RFI Điểm Báo 30.05.2011
Posted on 30/05/2011 by Doi Thoai
- Bắc Kinh lo ngại các cuộc biểu tình tại Nội Mông lan rộng thành phong trào
- Đức từ bỏ năng lương hạt nhân ?
- Hy Lạp bán hết để gom tiền trả nợ
- Dưa chuột nhiễm khuẩn tả đe dọa châu Âu
- Nước Pháp trước nguy khan hiếm nước
Thứ hai 30 Tháng Năm 2011
Bắc Kinh lo ngại các cuộc biểu tình tại Nội Mông lan rộng thành phong trào
Các cuộc biểu tình lớn chống chính quyền lại nổ ra ở Trung Quốc. Lần này làn sóng phản kháng không diễn ra ở Tây Tạng, hay Tân Cương như thường thấy mà lại bùng phát tại một điểm mới, khu tự trị Nội Mông, một vùng rộng lớn nằm ở phía Bắc Trung Quốc.
Từ nhiều ngày qua, phong trào biểu chống chính quyền của sinh viên học sinh cùng với nông dân đang gây chấn động khu Nội Mông khiến chính quyền Trung Quốc rất lo ngại. Bắc Kinh đã cho phong tỏa khu vực Nội Mông không để cho phong trào lan rộng và dễ bề trấn áp.
Quân đội Trung Quốc phong tỏa vùng Nội Mông (REUTERS/ SMHRIC) |
Tờ Libération hôm nay dành trang thế giới cho bài phóng sự của đặc phái viên báo tại Tích Lâm Hạo Đặc, thành phố đang sôi sục với các cuộc biểu tình trong những ngày gần đây. Bài viết có tựa đề : « Trung Quốc không muốn để nảy nở một mùa xuân Mông Cổ tại Tích Lâm Hạo Đặc ».
Theo bài báo thì đây là lần đầu tiên kể từ hàng chục năm qua, tại nhiều thành phố trong khu tự trị Nội Mông xảy ra hàng loạt các cuộc biểu tình chống chính quyền, phản đối các công ty khai thác mỏ làm hủy hoại môi trường sống của dân tộc Mông Cổ.
Các cuộc biểu tình này, cũng được hỗ trợ bằng công cụ internet, đã huy động được hàng nghìn học sinh sinh viên và các nông dân sống bằng nghề chăn nuôi truyền thống. Liên tục trong tuần qua, đoàn người biểu tình kéo đi rầm rộ trong các khu phố của nhiều thành phố ở cách nhau khá xa ; từ Tích Lâm Hạo Đặc cho đến Đông Ô Kỳ, sang Tây Ô Kỳ. Người biểu tình giương các biểu ngữ «Chúng ta hãy bảo vệ quyền của người Mông Cổ, công lý cho người Mông Cổ ».
Theo tác giả bài báo, lo ngại trước làn sóng phản kháng lan rộng, chính quyền đã nhanh chóng khóa chặt các cửa ngõ vào thành phố Tích Lâm Hạo Đặc. Mọi ra vào thành phố đều bị kiểm tra chặt chẽ. Một người dân ở đây cho biết chính quyền đã áp dụng lệnh giới nghiêm. Các nhà báo bị cấm không được vào khu vực phong tỏa.
Chuyện bắt đầu bùng phát khi một người chăn nuôi gia súc tại Tích Lâm Hạo Đặc người dân tộc Mông cổ cùng một số người khác tổ chức biểu tình phản đối chính quyền địa phương cho khai thác than và đất hiếm bừa bãi, các đoàn xe tải chuyên chở quặng làm phá hỏng môi trường chăn thả gia súc của người Nội Mông. Tình hình trở nên nghiêm trọng hơn khi hôm 10 tháng năm xảy ra xô xát giữa những tài xế xe tải người Hán và những người biểu tình bao vây đoàn xe.
Người khởi xướng phong trào bị xe tải cán chết và kéo đi hơn một trăm mét. Chính quyền sau đó đã cố gắng làm dịu cơn phẫn nộ của người dân bằng cách đền bù thiệt hại cho gia đình nạn nhân, bồi thường thiệt hại cho nông dân chăn thả gia súc… Nhưng, theo tác giả bài báo thì sự cố xảy ra được nhìn nhận như là một sự lăng mạ đối với truyền thống và môi trường sống của người Mông Cổ. Đại đa số các sinh viên tham gia vào các cuộc biểu tình tại Nội Mông đều là con em của những người làm nghề chăn nuôi truyền thống.
Theo tác giả bài phóng sự thì, ngày hôm qua tại Tích Lâm Hạo Đặc các binh lính vũ trang chống bạo động đã chiếm một trong số khu nội trú, trường học cấm không cho của sinh viên học sinh ra ngoài, điện thoại di động của họ cũng bị tịch thu, internet bị cắt.
Nhật báo Le Figaro cho biết, nhiều lời kêu gọi biểu tình lớn vẫn được tung ra ngày hôm nay. Tờ báo lý giải, sự phẫn nộ của cộng đồng Nội Mông cũng không khác với phong trào của người Tây Tạng đó là xuất phát từ mối lo ngại mất dần bản sắc và văn hóa của người Mông Cổ. Cũng giống như ở Tây Tạng hay Tân Cương chính quyền Bắc Kinh chủ trương tăng cường đầu tư cho khu vực Nội Mông. Nhưng hình như điều đó lại càng thúc đẩy nhanh sự mai một bản sắc và văn hóa của người Mông Cổ trong khu tự trị rộng lớn, gồm 6 triệu người Mông Cổ trong khi dân số của nước Mông Cổ bên cạnh chỉ bằng một nửa.
Đức từ bỏ năng lương hạt nhân ?
Một thông tin được các báo Pháp chú ý nhiều đó là ngày hôm qua, chính phủ Đức thông báo từ nay đến năm 2022 sẽ đóng cửa hết các nhà máy điện hạt nhân. Như vậy Đức là cường quốc công nghiệp hạt nhân đầu tiên từ bỏ năng lượng nguyên tử.
Thông tin trên thu hút chủ yếu các tờ báo kinh tế. Tựa lớn của báo Les Echos «Nước Đức đang thu xếp thoát ra khỏi hạt nhân ». Tờ báo nhìn nhận quyết định của chính phủ Đức bắt nguồn từ lý do chính trị là chính. Điều này khiến cho các nhà công nghiệp tại Đức lo ngại về vấn đề an ninh năng lượng.
Phụ trang kinh tế Le Figaro thì nhìn nhận sự việc này qua các con số. Theo tờ báo, cái giá phải trả cho quyết định đóng cửa 17 lò phản ứng trong vòng 10 năm tới của bà thủ tướng Angela Merkel có thể lên tới 40 tỷ euro. Tờ báo kinh tế nhận định thêm : Chính phủ của bà Merkel quyết định thoát khỏi hạt nhân trong đau khổ.
Le Figaro cùng nhận thấy hiệu ứng của tai nạn Fukushima đang tràn tới châu Âu. Gần đây Thụy Sĩ cũng thông báo dần rút ra khỏi hạt nhân cho dù có phải tăng giá thành sản xuất điện. Ý cũng bắt đầu cho ngừng các dự án phát triển hạt nhân trong một vài năm. Còn tại Pháp, nơi mà năng lượng hạt nhân trong năm 2010 vẫn chiếm 74% sản lượng điện, thì vấn đề năng lượng sẽ trở thành một chủ đề bàn cãi trong chiến dịch tranh cử tổng thống tới đây.
Hy Lạp bán hết để gom tiền trả nợ
Vẫn liên quan đến kinh tế, các báo Pháp quan tâm nhiều đến tình hình nợ nần của Hy lạp. Le Figaro chạy tựa lớn trên trang nhất : Tư nhân hóa : Hy Lạp rao bán để trả nợ. Tờ báo nhận thấy trước sức ép của khu vực sử dụng đồng euro và của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Hy Lạp đang buộc phải tư nhân hóa khẩn cấp hàng loạt các lĩnh vực với hy vọng thu hồi được 50 tỷ euro.
Hàng lọat các ngành như ngân hàng, viễn thông, hàng hải, đường sắt … đang bị thúc bách bởi quá trình tư nhân hóa ồ ạt theo yêu cầu của các nước sử dụng đồng euro và FMI. Đổi lại, Hy Lạp sẽ nhận được sự trợ giúp tài chính để thóat khỏi vũng lầy nợ nần chiếm tới 150% GDP của nước này. Bài báo nhận xét chính phủ Hy Lạp giờ đây đã bị dồn vào chân tường cho dù các biện pháp này đe dọa sẽ gây ra một sự bùng nổ phong trào phản kháng trong xã hội.
Dưa chuột nhiễm khuẩn tả đe dọa châu Âu
Dưa chuột nhiễm khuẩn tràn lan khắp châu Âu. Từ vài ngày qua cả người tiêu dùng thực phẩm châu Âu đang rất hoang mang về chuyện dưa chuột nhiễm khuẩn gây chết người đang tràn lan mau chóng khắp châu Âu. Lọai vi khuẩn E colis nhiễm trong dưa chuột, được cho là có xuất xứ từ Tây Ban Nha đã làm cho 10 chết và 300 người phải nhập việ tại Đức.
Các cơ quan quản lý y tế của Đức đã phải khuyên người dân khôgn nên ăn dưa chuột, cà chua và rau xà lách. Nhiều loại rau quả đã bị buộc phải rút khỏi thị trường. Các nước khác như Áo, Pháp cũng đã phát hiện các trường hợp nhiễm khuẩn E colis và nhiều lô dưa chuột nhập từ Tây Ban Nha nghi bị nhiễm khuẩn đã bị rút khỏi thị trường.
Trước hiện trạng thực phẩm nhiễm độc lan truyền một cách nhanh chóng. Liên Hiệp châu Âu đang phải tăng cường tối đa cuộc điều tra xác định nguyên nhân, nguồn gốc nhiễm khuẩn. Hiện tại các chuyên gia của châu Âu vẫn chưa xác định nguồn lây nhiễm mà chỉ biết đây là một chủng vi khuẩn rất hiếm và có khả năng lây nhiễm rất nhanh.
Lại thêm một chính khách Pháp mất chức vì bê bối tình dục
Lại thêm một lần nước Pháp xôn xao vì bê bối tình dục của các chính khách. Hôm qua, đang bị điều tra về những cáo giác lạm dụng tình dục, quốc vu khanh phụ trách công chức, ông Georges Tron, buộc phải từ chức. Nhật báo Liberation chạy tựa và ảnh lớn trên trang nhất : Bê bối tình dục : Tron bị loại bỏ.
Tờ báo nhận xét : Vài ngày sau vụ DSK, một lần nữa người Pháp lại được chứng kiến bức màn tiết hạnh che đậy chuyện tình dục và cuộc sống riêng của những con người của công chúng bị xé toạc ra.
Nước Pháp trước nguy khan hiếm nước
Một sự kiện khác liên quan nhiều hơn đến cuộc sống của người dân Pháp. Đó là nước Pháp đang đứng trước nguy trải qua một mùa hè nắng hạn nghiêm trọng nhất kể từ năm 1976 trở lại đây. Báo La Croix, đưa lên trang nhất lời kêu gọi : “Hãy sử dụng tốt hơn nước, một yêu cầu cấp bách mới”. Điều này phù hợp với bối cảnh nạn hạn hán đang lan rộng khắp nước Pháp. 54 tỉnh đang rơi vào tình trạng báo động về hiếm nước. Việc quản lý nguồn nước đang là mối quan tâm chính của nước Pháp đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp.
Xã luận của bài báo gọi nước bây giờ là một thứ « vàng xanh ». Bài báo cho biết từ đầu năm trở lại đây lượng mưa ở Pháp giảm một cách đáng kể. Các nhà khí tượng học lo ngại Pháp sẽ bị hạn hán nặng hơn cả năm kỷ lục 1976. Ngay từ bây giờ hơn một nửa các tỉnh của Pháp đã được cảnh báo phải tiết kiệm xử dụng nước trong sinh hoạt cũng như tưới tiêu nông nghiệp. Nguy cơ hạn hán lớn buộc mỗi người phải thay đổi thói quen dùng nước. Đây là một đòi hỏi cấp bách. Cách đây hai tuần, Bộ trưởng bộ Môi trường Pháp, bà Nathalie Kosciusko-Morizet đã thông báo mục tiêu từ nay đến năm 2020 nước Pháp phải giảm được 20% tiêu thụ nước.
Đặt câu hỏi : Làm thế nào để xử dụng nước tốt hơn ? la Croix cũng cố gắng đưa ra một loạt các biện pháp chính được các chuyên gia gợi ý nhằm giúp quản lý tốt hơn nguồn nước trong sinh họat cũng như trong canh tác nông nghiệp, theo đó phải thay đổi từ các thói quen thường ngày đến việc nghiên cứu nông nghiệp gắn với mục tiêu tiết kiệm tiêu thụ nước.
Theo bài báo thì đây là lần đầu tiên kể từ hàng chục năm qua, tại nhiều thành phố trong khu tự trị Nội Mông xảy ra hàng loạt các cuộc biểu tình chống chính quyền, phản đối các công ty khai thác mỏ làm hủy hoại môi trường sống của dân tộc Mông Cổ.
Các cuộc biểu tình này, cũng được hỗ trợ bằng công cụ internet, đã huy động được hàng nghìn học sinh sinh viên và các nông dân sống bằng nghề chăn nuôi truyền thống. Liên tục trong tuần qua, đoàn người biểu tình kéo đi rầm rộ trong các khu phố của nhiều thành phố ở cách nhau khá xa ; từ Tích Lâm Hạo Đặc cho đến Đông Ô Kỳ, sang Tây Ô Kỳ. Người biểu tình giương các biểu ngữ «Chúng ta hãy bảo vệ quyền của người Mông Cổ, công lý cho người Mông Cổ ».
Theo tác giả bài báo, lo ngại trước làn sóng phản kháng lan rộng, chính quyền đã nhanh chóng khóa chặt các cửa ngõ vào thành phố Tích Lâm Hạo Đặc. Mọi ra vào thành phố đều bị kiểm tra chặt chẽ. Một người dân ở đây cho biết chính quyền đã áp dụng lệnh giới nghiêm. Các nhà báo bị cấm không được vào khu vực phong tỏa.
Chuyện bắt đầu bùng phát khi một người chăn nuôi gia súc tại Tích Lâm Hạo Đặc người dân tộc Mông cổ cùng một số người khác tổ chức biểu tình phản đối chính quyền địa phương cho khai thác than và đất hiếm bừa bãi, các đoàn xe tải chuyên chở quặng làm phá hỏng môi trường chăn thả gia súc của người Nội Mông. Tình hình trở nên nghiêm trọng hơn khi hôm 10 tháng năm xảy ra xô xát giữa những tài xế xe tải người Hán và những người biểu tình bao vây đoàn xe.
Người khởi xướng phong trào bị xe tải cán chết và kéo đi hơn một trăm mét. Chính quyền sau đó đã cố gắng làm dịu cơn phẫn nộ của người dân bằng cách đền bù thiệt hại cho gia đình nạn nhân, bồi thường thiệt hại cho nông dân chăn thả gia súc… Nhưng, theo tác giả bài báo thì sự cố xảy ra được nhìn nhận như là một sự lăng mạ đối với truyền thống và môi trường sống của người Mông Cổ. Đại đa số các sinh viên tham gia vào các cuộc biểu tình tại Nội Mông đều là con em của những người làm nghề chăn nuôi truyền thống.
Theo tác giả bài phóng sự thì, ngày hôm qua tại Tích Lâm Hạo Đặc các binh lính vũ trang chống bạo động đã chiếm một trong số khu nội trú, trường học cấm không cho của sinh viên học sinh ra ngoài, điện thoại di động của họ cũng bị tịch thu, internet bị cắt.
Nhật báo Le Figaro cho biết, nhiều lời kêu gọi biểu tình lớn vẫn được tung ra ngày hôm nay. Tờ báo lý giải, sự phẫn nộ của cộng đồng Nội Mông cũng không khác với phong trào của người Tây Tạng đó là xuất phát từ mối lo ngại mất dần bản sắc và văn hóa của người Mông Cổ. Cũng giống như ở Tây Tạng hay Tân Cương chính quyền Bắc Kinh chủ trương tăng cường đầu tư cho khu vực Nội Mông. Nhưng hình như điều đó lại càng thúc đẩy nhanh sự mai một bản sắc và văn hóa của người Mông Cổ trong khu tự trị rộng lớn, gồm 6 triệu người Mông Cổ trong khi dân số của nước Mông Cổ bên cạnh chỉ bằng một nửa.
Đức từ bỏ năng lương hạt nhân ?
Một thông tin được các báo Pháp chú ý nhiều đó là ngày hôm qua, chính phủ Đức thông báo từ nay đến năm 2022 sẽ đóng cửa hết các nhà máy điện hạt nhân. Như vậy Đức là cường quốc công nghiệp hạt nhân đầu tiên từ bỏ năng lượng nguyên tử.
Thông tin trên thu hút chủ yếu các tờ báo kinh tế. Tựa lớn của báo Les Echos «Nước Đức đang thu xếp thoát ra khỏi hạt nhân ». Tờ báo nhìn nhận quyết định của chính phủ Đức bắt nguồn từ lý do chính trị là chính. Điều này khiến cho các nhà công nghiệp tại Đức lo ngại về vấn đề an ninh năng lượng.
Phụ trang kinh tế Le Figaro thì nhìn nhận sự việc này qua các con số. Theo tờ báo, cái giá phải trả cho quyết định đóng cửa 17 lò phản ứng trong vòng 10 năm tới của bà thủ tướng Angela Merkel có thể lên tới 40 tỷ euro. Tờ báo kinh tế nhận định thêm : Chính phủ của bà Merkel quyết định thoát khỏi hạt nhân trong đau khổ.
Le Figaro cùng nhận thấy hiệu ứng của tai nạn Fukushima đang tràn tới châu Âu. Gần đây Thụy Sĩ cũng thông báo dần rút ra khỏi hạt nhân cho dù có phải tăng giá thành sản xuất điện. Ý cũng bắt đầu cho ngừng các dự án phát triển hạt nhân trong một vài năm. Còn tại Pháp, nơi mà năng lượng hạt nhân trong năm 2010 vẫn chiếm 74% sản lượng điện, thì vấn đề năng lượng sẽ trở thành một chủ đề bàn cãi trong chiến dịch tranh cử tổng thống tới đây.
Hy Lạp bán hết để gom tiền trả nợ
Vẫn liên quan đến kinh tế, các báo Pháp quan tâm nhiều đến tình hình nợ nần của Hy lạp. Le Figaro chạy tựa lớn trên trang nhất : Tư nhân hóa : Hy Lạp rao bán để trả nợ. Tờ báo nhận thấy trước sức ép của khu vực sử dụng đồng euro và của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Hy Lạp đang buộc phải tư nhân hóa khẩn cấp hàng loạt các lĩnh vực với hy vọng thu hồi được 50 tỷ euro.
Hàng lọat các ngành như ngân hàng, viễn thông, hàng hải, đường sắt … đang bị thúc bách bởi quá trình tư nhân hóa ồ ạt theo yêu cầu của các nước sử dụng đồng euro và FMI. Đổi lại, Hy Lạp sẽ nhận được sự trợ giúp tài chính để thóat khỏi vũng lầy nợ nần chiếm tới 150% GDP của nước này. Bài báo nhận xét chính phủ Hy Lạp giờ đây đã bị dồn vào chân tường cho dù các biện pháp này đe dọa sẽ gây ra một sự bùng nổ phong trào phản kháng trong xã hội.
Dưa chuột nhiễm khuẩn tả đe dọa châu Âu
Dưa chuột nhiễm khuẩn tràn lan khắp châu Âu. Từ vài ngày qua cả người tiêu dùng thực phẩm châu Âu đang rất hoang mang về chuyện dưa chuột nhiễm khuẩn gây chết người đang tràn lan mau chóng khắp châu Âu. Lọai vi khuẩn E colis nhiễm trong dưa chuột, được cho là có xuất xứ từ Tây Ban Nha đã làm cho 10 chết và 300 người phải nhập việ tại Đức.
Các cơ quan quản lý y tế của Đức đã phải khuyên người dân khôgn nên ăn dưa chuột, cà chua và rau xà lách. Nhiều loại rau quả đã bị buộc phải rút khỏi thị trường. Các nước khác như Áo, Pháp cũng đã phát hiện các trường hợp nhiễm khuẩn E colis và nhiều lô dưa chuột nhập từ Tây Ban Nha nghi bị nhiễm khuẩn đã bị rút khỏi thị trường.
Trước hiện trạng thực phẩm nhiễm độc lan truyền một cách nhanh chóng. Liên Hiệp châu Âu đang phải tăng cường tối đa cuộc điều tra xác định nguyên nhân, nguồn gốc nhiễm khuẩn. Hiện tại các chuyên gia của châu Âu vẫn chưa xác định nguồn lây nhiễm mà chỉ biết đây là một chủng vi khuẩn rất hiếm và có khả năng lây nhiễm rất nhanh.
Lại thêm một chính khách Pháp mất chức vì bê bối tình dục
Lại thêm một lần nước Pháp xôn xao vì bê bối tình dục của các chính khách. Hôm qua, đang bị điều tra về những cáo giác lạm dụng tình dục, quốc vu khanh phụ trách công chức, ông Georges Tron, buộc phải từ chức. Nhật báo Liberation chạy tựa và ảnh lớn trên trang nhất : Bê bối tình dục : Tron bị loại bỏ.
Tờ báo nhận xét : Vài ngày sau vụ DSK, một lần nữa người Pháp lại được chứng kiến bức màn tiết hạnh che đậy chuyện tình dục và cuộc sống riêng của những con người của công chúng bị xé toạc ra.
Nước Pháp trước nguy khan hiếm nước
Một sự kiện khác liên quan nhiều hơn đến cuộc sống của người dân Pháp. Đó là nước Pháp đang đứng trước nguy trải qua một mùa hè nắng hạn nghiêm trọng nhất kể từ năm 1976 trở lại đây. Báo La Croix, đưa lên trang nhất lời kêu gọi : “Hãy sử dụng tốt hơn nước, một yêu cầu cấp bách mới”. Điều này phù hợp với bối cảnh nạn hạn hán đang lan rộng khắp nước Pháp. 54 tỉnh đang rơi vào tình trạng báo động về hiếm nước. Việc quản lý nguồn nước đang là mối quan tâm chính của nước Pháp đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp.
Xã luận của bài báo gọi nước bây giờ là một thứ « vàng xanh ». Bài báo cho biết từ đầu năm trở lại đây lượng mưa ở Pháp giảm một cách đáng kể. Các nhà khí tượng học lo ngại Pháp sẽ bị hạn hán nặng hơn cả năm kỷ lục 1976. Ngay từ bây giờ hơn một nửa các tỉnh của Pháp đã được cảnh báo phải tiết kiệm xử dụng nước trong sinh hoạt cũng như tưới tiêu nông nghiệp. Nguy cơ hạn hán lớn buộc mỗi người phải thay đổi thói quen dùng nước. Đây là một đòi hỏi cấp bách. Cách đây hai tuần, Bộ trưởng bộ Môi trường Pháp, bà Nathalie Kosciusko-Morizet đã thông báo mục tiêu từ nay đến năm 2020 nước Pháp phải giảm được 20% tiêu thụ nước.
Đặt câu hỏi : Làm thế nào để xử dụng nước tốt hơn ? la Croix cũng cố gắng đưa ra một loạt các biện pháp chính được các chuyên gia gợi ý nhằm giúp quản lý tốt hơn nguồn nước trong sinh họat cũng như trong canh tác nông nghiệp, theo đó phải thay đổi từ các thói quen thường ngày đến việc nghiên cứu nông nghiệp gắn với mục tiêu tiết kiệm tiêu thụ nước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét