu mà gán ghép, chụp mũ cho người ta là tù nhân chính trị’, thì họ bảo là ‘Tao là trời, tao là Ðảng, chúng mày phải nghe tao. Bây giờ chúng mày có làm không? Không làm là tao cưỡng chế đấy’. Thế là chúng nó đánh và cưỡng chế cả 4 người phải lăn tay vào để cho công việc làm của nó.”
Cùng với sinh viên Kim, hàng chục người khác cũng đã bị bắt giữ vào ngày hôm qua vì hành động quay phim, chụp ảnh hay gọi điện thoại bên ngoài phòng xử án. Trong số này có thể kể đến Bác sĩ Phạm Hồng Sơn, Luật sư Lê Quốc Quân, Blogger Paulus Lê Sơn, trưởng nhóm cựu sinh viên Vinh, Nguyễn Văn Tâm; sinh viên Thái Văn Dung, Blogger Cánh chim không mỏi và một số người khác nữa. Theo lời kể của anh Paulus Lê Sơn, một giáo dân Hà Nội:
Khi bị bắt anh đã bị công an đánh đập và lấy hết vật dụng trên người. Anh bị giam gần 24 tiếng đồng hồ và bị hỏi cung, bị ép phải ký vào tờ khai; rất có thể anh sẽ bị bắt lại và bị truy tố với một tội danh nào đó”.
Mặt khác, Diễn đàn “danlambao” cũng cho biết một người dân kể lại khá rành rọt khi họ đứng gần đám công an chỉ huy nên nghe người chỉ huy điểm danh từng người cần bắt qua bộ đàm, điện thoại cho đám công an trá hình côn đồ và đám mang băng đỏ bắt người liên tục báo về: “Ðm, tưởng bắt được thằng Lê Quốc Quân rồi vì thấy thằng này cũng hói trán, hóa ra đ.phải”. Rồi cảnh chửi tục lẫn nhau: “Ð.m. tưởng bắt được quân nó hóa ra bắt nhầm quân mình rồi, chúng nó cứ trà trộn vào đ. biết thằng nào là quân nó, thằng nào là quân mình”. Một lúc sau, tiếng họ reo lên: “Ðã bắt được thằng Lê Quốc Quân và thằng Phạm Hồng Sơn rồi”. [xem hình Reuters: Luaät sö Leâ Quoác Quaân ñeo kính traéng].
Ðược biết, ngoài việc bị bắt giữ, đánh đập, hai trong số những người bị bắt là bác sĩ Phạm Hồng Sơn và luật sư Lê Quốc Quân còn bị công an đến khám xét nhà, niêm phong và tịch thu một số đồ đạc vào đêm hôm qua. Hiện Bác sĩ Phạm Hồng Sơn, Luật sư Lê Quốc Quân và một số người khác vẫn chưa được thả ra. Sinh viên Kim cho biết trong lúc bị giam giữ, anh đã chứng kiến luật sư Quân bị đánh đập:
Trong lúc đấy thì anh lại nói chuyện với tụi em thì được hai cán bộ ‘chăm sóc tận tình’ quay lại đánh trước mặt tụi em. Trước lúc về thì anh ấy bảo là ‘Hiện tại bây giờ Quân đang có giấy tạm giam 3 ngày vì điều 44. Chắc là chúc anh em đi bình an trước, Quân thị bị tam giam, bị bắt cóc tại đây rồi, có lẽ gặp anh em ít ngày nữa.”
Bà Vũ Thúy Hà, vợ Bác sĩ Phạm Hồng Sơn [xem hình], thuật lại vụ việc này như sau.
Anh ấy bị giữ từ 8 giờ sáng ngày hôm qua, mồng 4 tháng Tư. Họ đưa lên công an Quận Hoàn kiếm, Hà Nội. Tối hôm qua họ đưa anh ấy về nhà, khám xét nhà ở đến một giờ sáng. Ngày mồng 5 tháng tư, ngày hôm nay, họ khám xong là đưa anh ấy đi từ đó đến giờ. Tôi không biết là anh ấy đang ở đâu, như thế nào cả. Họ có đọc lệnh khám xét, theo cái là vi phạm trật tự công cộng, điều 245 của Luật hình sự. Cái đó tôi thấy rất là tùy tiện, vì đứng cách khu vực tòa bao nhiêu trăm mét mà còn bị hành hung, đánh đập một cách dã man giữa thanh thiên bạch nhật. Sau đó chính người bị hại đó lại trở thành nạn nhân lần thứ hai, lại bị bắt giam. Họ đánh vào người anh ấy, đánh vào người anh Lê Quốc Quân và những người khác cùng đứng đó.”
Nhìn chung, không khí căng thẳng ngay từ bên ngoài Tòa án, số 43 đường Hai Bà Trưng, Hà Nội, từ rạng sáng. Các ngả đường dẫn tới Tòa bị công an chìm nổi, lực lượng dân phòng, cảnh sát đủ loại và xe cứu thương, lính cứu hỏa và xe bus bắt người giăng ra dầy đặc để chặn khoảng vài ngàn người dân thuộc mọi thành phần lao động, dân quê, dân oan từng chịu ơn ông Vũ. Nhiều người mang cả hoa muốn trao cho ông Vũ nhưng không được vào.
Ðến khi tiếp chuyện Mạc Việt Hồng, Chủ biên báo Ðiện tử Ðàn Chim Việt, Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà nói:
Ngay đầu tiên vào phiên Tòa, các luật sư đã rất nghiêm túc yêu câu thẩm phán phải thực hiện nghiêm chỉnh điều 214 của luật Tố tụng Hình sự, tức là phải tuyên bố nội dung các tài liệu chứng cứ liên quan tới bị cáo nhưng thẩm phán đã kiên quyết không làm. Chính vì vậy, luật sư Trần Vũ Hải đã đứng lên đòi quyền này. Sau khi 2 bên, một đòi, một nhất quyết không làm thì cuối cùng ông thẩm phán đã lấy quyền của mình để đuổi LS Trần Vũ Hải ra ngoài phiên tòa. Ðiều đó là vi phạm pháp luật. Sau khi LS Trần Vũ Hải bị đuổi ra ngoài thì 3 luật sư còn lại là Trần Ðình Triển, Hà Huy Sơn và Vương Thị Thanh vẫn tiếp tục yêu cầu thẩm phán phải thực hiện nghĩa vụ của ông ấy tại Tòa. Yêu cầu chính đáng ấy không được thực hiện. Do đó 3 luật sư còn lại từ chối bào chữa và bỏ đi về.”
Ở đây, vấn nạn được người theo dõi vụ án hồi hộp chờ đợi [xin lỗi phải nói ra đây lời khiếm nhã] là vật chứng “2 bao cau su đã sử dụng qua” có được công an xuất trình cho tòa “chiêm nghiệm” để biết tại sao có tới 2 bao, và nó được ai sử dụng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng, Trung tướng Hoàng Kông Tư, hay một tên lưu manh nào đó, để các nhà viết phiếm và các nhà vẽ biếm họa có thêm đề tài nói về nền “Văn hóa đểu Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”. Rất tiếc, chuyện bị bỏ qua, có thể nó đã được… đưa vào “Viện bảo tàng Công an Xã hội Chủ nghĩa”, hay “Lăng Bác”, cất kỹ rồi. Nhưng, dầu sao, nó cũng được người làm thơ Cửu Bình sáng tác 4 câu lục bát, đăng trên DCVOnline, như sau:
Condom vừa mới “bu cao” (đã sử dụng qua)
Công An (VC) dùng nó làm rào bảo an
Bảo vệ cái đảng sói lang (đảng VC)
Trùm đầu đảng trưởng (Bác Hồ) lúc đang “chồn lùi”.
[Xem biếm họa của Babui trích từ DCVOnline]
Nên, sau đó, được hỏi: “Tiếp theo ra sao, thưa chị?” Bà Hà đáp:
Anh Hà Vũ phải tự bào chữa nhưng mà rất khó khăn vì hễ anh ấy nói gì ra là Tòa bảo “được rồi”, “đủ rồi”… Và chỉ được quyền nói “Có” hay “Không” mà không cho anh ấy giải thích. Lúc anh ấy tranh luận thì tòa chặn họng bảo để tí nữa sẽ có tranh luận, nhưng một lúc sau thì Tòa đã ra tuyên bố là cắt phần tranh luận để đi vào nghị án. Rồi 30 phút sau họ đã nghị án xong và ra tuyên án rồi. Tất nhiên ông Vũ đã bác tất cả lời buộc tội của Tòa án và lên án nhà nước đã dàn dựng để hại ông. Ông Vũ nói đây là vụ án mà tôi biết rằng đây là vụ án dàn dựng lên để chống lại tôi… Khi họ đọc quyết định, Tiến sỹ Hà Vũ đã hét lên một câu, bởi lúc bấy giờ người ta cắt loa rồi. Anh ấy thét: “Tổ Quốc và Nhân Dân Việt Nam hãy phá án cho tôi”.
Ðược hỏi tiếp: “Tại Tòa có nhân chứng nào không, thưa chị?” Bà đáp:
Không có ai cả. Những người phỏng vấn anh ấy hay những trang mạng phỏng vấn anh ấy không ai được mời tới Tòa dù những người này đều lên tiếng sẵn sàng tới Tòa làm chứng. Cả những người đại diện cho phía Nhà nước bị ông Vũ hại là Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch Nước; và Trung tướng Hoàng Kông Tư, Thủ trưởng Cơ quan an ninh điều tra, Bộ Công an, được các Luật sư yêu cầu ra trước tòa đối chất bằng chứng cũng đã vắng mặt. Như vậy, phiên tòa đã diễn ra không có Luật sư bào chữa vì Nguyễn Hữu Chính, Thẩm phán, Chủ tọa phiên tòa đã không chịu cung cấp tài liệu dẫn chứng khi truy tố ông Vũ, theo điều 214 của luật Tố tụng Hình sự. Phiên Tòa cũng không có mặt các nhân chứng nên chỉ có “bị cáo” ngồi nghe “quan tòa” luận tội mình và không cho mình quyền được biện hộ theo luật. Do vậy, đây là phiên Tòa vi phạm nghiêm trọng bộ luật Tố tụng Dân sự.”
Ðiều đáng lưu ý là “vietnamnet.vn” của Việt cộng cho biết một ngày trước ngày xử, tức ngày 3.4.2011, tại Saigon, Bộ Công an đã tổ chức long trọng buổi lễ đón nhận Huân chương Quân công, Huân chương Chiến công và bằng khen của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với sự tham dự của nhiều cán bộ cấp cao nhà nước. Phát biểu tại buổi lễ Dũng đã thay mặt lãnh đạo Ðảng, Nhà nước trao các phần thưởng cao quý gồm: “Huân chương Quân công hạng Nhất tặng Ðại tướng Lê Hồng Anh, Bộ trưởng Bộ Công an; Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng, Thứ trưởng Bộ Công an; Trung tướng Bùi Văn Nam, Thứ trưởng Bộ Công an; Huân chương Quân công hạng Nhì và hạng Ba tặng 1 tập thể và 4 cá nhân khác”. Trong buổi lễ, Dũng cũng trao tặng “Huân chương chiến công cho 2 tập thể và 9 cá nhân của Bộ Công an”. Ðồng thời 4 tập thể và 26 cá nhân khác cũng nhận được bằng khen của Thủ tướng. Trong dịp này Dũng nói:
“Những phần thưởng cao quý trên là ghi nhận của Nhà nước về những nỗ lực không ngừng của tập thể Bộ Công an nói chung trong những năm qua về thành tích bảo vệ an ninh tổ quốc, tấn công, đấu tranh, ngăn chặn, phá bỏ mọi âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, phản động nhằm giữ gìn và phát triển xã hội chủ nghĩa. Trong những thành tích đó phải kể đến là chiến công của chuyên án C509 đã đấu tranh, phá bỏ âm mưu chống phá và bắt giữ nhiều phần tử chống phá nhà nước như: Lê Công Ðịnh, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long, Nguyễn Tiến Trung…”
Ðiều này cho thấy trước ngày xử Dũng đã tìm cách mua chuộc các thành phần được coi như lãnh đạo hàng đầu công an để chỉ thị tập thể này năng động đàn áp quần chúng ủng hộ Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ đồng thời chỉ đạo Chánh án Nguyễn Hữu Chính “nhắm mắt” xử cho xong bản án đã được “bỏ túi” bất cần đó là hành động vi phạm luật pháp, bất kể mọi sự phản đối có thể dấy lên từ bất cứ phía nào [xem biếm họa của Hatka trên DanLamBao].
Nó cũng nhằm cảnh cáo các thành phần chống đối [trong và ngoài Ðảng] và quần chúng về sự đàn áp của công an trong và sau vụ án cho họ sợ. Ðây cũng là cách “Dũng Bauxite” muốn làm nháp khả năng đàn áp của công an chẳng may có biến động của cuộc cách mạng Hoa Lài, Hoa Sen, như cách mạng Hoa Lài ở Tunisia; và đo lường sự sợ hãi của người dân trước bạo lực.
Kết quả là sự đàn áp coi như đã có; còn nỗi sợ của người dân thì chắc chắn là KHÔNG. Ðúng vậy, thực tế đã cho thấy 4 Luật sư bào chữa cho ông Vũ gồm Trần Ðình Triển, Hà Huy Sơn, Vương Thị Thanh và Trần Vũ Hải đã làm đơn Kiến nghị phản đối sự lạm quyền của Nguyễn Hữu Chính vì đã vi phạm quyền biện hộ của Luật sư và quyền tự bào chữa của bị cáo theo Luật và Hiến pháp. Ðơn này đã được gửi tới các Ủy ban Tư pháp, Pháp luật Quốc hội; Tòa án nhân dân tối cao; Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Bộ Tư pháp; Liên đoàn Luật sư Việt Nam; Ðoàn Luật sư Hà Nội; Sở Tư pháp Thánh phố Hà Nội; Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội; Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hà Nội với kết luận:
“Chúng tôi đồng kiến nghị đến đến các Qúi cơ quan yêu cầu theo thẩm quyền xử lý hành vi cản trở quyền tự bào chữa của bị cáo và quyền bào chữa của luật sư của ông chủ tọa phiên tòa hình sự sơ thẩm vụ án ‘Cù Huy Hà Vũ tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam’ ngày 04/4/1011 của Tòa án nhân dân Hà Nội.”
Cùng lúc, Bà Nguyễn Thị Dương Hà cũng đã kháng cáo đòi xét lại toàn bộ bản án với đơn kháng cáo đề ngày 06-04-2011 đính kèm.
Khi thuận tiện các Luật sư có thể tiến hành vụ kiện Chánh án Nguyễn Hữu Chỉnh đã vi phạm luật pháp; và xa hơn nữa truy tố Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam cầm quyền bằng luật rừng. Bởi, theo dõi vụ án Giáo sư Nguyễn Hưng Quốc đã lưu ý rằng bản án nặng nề mà giới cầm quyền VN dành cho Tiến sĩ Hà Vũ sẽ tạo nên phản tác dụng cho họ về mặt quốc tế; và, về phương diện nào đó, bản án này trở thành bản án dành cho chính nhà cầm quyền VN.
Ðiều này coi như được khẳng định từ rất nhiều bó hoa do mọi từng lớp dân chúng đem tặng trong buổi chiều ngày Luật Sư Cù Huy Hà Vũ bị xử, như một cách nói cho tòa án, hay đúng hơn là nói cho Ðảng và Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam biết rằng “Nhân dân xoá phá bản án phi lý đó”.
Trở lại vụ án, hãy nghe nhà giáo Phạm Toàn, một trong 3 vị Chủ trương trang báo điện tử “Bauxite Việt Nam” ở trong nước, nói với Ðài RFI: “Ðây rõ ràng là một phiên toà ô nhục”. Ðến khi trả lời Ðài RFA ông còn thêm 2 chữ lưu manh để nói: “Ðó là một phiên tòa lưu manh, ô nhục.”
Cùng lúc Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, thành viên thứ hai của nhóm Bauxite Việt Nam viết:
“Ðã có quá nhiều lời chê trách, bực bội, thậm chí chửi bới đốp chát về một phiên tòa gọi bằng công khai mà chẳng ra công khai, gọi bằng dân chủ mà chẳng ra dân chủ, được trình diễn ngay giữa một Thủ đô bắt buộc phải có cách ứng xử văn hóa thế mà rõ là thiếu văn hóa thậm tệ.”
Như vậy có thể kết luận vụ án Cù Huy Hà Vũ đã mở ra thế công nhắm vào Chánh án Nguyễn Hữu Chính, cũng là nhắm vào nền luật pháp rừng rú Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; đồng thời trắc nghiệm khả năng đàn áp của công an theo sự mua chuộc bằng trao tặng “Huân công” của Thái thú Nguyễn Tấn Dũng và trắc nghiệm nỗi sợ trong lòng dân có đủ để tiến hành cuộc cách mạng Hoa Lài, Hoa Sen… coi như đã chín mùi trên đường chuyển đổi độc đảng độc tài sang Tự do Dân chủ Pháp trị. Xin thành kính vinh danh Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ và thành kính chung chia nỗi buồn đau cùng Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà.
Hẹn con thư sau,
Giáo Già

Không có nhận xét nào: