Việt Nam hấp tấp đuổi theo các nước láng giềng
Gavin du Venage (The National), Lê Quốc Tuấn (x-cafevn) dịch Việt Ngữ
Vụ đắm tàu du lịch trong vùng biển Hạ Long tuyệt đẹp trong năm làm thiệt mạng 12 người, minh họa cách thức vội vã muốn bắt kịp những con hổ châu Á khác của Việt Nam đã đâm sầm vào những khó khăn.
Theo các bản tin, chiếc tàu trong thảm kịch Hạ Long vào tháng Hai là một con tàu ọp ẹp, dưới sự điều khiển của một thuyền trưởng 22 tuổi. Trong khi người trẻ tuổi này sống sót sau vụ đắm tàu, một trong những thuyền viên của anh và 11 hành khách, chủ yếu là những du khách ba lô trẻ, đã mất mạng.
Chắc chắn Vịnh Hạ Long đã giành được vị trí thứ sáu trong 10 điểm du lịch bằng tàu trên thế giới của National Geographic. Nhưng trong sự vội vàng tận dụng điều này của mình, Việt Nam đã bỏ lại phía sau những tiêu chuẩn và quy định về an toàn, nếu quả là từng có tồn tại.
Không như nước láng giềng Thái Lan, vốn đã có nhiều thập kỷ kinh nghiệm về du lịch, Việt Nam chỉ tương đối là một người khách mới trong ngành này. Theo số liệu từ chính phủ, các du khách chi tiêu khoảng 500 USD (Dh1, 835) tại Thái Lan cho mỗi 100 USD tại Việt Nam. Đây là điều mà các các nhà chức trách rất muốn thay đổi.
Và không chỉ là ngành công nghiệp du lịch hiện nay đang chịu áp lực để chơi trò đuổi bắt. Việt Nam còn có những tham vọng kiêu kỳ. Kể từ khi cuộc chiến tranh lâu dài và đẫm máu với Hoa Kỳ kết thúc năm 1975, cả nước đã đấu tranh để xây dựng lại nền kinh tế và cạnh tranh với các tấm gương của những con hổ châu Á khác, như Hàn Quốc và đặc biệt là Trung Quốc, người láng giềng phía bắc.
Không có lý do gì mà họ lại không nên cố gắng. Hoa kỳ đã chấm dứt các biện pháp trừng phạt vào năm 1994, nghĩa là lập tức chào đón Việt Nam trở lại với những lớp sóng cuộn của kinh tế toàn cầu. Kể từ đó, Việt Nam đã trở thành một nhà sản xuất của tất cả mọi thứ từ các bộ phận máy tính đến giày dép.
Thành công đến mức hiện nay Việt Nam đang trở thành một lựa chọn nghiêm túc so với Trung Quốc cho các công ty đang tìm kiếm để đưa việc sản xuất ra nước ngoài. Mới đây, Nokia cho biết sẽ xây dựng một nhà máy 275 triệu (Dh1.01 tỷ đồng) để sản xuất điện thoại di động giá rẻ ở ngoại ô thủ đô Hà Nội. Và Intel, hãng sản xuất chip lớn nhất thế giới, đã mở một khu lắp ráp và nhà máy thử nghiệm trị giá 1 tỷ USD tại TP Hồ Chí Minh.
Cách đây không lâu, những hình thức đầu tư này gần như chắc chắn sẽ đi đến Trung Quốc. Các nhà phân tích nói rằng chi phí lao động của Việt Nam rẻ đến một phần ba của Trung Quốc.
Để minh họa điểm này, Wintek, công ty chế tạo màn hình cho iphones, có trụ sở tại Đài Loan, cho biết sẽ đầu tư 150 triệu cho một nhà máy mới tại Việt Nam.
“Yếu tố chính mà chúng tôi lựa chọn Việt Nam là để giảm chi phí lao động so với Trung Quốc”, Jay Huang, một phát ngôn viên của công ty cho biết. “Chúng tôi có công suất tương đối cao ở Trung Quốc, mà chúng tôi sẽ tiếp tục sử dụng cho công việc R&D [nghiên cứu và phát triển] và loại sản xuất cao cấp”.
Kết quả là sự tự tin của Việt Nam trong việc thách đố người đối thủ TQ cũ của mình đang phát triển, đất nước này đang đổ hàng tỷ đô la vào các cổng cảng của mình để tiếp nhận được những con tàu vận chuyển lớn nhất thế giới, nhằm lôi kéo hàng xuất khẩu khỏi Trung Quốc.
“Việt Nam lệ thuộc quá lớn vào nhu cầu bên ngoài đến mức để toàn bộ hệ thống có thể hoạt động được, phần quan trọng là không chỉ các cổng cảng, mà cả đường giao thông, đường sắt và hải quan phải làm việc nhanh chóng hơn”, ông Jonathan Pincus, hiệu trưởng chương trình kinh tế Fulbright của Trường Harvard Kennedy tại TP Hồ Chí Minh cho biết.
Đến 440 nghìn tỉ đồng (Dh77.56bn) sẽ được chi dùng trong thập kỷ này để tăng năng lực cảng nước sâu cho các loại tàu lớn hơn.
Điều này không thể đến kịp. Việt Nam đang bị thâm thủng thương mại gần 1 tỷ USD một tháng, khiến gây áp lực lên đảng Cộng sản cầm quyền để phải chế ngự nạn lạm phát lan tràn và chiến đấu để giữ cho quốc gia cạnh tranh được trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu.
Giá cả tiêu dùng đang tăng hơn 12 phần trăm một năm, gây ra tình trạng bất ổn về lao động. Ít nhất đã có 20 cuộc đình công diễn ra trong năm nay.
Nhưng cuộc chiến chống lạm phát đã bị suy yếu bởi sự mất giá thất thường của tiền đồng, vốn đã suy giảm khoảng 17 phần trăm kể từ năm 2009. Các nhà phân tích nói rằng phương pháp tiếp cận lúng túng này làm phức tạp cuộc chiến chống lạm phát và phá hoại niềm tin vào tiền tệ.
Hoàn cảnh hối lỗi của công ty quốc doanh Vinashin cũng đã không giúp được gì. Trên lý thuyết là một công ty đóng tàu, Vinashin đã vay 1 tỷ USD trong năm 2007 và bắt đầu hoạt động như một loại quỹ đầu tư của chính phủ. Nó đa dạng hóa vào tất cả mọi thứ từ du lịch, sắt thép đến bất động sản.
Nhưng vào tháng Mười hai vừa qua, công ty này đã không thể hoàn trả khoản hồi nợ 600 triệu và còn cho thấy nhiều cú khất nợ nữa sẽ tiếp diễn. Công ty có khoảng 4 tỷ USD nợ.
Tác động vụ sụp đổ của cơ đồ Vinashin đã tạo nên một hiệu ứng nẩy bóng (knock-on) vào nền kinh tế. Các nhà đầu tư và các nhà phân tích nhìn vấn nạn của Vinashin như một triệu chứng của các vấn đề rộng lớn hơn trong các công ty nhà nước, vốn đang là một phần quan trọng trong kế hoạch kinh tế của Việt Nam.
Mặc dù có lẽ các nhà đầu tư quốc tế sẽ quan sát một cách sâu sát việc nhà nước xử lý các hậu quả tiếp diễn từ Vinashin, vẫn không ngăn chặn được dòng vốn từ nước ngoài chảy vào. Tăng trưởng của Việt Nam, vượt quá 6 phần trăm và chi phí lao động thấp, cùng với sự nhiệt thành của họ đối với chủ nghĩa tư bản thị trường, có nghĩa là họ sẽ tiếp tục cuộc chạy đua về phía trước.
Lê Quốc Tuấn (x-cafevn) dịch Việt Ngữ
This entry was posted in Uncategorized. Bookmark the permalink.
Be the first to like this post.
Chiếc du thuyền ở vịnh Hạ Long thì đã là cái đinh gì!
Chỉ cần 1 ngón út của Dũng OK là đã đủ để nhấn chìm cả chiếc đại thương thuyền Vinashin ngang tầm Titanic kia, cái một!
Bọn Mỹ nó bảo là chưa hết đâu, còn nữa, “still counting” mà lị!
Đại Cty xăng dầu đang nằm trên “waiting list”.
Vina các thứ đang nằm chờ ở các dòng kế tiếp…
Phe ta chuẩn bị xuống đường đòi tem muối với phiếu gạo là vừa đó!