14.4.11

SỰ CẨU THẢ TRONG CÔNG TÁC BIÊN TẬP CỦA BBC VIETNAMESE


SỰ CẨU THẢ TRONG CÔNG TÁC BIÊN TẬP CỦA BBC VIETNAMESE

BBC là một trong những hãng tin hàng đầu thế giới. Vậy mà ban biên tập phân ban tiếng Việt của nó càng ngày càng tỏ ra làm việc cẩu thả, làm người đọc nhiều khi không tránh khỏi cảm giác khó chịu. Dưới đây xin nêu hai bài ở các trang tin trong tháng 4 này. Những chỗ gạch dưới là những từ dùng sai hoặc thừa/thiếu và những câu (rất) tối nghĩa.

NGUYÊN MINH
NGƯỜI GỐC VIỆT SẼ LÃNH ĐẠO ĐẢNG TỰ DO ĐỨC?
Sau khi ông Guido Westerwelle, Bộ trưởng Ngoại giao thuộc đảng Tự do (FDP) trong chính phủ liên bang Đức từ chức, Bộ trưởng Y tế Philipp Roesler đượcđáng giá là người có cơ hội lên thay ông ở vị trí lãnh đạo đảng này.
Báo Đức Der Spiegel viết rằng ông Philipp Roesler có cơ hội trở thành một nhân vật trọng yếu trong liên minh cầm quyền.
Tờ báo viết ông Roesler, 38 tuổi, và Thủ tướng Angela Merkel “có quan ḥê nồng ấm”, và bà rất thích tính hài hước của ông.
Báo bình dân Đức, tờ Bild, cũng ca ngợi tuổi trẻ của ông và cho rằng nếu lên vị trí lãnh đạo FDP, ông sẽ là “thủ lĩnh trẻ nhất” trong lịch sử đảng này.
Sinh tại Khánh Hòa, năm 1973 ông Roesler được một gia đình Đức nhận làm con nuôi khi mới chín tháng tuổi và trưởng thành tại Đức.
Hồi tháng 10/209, ông trở thành người gốc Việt đầu tiên  lên nắm vị trí Bộ trưởng Y tế trong chính phủ liên bang khi mới 35 tuổi.
Trước đó, ông bộ trưởng kinh tế của tiểu bang Niedersachsen.
Lớn lên tại thành phố Hanover và tốt nghiệp đại học y khoa, ngành nha khoa, ông theo nghiệp cha nuôi là một sĩ quan quân y.
Vốn có năng khiếu chính trị, năm 2000 Roesler được bầu làm tổng thư ký đảng Tự do Dân chủ, FDP.
Năm 2003 ông được bầu làm trưởng nhóm dân biểu FDP tại quốc hội tiểu bang Niedersachsen.
Năm 2005 Philipp Roesler được bầu làm chủ tịch đảng FDP ở bang Niedersachsen.
Tin báo chí nói rằng khi đó ông nhận được 96% số phiếu, trở thành thủ lĩnh đảng ở cấp tiểu bang trẻ nhất tại Đức từ trước đến nay, khi mới 32 tuổi.
Báo chí Đức đánh giá Philipp Roesler là người có năng khiếu chính trị, ứng khẩu tài tình, đầu óc thực tiễn, với lối hành xử khôn ngoan.
Tuy thế, khi tham gia nội các liên bang của Nữ thủ tướng Angela Merkel, ông cũng bị thách thức trước những kh́ó khăn phải làm để cải tổ hệ thống bảo hiểm y tế đắt đỏ và phức tạp của Đức, nước đông dân nhất Liên hiệp châu Âu.
Hồi tháng 9/2009, lần đầu tiên, sau cuộc bầu cử liên bang tháng trước, hai đảng Liên minh Dân chủ Thiên Chúa giáo (CDU) của bà Merkel và đảng Tự do (FDP) đồng ý thành lập chính phủ liên hiệp.
Đảng FDP đạt được kết bầu cử cao nhất trong thời gian gần đây.
Về đời tư, ông Roesler có vợ là Wiebke Rösler, cũng làm nghề bác sỹ.
Họ có hai con gái Grietje và Gesche, sinh đôi vào năm 2008.
Ông Roesler từng dẫn vợ về thăm Việt Nam nhưng trong các giao tiếp xã hội, ông gặp cộng đồng người Việt tỵ nạn hơn là giao thiệp với chính phủ nước Việt Nam cộng sản.
Ông cũng từng tham gia khai trương tượng đài kỷ niệm thuyền nhân Việt ở Hamburg.
Thêm tranh luận về Rùa Hồ Gươm
Trần Đông Đức
Ký giả tự do – Hoa Kỳ
Rùa ở Hồ Hoàn Kiếm được coi là chủng loại rùa mai mềm nước ngọt lớn nhất thế giới. Trên thế giới hiện nay chỉ còn bốn cá thể của loại rùa nàyđang được biết đến, hai con ở sở thú Trung Quốc và hai đang ở Việt Nam.
Vụ ‘bắt để cứu chữa’ rùa ở Hồ Gươm không thành hôm 8/3 đã gây ra nhiều tranh luận
Là loại rùa được coi là hiếm quý, có nguy cơ tuyệt chủng cao cho nên các nhà khoa học quốc tế, các quỹ nghiên cứu bảo tồn đang theo dõi kỹ các hoạt động nghiên cứu để cứu loài rùa này.
Trong lúc đó, tại Việt Nam được “vinh dự” có loài rùa này nằm trong địa bàn cư trú tự nhiên nhưng lại cố tình cách ly và độc quyền làm chủng loại riêng đã ít nhiều làm nhiễu loạn nghiên cứu, gây nên những thiệt thòi đáng kể cho các nỗ lực hợp tác nghiên cứu để bảo tồn động vật quý hiếm trong giới khoa học Việt Nam.
Cứ xem cảnh các nhà khoa học trứ danh về rùa đổ về Trung Quốc để tạo điều kiện phối hợp cho hai con rùa còn lại mới thấy rằng khoa học bảo tồn Việt Nam đã tự mình đánh đánh mất ưu thế.
Hai con rùa còn sót lại ở Trung Quốc đã được cộng đồng khoa học chăm sóc đặc biệtthì trong lúc đó rùa ở Hồ Gươm ở trong một sinh cảnh hết sức đặc biệt lại phải vật vờ ở trong điều kiện dơ bẩn, phải ăn cả xác động vật chết.
Nguồn gốc chủng loại
Được mệnh danh là loài Gấu Trúc dưới nước (Thuỷ Trung Đại Hùng Miêu) ở Trung Quốc, cho nên mọi nghiên cứu khoa học về loại rùa này đều rất nghiêm túc. Đặc tính của loài rùa này được xem là an nhiên tự tại, có thần thái riêng biệt như thi ca miêu tả như là thần ngoan (có nghĩa rùa thần để chỉ loài vật này) và lại khả ái như loài Panda trong hồ nước cho nên gây thu hút sự quan tâm của công chúng.
Ở Việt Nam, “rùa thần” cũng gây ấn tượng như thế trong sách sử nhưng ở xã hội ngày nay lại có dấu hiệu bất thường về sự sùng bái tuỳ tiện đến độ mê tín. Mới đây đài BBC đã phỏng vấn nhà “rùa học” Hà Đình Đức, người đã buộc ký giả BBC, Xuân Hồng phải gọi rùa bằng cụ mới chịu trả lời về những quan sát của mình.
Ông này cố tình phủ nhận loài rùa này có liên hệ với chủng loại  Rafetus swinhoeiđang được nghiên cứu sâu rộng ở Trung Quốc với những lý do mang tính truyền thuyết, hình thái (quan sát bằng cách đứng bên hồ Gươm) mà không có cơ sở khoa học cốt lõi làm dẫn chứng.
Hà Đình Đức muốn đặt rùa Hồ Gươm thành một chủng loại riêng lấy tên khoa học là Rafetus leloii, với dụng ý dùng tên Lê Lợi làm danh pháp. Tuy nhiên, hiện nay cộng đồng khoa học thế giới không thừa nhận mà vẫn coi rùa ở hồ Hoàn Kiếm thuộc chủng loại Rafetus swinhoei của lưu vực Trường Giang và Hồng Hà (Sông Hồng).
Có phải là rùa không?
Có nhiều người cho rằng không nên gọi là rùa mà là con giải. Thực sự trong tiếng tiếng Trung Quốc, người ta gọi con này là Ban Miết. Người xưa thường gọi nó trong thi ca là Lại Đầu Ngoan (ba ba chốc đầu). Do đó, khi chuyển ngược lại tiếng Hán, loại rùa da trơn có vỏ mai mềm (Miết, Ngoan) này không được xếp vào hàng tứ linh của các loài Long, Lân, Quy, Phụng vì nó không phải là Quy về mặt danh xưng.
Tuy Ban Miết hay Ngoan vẫn thuộc về họ rùa (quy loại) và các từ Quy, Ngoan, Miết khi dịch sang tiếng Việt đều gộp chung lại là rùa thì cũng không có gì sai nhưng nói ngược rùa Hồ Gươm là quy, rồi thì Kim Quy tức là đánh tráo khái niệm.
Như đã nói trên, loài rùa này thời xưa sống ở lưu vực Trường Giang và Hồng Hà (Sông Hồng) phía bên Trung Quốc và cả Việt Nam. Khi dịch sang tiếng Anh, người ta gọi là rùa Thượng Hải vì thời xưa được nuôi thả trong các ao hồ thuỷ tạ ở Tô Châu, Hàng Châu lưu lại dấu ấn trong sử sách. Chính vì tiếng Anh đã gọi là rùa Thượng Hải, hay rùa Trung Hoa có lẽ đó là điều đã làm những người Việt Nam như ông Hà Đình Đức vốn tôn sùng sự tích rùa ở hồ Hoàn Kiếm cảm thấy mặc cảm nên muốn tạo chủng loại riêng, rùa Hồ Gươm.
Nhưng thử so sánh hình thái của đôi rùa còn lại ở Trung Quốc khi chiếu trên đài truyền hình PBS ở Mỹ với rùa ở hồ Hoàn Kiếm qua các video cận cảnh thì không có sự sai biệt nào về hình thái như ông Hà Đình Đức tuyên bố.
Xét cho cùng, nhận thức của ông Hà Đình Đức hoàn toàn do tình cảm cá nhân chi phối, không mang một lợi ích nào trong tinh thần hợp tác và bảo tồn di sản này về mặt quốc tế. Nguy hiểm, hơn tinh thần “tự thiêng liêng hóa” như thế này thì sẽ tạo nên sự cô lập trong nghiên cứu dẫn đến việc nhà khoa học Việt Nam bị đánh giá thấp hứng chịu nhiều thiệt thòi.
Sự tích trong thơ văn Trung Quốc
Rùa này đã có trong văn hóa dân gian Trung Quốc và cả Việt Nam như là một loại nghệ thuật hoa viên đình tạ. Với tên gọi “Ban Miết” hay là “Lại Đầu Ngoan”, trong thư tịch Hán ngữ, loại rùa như thế này được làm đối tượng miêu tả rất nhiều về cảnh vật mang nhiều chất an nhiên tự tại, linh tính của cảnh hồ.
Các tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc như Hồng Lâu Mộng và Tây Sương Ký đều có nhắc đến loại rùa này nhằm miêu tả tâm trạng cô đơn của con người đối với cảnh vật.
Một bài thơ trong sách của Cố Lộc đời nhà Thanh đã tả về loại động vật này ở hồ phóng sanh trong Tây Viên Tự như sau:
Tây Viên Quán Thần Ngoan
Cửu khúc hồng kiều hoa ảnh phù
Tây viên trì nội bích như du
Khuyến lang thả mạc đầu hương nhị
Hảo khán thần ngoan tự tại du
Có nghĩa là:
Xem rùa thần ở Tây Viên
Chín khúc cầu hồng hoa ảnh trôi
Vườn Tây xanh nước váng như dầu
Khuyên chàng đừng ném mồi thơm ngọt
Để thấy rùa thần tự tại bơi
Cũng như truyền thuyết rùa ở hồ Hoàn Kiếm, Việt Nam, tương truyền đôi “rùa thần” trong hồ phóng sanh ở Tây Viên Tự, Tô Châu vẫn còn nhìn thấy đến năm 2007.
Rõ ràng, ngày xưa người Trung Quốc đã biết thả rùa trong hồ, cho ăn cả bánh ngọt và miêu tả cảnh con rùa bơi “tự tại” trong nước xanh như váng dầu. Điều này có sự trùng hợp với thực tế qua sự xuất hiện của rùa ở hồ Hoàn Kiếm, cũng có những lớp tảo xanh như váng dầu (theo lời ông Hà Đình Đức kể trên đài BBC).
Có thể nào váng tảo xanh như dầu trong Lục Thuỷ Hồ (tên gọi của hồ Hoàn Kiếm) nhưng cũng có thể là sinh cảnh đặc biệt cho loài rùa này vào những lúc rùa xuất hiện. Đây cũng là đặc điểm cần nghiên cứu.
Không đưa rùa ra khỏi hồ Gươm
Thu thập từ các chứng cứ khoa học hiện đại cộng với thư tịch cũ thì thấy rằng rùa này phải ở Hồ Gươm mới là thích hợp nhất vì đó là sinh cảnh hoàn thiện nhất đã gắn bó cả trăm năm.
Chưa nói đến, đây là môi trường bán thiên nhiên, nhưng vẫn cho phép các nhà khoa học tiếp cận dễ dàng nếu có nhân lực nghiên cứu túc trực như ở Trung Quốc.
Mọi biện pháp can thiệp khi chưa có tiền đề khoa học làm dẫn chứng đều là sự mạo hiểm có thể giết chết rùa như một vài trường hợp đã xảy ra ở sở thú Trung Quốc.
Cũng nên nói điều đáng tiếc là những con rùa loại lớn này đã bị giết trong ký ức cuối cùng cũng ngay tại Hồ Gươm, bị đâm bởi xà beng và giết thịt vào thập niên 60 khi người ta chọn Hồ Gươm làm nơi nuôi cá nông nghiệp.
Rùa đã sống ở đây cả trăm năm, một sớm một chiều huy động gần cả trăm người náo loạn sẽ tạo đột biến về sinh thái. Hiện nay, nếu xem người Trung Quốc đối xử với hai con rùa mới thấy hành động đánh bắt ồn ào của Việt Nam thật đáng thẹn thùng.
Trong lúc, người ta có thể tạo cả hàng chục cây số vuông núi rừng để tạo môi trường sống cho gấu trúc. Không có lý do gì mà Việt Nam không tạo được sinh cảnh Hồ Gươm là chỗ dung thân cho rùa.
Hiện nay các nhà khoa học Việt Nam vẫn chưa thống nhất phương án chữa trị cho rùa bằng cách nào vì giống rùa có sức đề kháng cao, sức mạnh vô song của loài bò sát khổng lồ, sống trong môi trường hoang dã, có thể nhịn ăn hàng tháng, chịu viêm nhiệt ôn hàn vào mức kỷ lục của các loài động vật, thế thì có thuốc nào mà trị bệnh cho được?
Do đó đưa rùa ra khỏi hồ Hoàn Kiếm để đi trị bệnh là một quyết định phản khoa học.

Không có nhận xét nào: