Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ) ra tuyên bố yêu cầu chính quyền Việt Nam trả tự do cho một cựu giám đốc trường đảng ở tỉnh Lạng Sơn, ông Vi Đức Hồi, người ra tòa phúc thẩm hôm 26 tháng Tư vì cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước XHCN theo điều 88 Bộ luật hình sự.“Chính quyền Việt Nam cần thả nhà hoạt động dân chủ và nhà bình luận trên mạng Internet Vi Đức Hồi, người bị kết án 5 năm tù giam vì các bài nghị luận chính trị đăng tải trên mạng Internet,” tuyên bố của CPJ viết hôm 29 tháng Tư.
Ông Vi Đức Hồi từng là giám đốc trường đảng huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. |
“Những lời kêu gọi của ông Vi Đức Hồi về cải cách dân chủ rõ ràng đã làm chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lo ngại,” theo ông Shawn Crispin, đại diện cao cấp tại Đông Nam Á của tổ chức phi chính phủ vốn hoạt động trên hơn 120 quốc gia với mục tiêu bảo vệ các ký giả.
“Chúng tôi kêu gọi ông Dũng thả tự do cho ông Hồi và tất cả các blogger khác cùng các nhà báo mà chính phủ của ông Dũng đang giam giữ vì các cáo buộc giả mạo,” ông Crispin nói.
Việc kết án ông Hồi diễn ra trong lúc có một cao trào đang lên nhằm chấn áp bất đồng chính kiến, bao gồm cả trên mạng Internet, Ủy ban Bảo vệ Nhà báo có trụ sở tại New York, Hoa Kỳ nhận định.
Ủy ban này cũng nêu bật sự chú ý tới một nghị định có hiệu lực vào tháng Hai năm nay, vốn trao cho nhà cầm quyền nhiều quyền lực hơn trong việc trừng phạt các nhà báo, biên tập, chủ bút và các bloggers về những chủ đề tin, bài được chính phủ cho là “nhạy cảm.”
“Điều năm của nghị định này rõ ràng phân biệt các quyền của nhà báo dưới quyền quản lý của chính phủ và các bloggers, nhà báo trên mạng cùng các ký giả tự do,” CPJ nhận xét về nghị định số 02/2011/NĐ-CP về “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản” được Thủ tướng Dũng ký ban hành từ ngày 06 tháng 01 năm nay và có hiệu lực kể từ ngày 25 tháng Hai.
Ít nhất sáu người viết blog thiên về các chủ đề chính trị nằm trong số của các nhà hoạt động bị bắt giam bởi các cáo buộc mơ hồ và tùy tiện liên quan đến ” xâm phạm an ninh quốc gia”, bao gồm trong đó các tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” và “lợi dụng tự do dân chủ,” nghiên cứu CPJ cho biết.
‘Bản án nhẹ hơn‘
Hôm thứ Ba, Tòa phúc thẩm ở tỉnh Lạng Sơn đã giảm án cho ông Vi Đức Hồi còn 5 năm tù giam và 3 năm quản chế.
Bà Hoàng Thị Tươi, vợ ông Hồi, nói với BBC từ Lạng Sơn rằng phiên tòa đã kết thúc từ 10H30 sáng thứ Ba, 26/04, sau vài giờ xử án.
Trước đó, hôm 26/01, tòa sơ thẩm tuyên án ông Vi Đức Hồi 8 năm tù giam và 5 năm quản chế tại địa phương vì tội Tuyên truyền chống Nhà nước XHCN, theo Điều 88 Luật Hình sự.
Luật sư của ông khi đó nói với BBC rằng bản án khắt khe tới nỗi “bên công tố cũng ngạc nhiên”.
“Chúng tôi kêu gọi ông Dũng thả tự do cho ông Hồi và tất cả các blogger khác cùng các nhà báo mà chính phủ của ông Dũng đang giam giữ vì các cáo buộc giả mạo,” ông Crispin nói.
Việc kết án ông Hồi diễn ra trong lúc có một cao trào đang lên nhằm chấn áp bất đồng chính kiến, bao gồm cả trên mạng Internet, Ủy ban Bảo vệ Nhà báo có trụ sở tại New York, Hoa Kỳ nhận định.
Ủy ban này cũng nêu bật sự chú ý tới một nghị định có hiệu lực vào tháng Hai năm nay, vốn trao cho nhà cầm quyền nhiều quyền lực hơn trong việc trừng phạt các nhà báo, biên tập, chủ bút và các bloggers về những chủ đề tin, bài được chính phủ cho là “nhạy cảm.”
“Điều năm của nghị định này rõ ràng phân biệt các quyền của nhà báo dưới quyền quản lý của chính phủ và các bloggers, nhà báo trên mạng cùng các ký giả tự do,” CPJ nhận xét về nghị định số 02/2011/NĐ-CP về “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản” được Thủ tướng Dũng ký ban hành từ ngày 06 tháng 01 năm nay và có hiệu lực kể từ ngày 25 tháng Hai.
Ít nhất sáu người viết blog thiên về các chủ đề chính trị nằm trong số của các nhà hoạt động bị bắt giam bởi các cáo buộc mơ hồ và tùy tiện liên quan đến ” xâm phạm an ninh quốc gia”, bao gồm trong đó các tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” và “lợi dụng tự do dân chủ,” nghiên cứu CPJ cho biết.
‘Bản án nhẹ hơn‘
Hôm thứ Ba, Tòa phúc thẩm ở tỉnh Lạng Sơn đã giảm án cho ông Vi Đức Hồi còn 5 năm tù giam và 3 năm quản chế.
Bà Hoàng Thị Tươi, vợ ông Hồi, nói với BBC từ Lạng Sơn rằng phiên tòa đã kết thúc từ 10H30 sáng thứ Ba, 26/04, sau vài giờ xử án.
Trước đó, hôm 26/01, tòa sơ thẩm tuyên án ông Vi Đức Hồi 8 năm tù giam và 5 năm quản chế tại địa phương vì tội Tuyên truyền chống Nhà nước XHCN, theo Điều 88 Luật Hình sự.
Luật sư của ông khi đó nói với BBC rằng bản án khắt khe tới nỗi “bên công tố cũng ngạc nhiên”.
Các ông Phạm Hồng Sơn và Lê Quốc Quân (trái sang, hàng đầu) được thả tự do 9 ngày sau phiên tòa xử Tiến sỹ Hà Vũ. |
Lần này, bà Tươi thuật lại rằng tòa đã giảm án cho ông Hồi căn cứ vào thái độ “thành khẩn và hợp tác trong quá trình làm việc”.
Tuy nhiên, bà vẫn cho rằng án tù chưa thật thỏa đáng.
“Phiên tòa đã có sự suy nghĩ và giảm bớt, nhưng chưa thật đúng người đúng tội.”
“Với chỉ mấy bài viết, chồng tôi vẫn có thể nhận bản án nhẹ hơn, như 1-2 năm, hoặc trắng án. Nhất là khi chồng tôi đã có quá trình đóng góp cho dân, cho Đảng như thế.”
Ông Vi Đức Hồi gia nhập Đảng Cộng sản năm 1980 và là quan chức cao cấp ở tỉnh biên giới phía Bắc, khi từng giữ tới chức vụ Giám đốc trường Đảng huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn.
Năm 2009, ông được nhận giải thưởng uy tín Hellman/Hammett do Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) trao, trong số 37 người cầm bút thuộc 19 quốc gia được “vinh danh công lao của họ trong việc đấu tranh cho quyền tự do ngôn luận và lòng can đảm phi thường”, theo tuyên bố của ban tổ chức giải này.
Tuy nhiên, bà vẫn cho rằng án tù chưa thật thỏa đáng.
“Phiên tòa đã có sự suy nghĩ và giảm bớt, nhưng chưa thật đúng người đúng tội.”
“Với chỉ mấy bài viết, chồng tôi vẫn có thể nhận bản án nhẹ hơn, như 1-2 năm, hoặc trắng án. Nhất là khi chồng tôi đã có quá trình đóng góp cho dân, cho Đảng như thế.”
Ông Vi Đức Hồi gia nhập Đảng Cộng sản năm 1980 và là quan chức cao cấp ở tỉnh biên giới phía Bắc, khi từng giữ tới chức vụ Giám đốc trường Đảng huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn.
Năm 2009, ông được nhận giải thưởng uy tín Hellman/Hammett do Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) trao, trong số 37 người cầm bút thuộc 19 quốc gia được “vinh danh công lao của họ trong việc đấu tranh cho quyền tự do ngôn luận và lòng can đảm phi thường”, theo tuyên bố của ban tổ chức giải này.
Filed under: Bài Các Trang Web, BBC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét