27.5.11

Biểu tình đòi bảo vệ rừng Lang và môi trường


Biểu tình đòi bảo vệ rừng Lang và môi trường

2011-05-27
Chính phủ Campuchia giao đất tô nhượng kinh tế cho các công ty nước ngoài khai thác trồng cao su. Trong số đó có hai công ty lớn của Việt Nam đang bị người dân địa phương chỉ trích vì đã phá hoại nặng nề rừng Lang và môi trường.

RFA photo
Chống tô nhượng rừng Lang
Chính phủ Campuchia giao đất tô nhượng kinh tế cho các công ty nước ngoài khai thác trồng cao su. Trong số đó có hai công ty lớn của Việt Nam đang bị người dân địa phương chỉ trích vì đã phá hoại nặng nề rừng Lang và môi trường.  

Phá rừng hơn 6 ngàn hecta.  
RFA phỏng vấn người dân tộc biểu tình-RFA photo
RFA phỏng vấn người dân tộc biểu tình-RFA photo

Người dân từ bốn tỉnh thành biểu tình kiến nghị lên Quốc hội kêu gọi chính phủ đình chỉ giấy phép hoạt động của các công này.
Gần 100 người dân thuộc Mạng lưới bảo tồn rừng Lang cùng với cộng đồng dân tộc thiểu số từ bốn tỉnh của Campuchia tập hợp biểu tình tại Công viên Tự Do ở thủ đô Phnom Penh vào sáng ngày 25/5 nhằm kêu gọi chính phủ đình chỉ và ngưng cấp giấy phép hoạt động cho các công ty nước ngoài đang phá hoại rừng và gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự biến đổi khí hậu. 
có hơn 20 loài thực vật nguy cấp, và có đến 27 loài động vật nguy cấp
Đại diện cộng đồng
Đại diện cộng đồng người dân tộc thiểu số là bà Oeun Ach cho biết rừng Lang là một loại rừng gọi theo tiếng dân tộc Kuy có nghĩa là rừng của chúng ta. Rừng này có diện tích khoảng 3.600 kilomét vuông giáp bốn tỉnh của Campuchia là Kampong Thom, Preah Vihear, Kratie và tỉnh Strung Treng. Rừng

Một người biểu tình-RFA photo
Một người biểu tình-RFA photo

này có bảy hệ sinh thái khác nhau đang tồn tại, đặc biệt có hơn 20 loài thực vật nguy cấp, và có đến 27 loài động vật nguy cấp. Vùng rừng xanh đất thấp này nằm ở phía Bắc miền trung Campuchia, hiện đang bị đe dọa.
Theo bà Oeun Ach, kể từ năm 2009 một công ty của Việt Nam có tên Công ty C.R.C.K (C.R.C.K Aphivat Cauotchouc Co., Ltd) bắt đầu sử dụng máy móc khai thác rừng để trồng cao su tại tỉnh Kampong Thom. Công ty này đã hưởng được đất tô nhượng kinh tế từ chính phủ hơn 6.000 hécta, bên cạnh đó có một công ty khác tên P.N.T cũng đang tiến hành khai thác rừng hàng chục hécta để lấy đất trong cao su. Bà cho rằng, việc khai thác rừng này đang làm ảnh hưởng đến đời sống kinh tế của họ mặc dù chính phủ từng khẳng định chính phủ muốn phát triển và tạo việc làm tại chỗ.

Cả nhân loại mất mát

Còn ông Khan Savoeun từ tỉnh Stung Treng cũng cho biết rừng Lang được cho là khu vực rừng xanh lớn nhất ở Campuchia. Khoảng 200.000 người, chủ yếu là người bản địa Kuy sinh sống tại 339 thôn trong 6 khu vực xung quanh rừng này. Người bản địa Kuy không chỉ phụ thuộc vào rừng này về sinh kế, nhưng truyền thống xã hội và tinh thần được gắn chặt với rừng. Ông nhấn mạnh, cuộc tập hợp này là nhằm kêu gọi chính phủ có biện pháp cụ thể để giữ gìn rừng Lang và bảo vệ môi trường. 
...sẽ đẩy nhanh sự tuyệt chủng của các loài đang bị đe dọa, gây rối loạn nước và dòng chảy trầm tích vào lưu vực sông Tonle Sap
Trường chấp hành NGO
Cụ thể, chính phủ phải ngưng các hoạt động cấp đất tô nhượng kinh tế ở khu vực rừng Lang; đình chỉ tất cả những công ty đã được cấp giấy phép ở khu vực rừng Lang; ngưng các hoạt động khai thác gỗ tùy tiện; giữ lại các khu vực bị khai thác để rừng có thể mọc trở lại; yêu cầu chính phủ công nhận Mạng lưới của cộng đồng rừng Lang để cùng làm việc với chính phủ và cuối cùng là yêu cầu các quan chức cao cấp có liên quan hợp tác với Mạng lưới rừng Lang để bảo vệ và chăm sóc cho rừng được tồn tại.
Trưởng Ban chấp hành diễn đàn Tổ chức phi chính phủ (NGO Forum) Chhit Sam Art, người đến theo dõi cuộc biểu tình của các dân tộc thiểu số này đưa ra nhận định rằng, với đa dạng sinh học độc đáo của nó, các giá trị carbon cao, và tài sản đầu nguồn, việc tiêu hủy rừng Lang sẽ đẩy nhanh sự tuyệt chủng của các loài đang bị đe dọa, gây rối loạn nước và dòng chảy trầm tích vào lưu vực sông Tonle Sap, ảnh hưởng đến thực phẩm và nước bảo đảm cho người dân Campuchia và Việt Nam đang sống ở hạ nguồn. Đây là một mất mát cho cả nhân loại. Ông ủng hộ hoạt động kêu gọi của Mạng lưới rừng Lang cũng như cộng đồng người dân tộc thiểu số từ bốn tỉnh thành, đồng thời ông cũng kêu gọi chính phủ và các cơ quan, ban ngành có liên quan giúp giải quyết vấn đề này để cùng nhau bảo vệ môi trường và rừng Lang.

Đây có giấy, cứ hỏi tỉnh!  

Tổng Giám đốc công ty C.R.C.K Nguyễn Duy Linh cho biết công ty của ông chỉ thực hiện khai thác trên diện tích chính phủ cấp cho và công ty ông đã được cấp giấy phép hoạt động đầy đủ. Ông nói, “C.R.C.K là có đầy đủ các thủ tục của Bộ cấp hết. Nếu anh muốn biết rõ chi tiết, thì anh cứ gặp tỉnh.”
Phó tỉnh trưởng tỉnh Kampong Thom là ông Uch Samorn thì cho biết ông không nhận thông tin người dân thuộc Mạng trên tụ tập khiếu nại mà ông thừa nhận trước đây họ cũng từng tổ chức cuộc biểu tình trong rừng và kiến nghị lên chính phủ theo lý do như họ đưa ra.
Vẫn theo ông Uch Samorn, chính quyền địa phương đã kết hợp với cơ quan, bộ, ngành liên quan đến gặp dân và giám sát công ty nhiều lần để tránh trường hợp gây ảnh hưởng. Việc cấp đất tô nhượng kinh tế này đều nằm trong sự tính toán cả tác động môi trường, kỹ thuật và có sự tham gia từ chính quyền địa phương.
Rừng Lang có diện tích khoảng 3.600 kilômét vuông. Khu rừng nguyên sinh này đang bị các công ty nước ngoài cạo trọc để lấy đất trồng cao su. Cộng đồng mạng hứa sẽ tiếp tục vận động bảo vệ cho các khu rừng này với các hoạt động như kiến nghị lên Chính phủ, tổ chức các cuộc biểu tình trong rừng, và diễn đàn truyền thông. Cộng đồng mạng cũng cho biết họ sẽ tiếp tục kêu gọi chính phủ bảo tồn rừng và quản lý bền vững.

Không có nhận xét nào: