S.T.T.D. Tưởng Năng Tiến – Giấu Như Sản
Posted on 13/05/2011 by Doi Thoai
Tưởng Năng Tiến
“Dối như Cuội” – Thành ngữ
“Dối như Sản” – Thành ngữ mới
Ngày 2 tháng 5 năm 2011, AFP (rầu rĩ) đưa tin: “Bắc Hàn tịch thu điện thoại di động để ngăn chận tin tức.” (N. Korea seizes mobile phones to curb news).
Những dụng cụ truyền tin (tân kỳ) này – theo bản tin thượng dẫn –nhập lậu từ Trung Cộng, và đang bị khuyến cáo là phải mang nộp ngay cho cảnh sát; nếu không, sở hữu chủ sẽ bị trừng phạt về tội “truyền bá ý tưởng tư bản và làm xói mòn chủ nghĩa xã hội.”
- Trời, nói gì ghe thấy ghê (dữ) vậy cha nội?
- Chớ bộ (tưởng) chuyện giỡn sao? Coi: đã sống bên trong Bức Màn Sắt mà lại còn bầy đặt xử dụng điện thoại cầm tay, liên hệ linh tinh với những thế lực thù địch bên ngoài thì còn gì là thể diện quốc gia và bí mật quốc phòng nữa?Những cô gái Bắc Hàn đang text trong công viên, tại Thủ Đô Bình Nhưỡng. Nguồn:AFP.Tịch thu tang vật là phải. Nhốt tù luôn cũng là phải giá. Cái giá mà một chế độ khép kín dành cho những kẻ (không may) lọt trong vòng tay của nó.
Tương tự như Bắc Hàn hiện nay, Bắc Việt – trong nhiều thập niên – cũng là một nơi rất kín. Nó kín vì người ta có nhiều điều muốn giấu. Không chỉ giấu giữa ngoài với trong, hoặc trong với ngoài mà người ta còn phải giấu giếm lẫn nhau, và giấu từ dưới lên trên hay ngược lại.
Cho tới năm 1975 thì cái lối sống dấm dúi này mới lan vào đến miền Nam. Mùa mưa năm đó, tôi ngạc nhiên khi thấy ở Đà Lạt có quá nhiều người mặc quần áo vá. Có nhiều mụn vá mới tinh, như vừa được đắp vào cho… hợp thời trang!
Vào thời điểm này, dân miền Nam chưa (kịp) rách. Họ chỉ cố giấu sự lành lặn mà thôi. Dù không được ai chỉ dậy, và chỉ bằng trực giác mách bảo, người ta đều biết rằng sống với chế độ mới cần phải ngụy trang. Ở trong lòng cách mạng thì trông càng bẩn thỉu, càng rách rưới càng… dễ sống!
Chả bao lâu, những bà nội trợ ở vùng đất vừa giải phóng còn học thêm được cách giấu con cá dưới bó rau, hay cách chặt vịt gà (thật) khẽ thôi để khỏi làm phiền lòng ông (hay bà) công an khu vực. Cùng lúc, họ cũng học được lối ăn nói (rón rén) và chỉ phát biểu ý kiến trước đám đông về những điều mình… không hề nghĩ!
Cái kiểu nói mới, newspeak, nói vậy chớ không phải vậy (thực ra) chả mới mẻ gì. Loại ngôn ngữ đặc thù này đã được George Orwell hình dung từ năm 1950, và trở thành hiện thực từ lâu ở miền Bắc Việt Nam, cũng như ở tất cả các quốc gia theo xã hội chủ nghĩa (anh em) khác.
Có lẽ, chỉ có lối nói che chắn (hễ mở miệng ra là rối rít: “nhờ ơn Bác và Đảng”) mới làđặc sản của người miền Bắc. Với thời gian văn hóa cộng sản nhạt dần, sự sợ hãi cũng nhạt theo, nên dân chúng – kể cả dân quê – cũng bỏ cái cách nói be bờ (khốn khổ, khốn nạn) này.
Mà ngay cả mấy Bác thì cũng có nhiều thứ phải giấu lắm. Chính những nhân vật này mới là sản phẩm (điển hình) của cả một thế kỷ mây mù! Bác này giấu tiệt tên thật, bút hiệu, và những tác phẩm tai tiếng của mình. Bác còn phải giấu vợ, giấu con, giấu cả đơn xin nhập học vào lúc thiếu thời nữa.
Bác kia thì giấu kín nỗi sợ khi bị bắt ngồi ở ngôi vị Chủ Tịch Nước: ”Đ.. mẹ, tao cũng sợ!” Bác cũng nhất định giấu luôn những thành tích cách mạng, hoàn toàn được thêu dệt và tô vẽ bởi những sử gia (riêng) của Đảng – như “treo cờ trên chiến hạm ở Hắc Hải,” hay “đình công để cầm chân một chiến hạm Pháp ở cảng Ba Son.”
Đảng thì lại càng có nhiều thứ để giấu hơn nữa. Ban Tuyên Giáo Trung Ương vẫn cứ ra thông báo “giấu” hết chuyện này đến chuyện khác (đều đều) ấy chứ – đại loại như giấu danh vị tiến sĩ của ông Cù Huy Hà Vũ, giấu những thông tin nhạy cảm liên quan đến Libi, giấu nguy cơ bị mây phóng xạ tại Việt Nam, và các dự án xây dựng các nhà máy điện nguyên tử ở Ninh Thuận…
Ngay cả đến Quốc Hội, Hiến Pháp, và cái lăng của Bác… mà Đảng cũng đâu có để (trống) không. Tất cả đều được dùng làm bình phong để che giấu đủ thứ những thủ đoạn, và những trò ma bùn trong đó. Sống mãi trong một chế độ mà mọi thứ đều cứ phải dấm dúi (như thế) rồi cũng… hoá quen, quen như sống chung với lũ!
Chỉ có điều này thì tôi không thể quen, và thấy cần phải đặt vấn đề là cái thói “giấu người” của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Xin đơn cử hai trường hợp (gần nhất) để rộng đường dư luận:
“Dối như Sản” – Thành ngữ mới
Ngày 2 tháng 5 năm 2011, AFP (rầu rĩ) đưa tin: “Bắc Hàn tịch thu điện thoại di động để ngăn chận tin tức.” (N. Korea seizes mobile phones to curb news).
Những dụng cụ truyền tin (tân kỳ) này – theo bản tin thượng dẫn –nhập lậu từ Trung Cộng, và đang bị khuyến cáo là phải mang nộp ngay cho cảnh sát; nếu không, sở hữu chủ sẽ bị trừng phạt về tội “truyền bá ý tưởng tư bản và làm xói mòn chủ nghĩa xã hội.”
- Trời, nói gì ghe thấy ghê (dữ) vậy cha nội?
- Chớ bộ (tưởng) chuyện giỡn sao? Coi: đã sống bên trong Bức Màn Sắt mà lại còn bầy đặt xử dụng điện thoại cầm tay, liên hệ linh tinh với những thế lực thù địch bên ngoài thì còn gì là thể diện quốc gia và bí mật quốc phòng nữa?Những cô gái Bắc Hàn đang text trong công viên, tại Thủ Đô Bình Nhưỡng. Nguồn:AFP.Tịch thu tang vật là phải. Nhốt tù luôn cũng là phải giá. Cái giá mà một chế độ khép kín dành cho những kẻ (không may) lọt trong vòng tay của nó.
Tương tự như Bắc Hàn hiện nay, Bắc Việt – trong nhiều thập niên – cũng là một nơi rất kín. Nó kín vì người ta có nhiều điều muốn giấu. Không chỉ giấu giữa ngoài với trong, hoặc trong với ngoài mà người ta còn phải giấu giếm lẫn nhau, và giấu từ dưới lên trên hay ngược lại.
Cho tới năm 1975 thì cái lối sống dấm dúi này mới lan vào đến miền Nam. Mùa mưa năm đó, tôi ngạc nhiên khi thấy ở Đà Lạt có quá nhiều người mặc quần áo vá. Có nhiều mụn vá mới tinh, như vừa được đắp vào cho… hợp thời trang!
Vào thời điểm này, dân miền Nam chưa (kịp) rách. Họ chỉ cố giấu sự lành lặn mà thôi. Dù không được ai chỉ dậy, và chỉ bằng trực giác mách bảo, người ta đều biết rằng sống với chế độ mới cần phải ngụy trang. Ở trong lòng cách mạng thì trông càng bẩn thỉu, càng rách rưới càng… dễ sống!
Chả bao lâu, những bà nội trợ ở vùng đất vừa giải phóng còn học thêm được cách giấu con cá dưới bó rau, hay cách chặt vịt gà (thật) khẽ thôi để khỏi làm phiền lòng ông (hay bà) công an khu vực. Cùng lúc, họ cũng học được lối ăn nói (rón rén) và chỉ phát biểu ý kiến trước đám đông về những điều mình… không hề nghĩ!
Cái kiểu nói mới, newspeak, nói vậy chớ không phải vậy (thực ra) chả mới mẻ gì. Loại ngôn ngữ đặc thù này đã được George Orwell hình dung từ năm 1950, và trở thành hiện thực từ lâu ở miền Bắc Việt Nam, cũng như ở tất cả các quốc gia theo xã hội chủ nghĩa (anh em) khác.
Có lẽ, chỉ có lối nói che chắn (hễ mở miệng ra là rối rít: “nhờ ơn Bác và Đảng”) mới làđặc sản của người miền Bắc. Với thời gian văn hóa cộng sản nhạt dần, sự sợ hãi cũng nhạt theo, nên dân chúng – kể cả dân quê – cũng bỏ cái cách nói be bờ (khốn khổ, khốn nạn) này.
Mà ngay cả mấy Bác thì cũng có nhiều thứ phải giấu lắm. Chính những nhân vật này mới là sản phẩm (điển hình) của cả một thế kỷ mây mù! Bác này giấu tiệt tên thật, bút hiệu, và những tác phẩm tai tiếng của mình. Bác còn phải giấu vợ, giấu con, giấu cả đơn xin nhập học vào lúc thiếu thời nữa.
Bác kia thì giấu kín nỗi sợ khi bị bắt ngồi ở ngôi vị Chủ Tịch Nước: ”Đ.. mẹ, tao cũng sợ!” Bác cũng nhất định giấu luôn những thành tích cách mạng, hoàn toàn được thêu dệt và tô vẽ bởi những sử gia (riêng) của Đảng – như “treo cờ trên chiến hạm ở Hắc Hải,” hay “đình công để cầm chân một chiến hạm Pháp ở cảng Ba Son.”
Đảng thì lại càng có nhiều thứ để giấu hơn nữa. Ban Tuyên Giáo Trung Ương vẫn cứ ra thông báo “giấu” hết chuyện này đến chuyện khác (đều đều) ấy chứ – đại loại như giấu danh vị tiến sĩ của ông Cù Huy Hà Vũ, giấu những thông tin nhạy cảm liên quan đến Libi, giấu nguy cơ bị mây phóng xạ tại Việt Nam, và các dự án xây dựng các nhà máy điện nguyên tử ở Ninh Thuận…
Ngay cả đến Quốc Hội, Hiến Pháp, và cái lăng của Bác… mà Đảng cũng đâu có để (trống) không. Tất cả đều được dùng làm bình phong để che giấu đủ thứ những thủ đoạn, và những trò ma bùn trong đó. Sống mãi trong một chế độ mà mọi thứ đều cứ phải dấm dúi (như thế) rồi cũng… hoá quen, quen như sống chung với lũ!
Chỉ có điều này thì tôi không thể quen, và thấy cần phải đặt vấn đề là cái thói “giấu người” của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Xin đơn cử hai trường hợp (gần nhất) để rộng đường dư luận:
- Ngày 18 tháng 5 năm 2007, VOA đi tin: “Một nhân vật bất đồng chính kiến Việt Nam đang được Liên Hiệp quốc bảo trợ ở Campuchia, ông Lê Trí Tuệ, đã bị mất tích… Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn đã đề nghị chính phủ Campuchia tìm kiếm ông Tuệ và họ vô cùng quan tâm đến vấn đề này. Người phát ngôn Bộ Nội vụ Campuchia, Thượng tướng Khieu Sopheak nói rằng ông có biết về vụ việc nhưng ông không thể cung cấp thêm thông tin về vụ mất tích hay liệu bộ nội vụ có tiến hành điều tra hay không. Đại sứ Việt Nam tại Campuchia, ông Trịnh Bá Cầm cũng nói rằng ông không có thông tin gì về ông Lê Trí Tuệ.” Dù cả lũ (khốn nạn) đều chối quanh như thế nhưng ngay cả một đứa trẻ lên năm, ở Việt Nam, cũng biết ngay là nhà đương cuộc Hà Nội đã cho người sang Cao Miên đem Lê Trí Tuệ đi (giếm) ở một nơi nào đó!
- Ngày 22 tháng 4 năm 2011, BBC đi tin: “Vợ cũ của ông Nguyễn Văn Hải, tức blogger Điếu Cày, nói bà và gia đình lo ngại không hiểu ông còn sống hay không!” Cùng lúc, trên trang mạng Sự Thật Và Công Lý, người ta cũng đọc được “thư của chị Dương Thị Tân về tình trạng ‘không rõ sống chết’ của ông Nguyễn Văn Hải” – xin trích dẫn một đoạn ngắn:
“Tôi viết những dòng này để cùng quý vị chia sẻ cùng gia đình chúng tôi sự bất bình và lo lắng đang đè nặng lên gia đình tôi, nhất là các con tôi, sau bao lần chứng kiến chính quyền, công an hành xử thô bạo và không được gặp lại cha các cháu – người đáng lý phải được tư do từ ngày 19/10/2010 sau 30 tháng bị cầm tù oan ức vì đã dám nói đến đất liền, biển, đảo đã và đang mất vào tay ngoại bang (30 tháng tù oan do ‘không biết cách góp ý cho chính phủ’, 30 tháng tù oan do ‘sợ Trung Quốc mích lòng’, v.v…). Bởi vì lòng yêu nước và ý chí kiên định đó mà thay vì trả tự do thì ngày 20/10/2011 cơ quan An ninh điều tra CA TPHCM tiếp tục giam giữ ông Nguyễn Văn Hải (Thông báo tạm giam số 927 do Thượng tá Lê Hồng Hà ký) với lý do “tuyên truyền chống nhà nước”, phạm vào điều 88 bộ luật hình sự….
Điều đáng nói là ông Nguyễn Văn Hải sau 4 tháng tạm giam (có lệnh tạm giam) và 2 tháng giam giữ trái pháp luật (không lệnh tạm giam) không lý do, gia đình tôi vẫn không một lần được thăm nuôi hay được biết bất cứ thông tin nào của ông Nguyễn Văn Hải.
13 lần chúng tôi đến cơ quan An ninh điều tra theo lịch gửi quà thăm nuôi của cơ quan An ninh điều tra thì đủ 13 lần tôi phải mang đồ thăm nuôi tiếp tế trở về mà không nhận được một sự giải thích rõ ràng nào từ phía cơ quan An ninh điều tra.”
Sự kiện Việt Nam đang mất dần biển đảo, và chủ quyền vào tay Trung Cộng không thể che giấu được bằng cách (giản dị) là cứ cất ông Điếu Cầy vào một chỗ kín là xong. Tương tự, mang giếm Chủ Tịch Công Đoàn Độc Lập Lê Trí Tuệ vào một nơi bí mật, và cất những đại diện (Nguyễn Tấn Hoành, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, và Đỗ Thị Minh Hạnh) của công nhân vào tù không phải phương cách khả thi để ngăn chận những cuộc đình công sắp tới.
Dù giấu giếm nằm trong quốc sách, tôi không tin rằng nhà đương cuộc Hà Nội lại có thể hành xử ngớ ngẩn đến như thế, trừ khi họ lỡ tay – như sự việc vẫn xẩy ra như thế, với vô số những lương dân vô tội, trong thời gian gần đây – khiến Điếu Cầy và Lê Trí Tuệ đã tử vong thì lại là… chuyện khác.
Tưởng Năng Tiến
Dù giấu giếm nằm trong quốc sách, tôi không tin rằng nhà đương cuộc Hà Nội lại có thể hành xử ngớ ngẩn đến như thế, trừ khi họ lỡ tay – như sự việc vẫn xẩy ra như thế, với vô số những lương dân vô tội, trong thời gian gần đây – khiến Điếu Cầy và Lê Trí Tuệ đã tử vong thì lại là… chuyện khác.
Tưởng Năng Tiến
Filed under: Tác Giả Ngoài Nước, Tưởng Năng Tiến
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét