26.6.11

Asia Times nhắc đến công hàm 1958, Việt Nam nói gì?


Asia Times nhắc đến công hàm 1958, Việt Nam nói gì?

Vũ Thị Phương Anh  -  "Công hàm của cố TT Phạm Văn Đồng là một trong những lập luận chính của phía TQ. Nhưng Việt Nam dường như lại cố tình lờ đi chi tiết này trong các lập luận của mình. Tôi nghĩ, nếu cứ giữ thái độ như thế thì thế giới sẽ nghi ngờ mình có gì mờ ám ở đây, và sẽ nghiêng về phía ủng hộ Trung Quốc - trừ những quốc gia vốn đã có thiện cảm với VN và luôn ủng hộ VN, cho dù mọi việc có là gì đi nữa..."


*

Tờ Asia Times ngày 24/6 vừa qua có cho đăng bài viết về tình hình biển Đông với cái tựa tiếng Anh là "China runs gauntlet in South China Sea" (tạm dịch là Trung Quốc bị chỉ trích ở biển Đông). Có thể tìm thấy bài viết ấy ở đây..

Một bài viết không có gì đáng cho ta chú ý (vì luận điểm cũ kỹ, thông tin không mới), ngoại trừ đoạn có liên quan đến công hàm 1958 của cố TT PVĐ dưới đây:
Vietnam (and some other Southeast Asian countries) began to gradually colonize some islands and explore oil and gas in waters that Hanoi had previously recognized as China's sovereign territories. For instance, the People's Republic of China (PRC) issued a declaration on September 4, 1958, defining its territorial waters which encompassed the Nansha (Spratly) and Xisha (Paracel) Islands.

North Vietnam's then prime minister Pham Van Dong sent a diplomatic note to Chinese premier Zhou Enlai stating, "The Government of the Democratic Republic of Vietnam respects this decision and will give instructions to its State bodies to respect the 12-mile [19-kilometer] width of the territorial waters of China in all their relations in the maritime field with the PRC [People's Republic of China]." The diplomatic note was written on September 14 and was publicized on Vietnam's Nhan Dan newspaper on September 22, 1958.
 Đáng chú ý hơn, để củng cố cho luận điệu của mình, các tác giả của bài viết còn nêu dẫn chứng về bức công hàm này trên trang "wikimedia" (thực ra là viết sai chính tả, phải là wikipedia mới đúng). Có thể tìm thấy một bản chụp của bức công hàm đó tại đây.

Nói thêm về các tác giả của bài viết. Chỉ cần nhìn tên tác giả thì ta cũng đủ thấy đây là những người Trung Quốc hoặc gốc Trung Quốc. Đặc biệt, trong hai người thì tác giả chính hiện đang là giảng viên tại ĐH Phúc Đán. Cho nên quan điểm của tác giả thể hiện quan điểm chính thống của TQ cũng là dễ hiểu thôi.

Như vậy, công hàm của cố TT Phạm Văn Đồng là một trong những lập luận chính của phía TQ. Nhưng Việt Nam dường như lại cố tình lờ đi chi tiết này trong các lập luận của mình. Tôi nghĩ, nếu cứ giữ thái độ như thế thì thế giới sẽ nghi ngờ mình có gì mờ ám ở đây, và sẽ nghiêng về phía ủng hộ Trung Quốc - trừ những quốc gia vốn đã có thiện cảm với VN và luôn ủng hộ VN, cho dù mọi việc có là gì đi nữa.

Công hàm của cố TT PVĐ cho đến nay không còn là điều gì bí mật đối với người dân trong nước nữa. Có muốn bí mật cũng không được, khi chính phía TQ đã sử dụng nó để làm lập luận chính chống lại VN. Vì vậy, thái độ đúng đắn nhất - và theo tôi là sẽ đem lại hiệu quả cao nhất - là lên tiếng chính thức về công hàm này. Người dân VN, với lòng yêu nước và sự trưởng thành của mình sẽ hiểu về lý do tại sao lúc ấy chúng ta lại có công hàm như vậy. Nó là một sản phẩm của lịch sử, của thời chiến tranh lạnh với thế giới 2 cực, và cũng là của sự ấu trĩ về tình hình thế giới của giới lãnh đạo VN ở miền Bắc vào lúc ấy. 



Nếu có ai bất bình và phẫn nộ thì chắc cũng chỉ một lúc rồi cũng sẽ chấp nhận vì việc gì đã xảy ra thì đã xảy ra rồi. Vấn đề là thái độ hiện nay của chúng ta để giải quyết những hậu quả của công hàm ấy. Một phát biểu chính thức của đại diện cao nhất của nhà nước ta là rất cần thiết vào lúc này.

Để củng cố niềm tin của người dân, một điều rất cần trong những lúc như thế này. Vì nếu không thì sẽ rơi vào tình trạng mà blogger Thanh Chung đã viết trên entry mới nhất của mình: "Mất dân trước khi mất nước!"
----
Nhân tiện, tôi tìm thấy trang này của TQ, một diễn đàn trao đổi về Trường Sa và Hoàng Sa của VN nhưng họ xem là của họ, và trao đổi bằng tiếng Anh. Nó ở đây. Chúng ta cần hiểu xem họ nói gì để còn biết đường và có thể chủ động trong cuộc chiến thông tin sắp đến.

Ngoài ra, có một độc giả blog này có gửi cho tôi một comment rất hay, xin các bạn xem trong phần comment. Đó chính là đóng góp của dân Việt cho nhà nước trong tình hình hiện nay. Rất mong được nhà nước lắng nghe! 

. Bookmark the permalink.

11 Responses to Asia Times nhắc đến công hàm 1958, Việt Nam nói gì?

  1. Nặc danh says:
    Chớ buồn ! Chớ buồn !
    Công hàm 1958 là một huớng vững chắt nhất cuả Đãng vinh quang cuả ta trong " sự nghiệp đại đồng." mà thôi . Chớ buồn ...nguợc lại nên vui mừng đi.
  2. Đông A - THTNDC says:
    Theo mình nghĩ, bức công hàm này tuy nội dung rõ ràng thể hiện quan điểm chư hầu của VN trước Trung Quốc, nhưng cũng không đến mức bị coi là công hàm bán nước vì các lý do sau đây.

    1. Vào thời điểm ký công hàm, hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa không thuộc lãnh thổ của nước Việt nam dân chủ cộng hòa, mà thuộc lãnh thổ nước Việt nam cộng hòa. Hiệu lực của nó không thể phủ lên những gì nằm ngoài nước Việt nam dân chủ cộng hòa được. Ông Phạm Văn Đồng do đó đã cam kết một điều rất chung chung vì ông ta thấy rằng bản tuyên bố trên của Trung Quốc chẳng ảnh hưởng gì đến chủ quyền của miền bắc việt nam vào thời điểm đó cả.

    2. Cứ cho là ông Đồng tán thành việc Trung Quốc có chủ quyền tại Trường Sa - Hoàng Sa, thì việc đó cũng không làm thay đổi một thực tế là hai quần đảo vào lúc đó không phải của miền bắc việt nam, do đó việc ông ta tuyên bố ủng hộ cũng không thể tương đương với việc ông ta dâng hai quần đảo này. Hiệu lực pháp lý của bức công hàm do đó cũng bị hạn chế. Không khác gì vào lúc đó Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên những đảo khác có tranh chấp với Nhật bản hay Nga. Ông Đồng có đồng ý với những điều này thì cũng chẳng có ý nghĩa pháp lý gì cả.

    3. Câu hỏi được đặt ra là sau khi chiến tranh Việt nam kết thúc, bức công hàm này có còn hiệu lực nữa hay không. Việc này xin để các chuyên gia luật quốc tế trả lời. Tôi chỉ mong làm rõ một điểm mà rất nhiều chúng ta đã vội vàng kết luận nhầm là vào lúc đó ông Phạm Văn đồng bán nước. Tôi nghĩ rằng thực tế quan hệ Việt Trung lúc đó rất phức tạp và việc miền Bắc việt nam đưa một bức công hàm khá mơ hồ như vậy không nhất thiết là một xử lý thông minh, nhưng cũng không nhất thiết là một hành động ngu ngốc và bán nước.
  3. Nặc danh says:
    Thuc ra cung co ky va traodoi , hua hen lam cho phia tau yen chi va ho noi cho dan ho la chinh phu CS da thoa thuan , cong nhan bien dong la cua tau .

    Du ong Pham van Dong co ky map mo de sau nay tro mat , hoac noi nay noi no, nhung thuc te la co van ban .

    Boi vay moi sinh chuyen .

    Phia tau thi luc do cung khong lam ro . Neu nghi la Ong Pham Van Dong giao bien dong thi phai bat ong Dong ky them cac van ban ro rang chi tiet va duoc quoc hoi phe chuan thi bay gio CSVN het choi .

    Chung ta chi doan mo thoi, thuc te viec nay la hai dang CS noi voi nhau va dau nhan dan .

    Khong co lua ma sao co khoi . Phia tau ccung co cai ly cua ho, nen ho noi khong the tranh cai duoc .

    RAc roi nay chung ta va con chau chung ta lanh du .

    Boi vay mot nen ngoqai giao cua CS tro trang, bip bom la co hai . Vi du nhu CS ky hiep dinh Paris roi tro mat . CS nghi lam nhu vay la khon ngoan, dam nghi dam lam .

    Xui la CS gap chu ba tau . Ke cap gap ba gia .

    Thoi , bay gio cung phai tim cach binh ong Pham Van Dong . Con dai thi cai mang .
  4. Nặc danh says:
    Nhu vay la toan dan VN da hieu va biet the nao la cs.Chi con 1 cach la chinh quyen cs hay gia tra lai cho chinh quyen nguoi dan VN va luc do chinh quyen MOI, se co ly do noi chuyen voi tui Tau phu.Va toi cung canh cao Ong tuong ho Banh cua trung quoc: Dung ham doa,chung toi chua bao gio so cac ong ma nguoc lai chung toi rat xem thuong cac ong do.
  5. Đông A - THTNDC says:

    1. Vào thời điểm ký công hàm, hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa không thuộc lãnh thổ của nước Việt nam dân chủ cộng hòa, mà thuộc lãnh thổ nước Việt nam cộng hòa. Hiệu lực của nó không thể phủ lên những gì nằm ngoài nước Việt nam dân chủ cộng hòa được. Ông Phạm Văn Đồng do đó đã cam kết một điều rất chung chung vì ông ta thấy rằng bản tuyên bố trên của Trung Quốc chẳng ảnh hưởng gì đến chủ quyền của miền bắc việt nam vào thời điểm đó cả.
    ......
    -------------

    Tôi không đồng ý với bạn khi cho rằng :

    "Ông Phạm Văn Đồng do đó đã cam kết một điều rất chung chung vì ông ta thấy rằng bản tuyên bố trên của Trung Quốc chẳng ảnh hưởng gì đến chủ quyền của miền bắc việt nam vào thời điểm đó cả."

    Tôi không nghĩ bạn muốn bào chữa cho tên Việt gian Phạm văn Đồng, nhưng đứng trên quan điểm của người cùng chung màu da, chung nòi giống Lạc Việt gọi là "đồng bào" thì cho dù tên Việt gian có ở khác chiến tuyến thì cũng biết HS là biển đảo của tổ quốc VN dù đất nước có chia đôi, dù Quốc Cộng lằn ranh có phân định thì cũng không thể muối mặt làm chuyện đó được

    Tôi nghĩ tên Việt gian HCM, PVD và đồng bọn của chúng đều có tội

    Trong bất kỳ gia đình nào anh chị em nào cũng có chuyệc xích mích bất đồng ý kiến, nhưng không vì chuyện bất hòa đó mà muối mặt làm chuyện đưa dao cho thằng hàng xóm lụi vào anh em mình . Giả sử chính quyền miền nam VN - VNCH làm chuyện đó với miền Bắc VN thì tôi cũng lên án và nguyền rủa không tiếc lời

    Đó là ý kiến của tôi
    Cảm ơn
  6. Phan Dong says:
    tai sao chinh quyen VN lai dan ap ng VN bieu tinh chong TQ vay ?
    lam vay thi tui TQ se nghi sao?
    vay la bon TQ co the chiem tron VN k can ton kem 1 vien dan nao.
    vi DCSVN da bat het nhung ng yeu nuoc roi.
    dat nuoc VN 4000 nam van hien se bien mat tren ban do the gioi.
    thay vao do la NEW CHINA.
  7. Thị Nở says:
    Đông A - THTNDC says:

    1. Vào thời điểm ký công hàm, hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa không thuộc lãnh thổ của nước Việt nam dân chủ cộng hòa, mà thuộc lãnh thổ nước Việt nam cộng hòa. Hiệu lực của nó không thể phủ lên những gì nằm ngoài nước Việt nam dân chủ cộng hòa được. Ông Phạm Văn Đồng do đó đã cam kết một điều rất chung chung vì ông ta thấy rằng bản tuyên bố trên của Trung Quốc chẳng ảnh hưởng gì đến chủ quyền của miền bắc việt nam vào thời điểm đó cả.
    ......
    -------------

    Có phải lúc đó , ông Phạm Văn Đồng muốn TQ đánh chiếm HS-TS để CS Bắc Việt dễ dàng chiếm miền Nam , bởi vì miền Nam lúc đó ko thể nào chống cự nổi với thù trong giặc ngoài .

    Ông Phạm Văn Đồng đã vay mượn TQ bao nhiêu tiền để mua súng ống bắn vào dân VN , bấy giờ ký giấy trả cho TQ 2 quần đảo HS-TS thì cũng hợp tình hợp lý .

    CS luôn luôn tráo trở , ông PVĐ định trở mặt với đàn anh TQ , thì đã bị TQ đánh cho nhừ tử ở Cao Bằng Lạng Sơn rồi . Bao nhiêu năm khiếp nhược , CSVN đã dâng đất , dâng công trình đấu thầu cho TQ, tưởng được yên thân , ai dè TQ muốn biến VN thành chư hầu trước bàn dân thiên hạ , nên VN bây giờ nằm trong tình huống dở khóc dở cười
  8. Chưởi cộng says:
    Bài đăng này đã bị xoá bởi một quản trị viên blog.
  9. HongLac says:
    Công Hàm Ngoại Giao (Dipomatic Note: is used when one government wishes to communicate formally, in writing, with another government) là tin tức (hay thoả thuận) ngoại giao giữa hai chính phủ. Công Hàm 1958 của cố TT Phạm Văn Đồng thật ra là giữa hai đảng CSVN và đảng CSTQ nên đảng CSVN không thể lên tiếng chính thức về Công Hàm này được.

    Cách lý luận là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa không thuộc quyền quản lý của chính phủ nuớc VNDCCH là không vững vì chính phủ nước VNDCCH là tiền thân của chính phủ nước CHXHCNVN (cả thế giới đều biết). Thế thì hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc quyền quản lý của chính phủ nào?

    Còn nếu nêu vấn đề pháp lý ra thì xin hỏi là pháp lý với ai?, cái gì hợp pháp ở đây?
  10. HongLac says:
    Xin lỗi đánh thiếu chữ l: Diplomatic note
  11. buc xuc says:
    di bieu tinh. neu toi giang bieu ngu voi noi dung;
    Chinh quyen nha nuoc vn lam on cho toi hoi. TS-HS la cua VN hay TQ?
    vay co bi bat kg ta
    ????????????

Không có nhận xét nào: