30.5.11

Phóng viên nước ngoài thăm Mường Nhé


Phóng viên nước ngoài thăm Mường Nhé

BBC - Trên mặt đất còn dấu vết của lửa trại và đó là chứng cứ duy nhất còn lại của vụ bất ổn liên quan đến hàng ngàn người Mông trong bản Huổi Khon - nhưng nhiều câu hỏi chưa được giải đáp về vụ này vẫn còn âm ĩ, phóng viên AFP Ian Timberlake cho biết.

Toán phóng viên của AFP được tổ chức lên thăm khu vực thuộc xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, hôm thứ Sáu nhưng không được phỏng vấn độc lập và không được tự ý đi lại.
Hàng ngàn người Mông đã cắm trại trong suốt một tuần hồi cuối tháng Tư đầu tháng Năm để chờ 'vị cứu tinh' của họ.

Một trong những dấu vết còn lại của sự tụ tập đông đảo người Mông hồi đầu tháng
Các nguồn tin cho biết đám đông chỉ giải tán sau khi có sự can thiệp của các lực lượng an ninh, nhưng sự phong tỏa khu vực này và hạn chế thông tin khiến mọi chuyện không rõ ràng cho cả ý định của người Mông và thái độ của nhà chức trách.
Động cơ 'chờ vị cứu tinh' có vẻ thành thực nhưng người Mông được khuyến khích bởi sự kết hợp giữa ý tưởng ly khai và ngàn năm Thiên Chúa, cộng với niềm tin một Vua Mông sẽ xuất hiện, một nhà ngoại giao nói với AFP.
Nhà ngoại giao không muốn nêu danh nhận xét với AFP rằng nhà chức trách đã ''mạnh tay'': 'Tại sao họ điều đến cảnh sát chống bạo động và quân đội?
''Nhà chức trách từ trên xuống dưới đã không minh bạch trong chuyện này,'' nhà ngoại giao thắc mắc tạ́i sao phải chờ đến ba tuần sau mới cho phép các phóng viên nước ngoài đến tìm hiểu.
Kết quả là vụ căng thẳng sắc tộc tồi tệ nhất kể từ lúc trên dưới 2.000 người Thượng bỏ trốn qua Campuchia trong hai năm 2001 và 2004 sau khi quân đội dẹp tan các cuộc biểu tình trên Tây Nguyên.
'Xô xát nhỏ'
Các nhân chứng cho biết vào lúc đó đám đông đã cô lập hai khu đồi. Phóng viên AFP nhìn thấy ít nhất bảy đám tro tàn của lửa trại còn lại trên một ngọn đồi, lẫn với những vỏ bao mì gói và những mảnh vải.

Vợ chồng ông Lý A Tình trong bản Huổi Khon
Truyền thông Việt Nam loan tin ''một số bà con người Mông nghe theo 'luận điệu tuyên truyền sặc mùi mê tín' đã tụ tập tại khu vực bản Huổi Khon để chờ 'thế lực siêu nhiên đưa về miền cực lạc'.
Nhà chức trách cho biết họ đã thuyết phục và cung cấp phương tiện để đồng bào đi về.
''Tôi muốn tái xác nhận là chúng tôi đã không sử dụng bất kỳ hình thức bạo lực nào để giải quyết vấn đề này,'' bà Giàng Thị Hoa, phó chủ tịch huyện Mường Nhé được AFP trích dẫn nói.
Nhưng AFP cũng trích dẫn một nguồn tin quân đội cho biết đã xảy ''những xô xát nhỏ'', trong khi một người dân nói hàng trăm người sợ bị bắt đã bỏ trốn vào rừng.
Theo tổ chức vận động tự do tôn giáo Christian Solidarity Worldwide, người Mông tin rằng sẽ có một vị cứu tinh xuất hiện và lập ra Vương quốc Mông. Tổ chức này nghĩ rằng việc chọn thời điểm có thể do người Mông đã chịu ảnh hưởng bởi lời tiên tri của nhà truyền giáo người Mỹ, Harold Camping, rằng tận thế xảy ra ngày 21 tháng Năm.
Một người dân trong bản Huổi Khon nói với AFP rằng nhiều người vẫn còn ở lại khu vực này cho đến sau ngày 21 tháng Năm mới về nhà khi không thấy vị cứu tinh nào xuất hiện.
. Bookmark the permalink.

1 Response to Phóng viên nước ngoài thăm Mường Nhé

  1. Nặc danh says:
    Trương Vĩnh Trọng đã nói rồi, giải quyết vụ Mường Nhé trong "hòa bình" bằng... quân đội, trực thăng, công an, quân đội. Bây giờ lên đó mà làm gì, dọn sạch sẽ hết rối.

Không có nhận xét nào: