Chữ nghĩa của Cộng Sản
Nguyễn Hưng Quốc (VOA Blog) - Nhiều bạn đọc đã biết chuyện này: sáng Chủ nhật, ngày 5 tháng 6, cả gần 1.000 người xuống đường biểu tình trước Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội và cả mấy ngàn người xuống đường biểu tình trước Tổng lãnh sự quán Trung Quốc ở Sài Gòn. Cả hai cuộc biểu tình ấy, trước khi bị công an dẹp tan, đã được tường thuật rộng rãi trên các website và blog thuộc “lề trái” ở Việt Nam cũng như vô số các cơ quan truyền thông quốc tế. Không những có tin mà còn có hình ảnh rất sinh động.
Thế nhưng, báo chí chính thống trong nước thì sao? Thoạt đầu, họ im lặng. Sau, họ đăng bản tin do Thông Tấn Xã Việt Nam viết; nguyên văn như sau:
Ngày 5-6, một số phương tiện truyền thông ở ngoài nước loan tin về việc đã xảy ra các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc trước cửa Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội và Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc ở TPHCM. Đó là thông tin sai sự thật.
Trên thực tế, sáng 5-6, một số ít người đã tự phát tụ tập, đi ngang qua Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội và Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc ở TPHCM để thể hiện tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc, bày tỏ thái độ phản đối việc các tàu hải giám của Trung Quốc cản trở hoạt động, cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02 khi tàu này đang hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Những người này cho rằng, hành động của các tàu hải giám Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, vi phạm Công ước Luật biển năm 1982 của Liên Hợp quốc, vi phạm Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) ký giữa Trung Quốc và các nước ASEAN.
Những người này tụ tập một cách trật tự, bày tỏ thái độ một cách ôn hòa, và sau khi được các đoàn thể, cơ quan chức năng của Việt Nam giải thích, họ đã tự giải tán, ra về.
Thông Tấn Xã Việt Nam khẳng định là các phương tiện truyền thông quốc tế đưa “thông tin sai sự thật”. Sai chỗ nào? Sai ở hai điểm: Một, đó là các cuộc “tụ tập” chứ không phải là “biểu tình”; và hai, các cuộc “tụ tập” ấy chỉ quy tụ được “một số ít” người chứ không phải là cả hàng ngàn người.
Như vậy, cũng là tiếng Việt, nhưng tiếng Việt của giới truyền thông – thực chất là giới lãnh đạo – Việt Nam khác hẳn với tiếng Việt của người Việt bình thường. Trong trường hợp này, khác ở hai điểm:
Một, về số lượng: Với người Việt Nam, một cuộc tụ tập gồm cả hàng ngàn người, thậm chí, hàng trăm người đã là nhiều. Với cộng sản, đó chỉ là “một số ít”. Tuy nhiên, ở đây, cũng cần chú ý: Nếu cuộc tụ tập đó là để ủng hộ chính quyền thì nó lại sẽ trở thành số nhiều, thành “đông đảo”, thậm chí, thành “nhân dân” ngay tức khắc.
Hai, về khái niệm “tụ tập” và “biểu tình”. Nhà sử học Dương Trung Quốc phân tích: “Đông người đến môt chỗ làm một việc, nếu để ăn uống, chơi bời, giải trí thì đó là tụ tập, còn đến để bày tỏ chính kiến thì là “biểu tình”. Nội dung chính kiến thì ủng hộ, chào mừng… hay phản đối, đả đảo cũng đều là biểu tình.” Vậy, tại sao Thông tấn xã Việt Nam lại cải chính các cuộc biểu tình của dân chúng ngày 5 tháng 6 chỉ là “tụ tập”?
Mà không phải chỉ giới hạn trong hai trường hợp số ít/số nhiều hay biểu tình/tụ tập vừa nêu, giới lãnh đạo và các cơ quan truyền thông chính thống ở trong nước thường xuyên thay đổi ý nghĩa và cách dùng từ ngữ như vậy. Nhớ, năm 2010, khi một số đại biểu Quốc Hội, trong đó có giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, lên tiếng phê phán chính phủ của ông Nguyễn Tấn Dũng đã phạm nhiều sai lầm nghiêm trọng trong việc điều hành kinh tế quốc gia, đặc biệt trong vụ làm ăn lỗ lã cả mấy tỉ đô la của Vinashin, báo chí chính thống đã chỉ trích họ là đã “muốn lạm dụng diễn đàn, đưa ra những nhận định hay thông tin nhiều màu sắc chủ quan, cảm tính, còn chưa được kiểm chứng hoặc về những lĩnh vực không phải chuyên môn sâu của mình nên khó có thể phán định chuẩn xác, thậm chí cả những kiến nghị không mang tính xây dựng, gây nên những dư luận không tốt trong xã hội.”
Ở đây, lại có mấy vấn đề về chữ nghĩa:
Thứ nhất, Quốc Hội là nơi, trên nguyên tắc, tất cả các đại biểu đều có quyền thảo luận thẳng thắn mọi vấn đề liên quan đến quốc gia. Quyền ấy được ghi rõ trong Hiến pháp. Thế nhưng, nếu các đại biểu chỉ ngồi im gật gù hay nói hùa theo chính phủ thì không sao; còn nếu họ muốn cật vấn điều gì thì họ sẽ bị buộc tội là “lạm dụng” và “lạm quyền”. Vậy, thế nào là “quyền” và thế nào là “lạm quyền”?
Thứ hai, về khái niệm “chủ quan” và “cảm tính”. Đại công ty quốc doanh làm ăn lỗ lã đến cả gần 5 tỉ đô la là điều ai cũng biết và không thể giấu giếm. Hơn nữa, các cuộc điều tra gần đây cho thấy mức độ lỗ lã của nó còn kinh khủng hơn cả các số liệu được tiết lộ ban đầu. Thế nhưng, khi phê phán cung cách làm ăn như thế, các đại biểu vẫn bị chê trách là “chủ quan “ và “cảm tính”. Vậy, thế nào mới là “khách quan” và “lý tính”? Là dạ dạ vâng vâng trước mọi hoạt động và hành động của chính quyền, kể cả những khi họ tắc trách và bất lực nhất?
Thứ ba, về khái niệm “xây dựng”. Góp ý để điều chỉnh các chính sách sai trái là thiếu xây dựng, còn cứ để mặc cho chính phủ muốn làm gì thì làm, sai lầm hay lỗ lã thì rán chịu là.... xây dựng? Im lặng để các công ty Trung Quốc tràn vào Tây nguyên khai thác các mỏ bauxite là xây dựng; ngược lại, lên tiếng chống đối là thiếu xây dựng? Im lặng để cho Trung Quốc tha hồ hoành hành trên hải phận Việt Nam, kể cả bắt bớ và giết chết ngư dân Việt Nam là... xây dựng, trong khi, xuống đường biểu tình chống lại họ là... thiếu xây dựng và phải vào tù ngồi cho muỗi đốt (như trường hợp của nhà báo Điếu Cày Nguyễn Văn Hải và blogger Anhbasg Phan Thanh Hải)?
Nhớ, ngày trước, lúc còn học đại học ở Việt Nam, bọn sinh viên chúng tôi luôn luôn được các thầy cô giáo và cán bộ nhắc nhở: cần phân biệt hiện tượng và bản chất. Ví dụ: chủ nghĩa tư bản tuy có vẻ giàu có, tự do, thoải mái, mạnh mẽ như vậy nhưng đó chỉ là “hiện tượng”, còn “bản chất” của chúng thì lại là nghèo đói, áp bức, bóc lột, mất tự do, đau khổ, và đang “giãy chết” đành đạch ở khắp nơi. Chủ nghĩa xã hội, ngược lại, tuy có vẻ nghèo nàn, lạc hậu và nhân quyền bị hạn chế như vậy, nhưng đó chỉ là “hiện tượng”, còn bản chất thì vô cùng giàu có, tiến bộ, tự do, dân chủ, càng ngày càng phát triển mạnh mẽ, v.v...
Một thằng bạn của tôi, nghe những lời giảng như thế, thì thầm vào tai tôi: “Mẹ! Nói vậy mà cũng nói được!”
Nguyễn Hưng Quốc
. Bookmark the permalink.
Đám mãi quốc thì nó vậy.
theo như em hiểu thì "TỤ TẬP' để chỉ một nhóm người số ít để ăn uống nhậu nhẹt ,cờ bạc..nói chung la phục vụ cho ý muốn va thỏa mãn nhu cầu cua nhom người đó ko đem lại lới ích cho cộng đồng.Còn "TẬP TRUNG' là một số lượng nhiều nguoi tập trung lại để giai quyết,bàn bạc,ủng hộ với mục đích chung cho công đồng.Nếu TTXVN dùng từ tụ tập là hoàn toàn sai và quá coi thường nguoi dân cũng như các chính kiến của họ,nhất là nhung nguoi đó đang biểu thị lòng yêu nuoc,bảo vệ chủ quyền cho dân tôc.Xin lỗi nếu phóng viên nào đó của TTXVN đã chót viết bái báo đó nên suy nghĩ và co lời xin lỗi nhân dân.Là con người la phóng viên mà ko biết cái sai cái đúng ko dám đứng lên bảo vệ cái đúng chỉ răm rắp nghe theo biên tập vì sợ mất việc thì nên chết đi sông làm gì ,nếu có sống cũng không thể dạy duoc con cái đâu.
Thoi buoi Internet chu co phai la nam 1945 dau cac ban?
Lua Mai The Nao Duoc?
CS het thoi Noi Lao (bip mom,mip mat dan viet ) roi.
-Chúng ta nên co nguoi cầm trịch,và mang theo loa điện khoàng 10 cái để khi hô khẩu hiệu sẽ vang vọng hơn.
Ta nên nhớ giống đười ươi ra đời trong các “xưởng đẻ”. Nhớn lên, thì chỉ thích móc túi nhân dân. Khi được chút tiền còm thì vào tiệm gọi một ly cà phê “cái nồi ngồi trên cái cốc” để ăn mừng cái đồng hồ đeo tay có “hai cửa sổ”, mà không có “người lái”.
Những con đười ươi gộc tìm cách moi tiền “tụi Mỹ Ngụy”, và thích đưa con cái xang các nước “tư bản đang dẫy chết” vi muốn được “dẫy chết” cùng với đám tư bản.
Đặc biệt, tụi đười ươi rất yêu “nước lạ”, nhưng lại không thích mua hàng hóa nhập cảng từ “nước lạ”. Khi dược “nước lạ” ban cho “4 cái tốt”, và “16 chữ vàng” thì lấy làm hả dạ.
Dân tộc nào bị đám "đười ươi" cai trị thì sớm muộn sẽ trở thành "đàn cừu". Rôi đến lúc nào đó, "đàn cừu" "đứng dậy mà đi", và trở thành những ngừơi anh hùng, sẵn sàng liều mình cứu dân tộc.
TA NÊN THAY ĐỔI SÁCH LƯỢC
CHÚNG TA NÊN BIỂU TÌNH NGAY TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC . ĐẦU TIÊN LÀ ĐẠI HỌC BÁCH KHOA VÍ SINH VIÊN TRƯỜNG NÀY NHẬN THỨC CŨNG RẤT TIẾN BỘ VÌ HỌC Ở TRƯỜNG NÀY ĐỀU LÀ NHỮNG NGƯỜI CHỊU HỌC , NÊN TINH THẦN YÊU NƯỚC RẤT CAO VÀ THẦY CÔ Ở ĐÂY TƯ TƯ TƯỞNG CŨNG RẤT TIẾN BỘ , VẬY TÔI ĐỀ NGHỊ NÊN THAY ĐỔI CHIẾN LƯỢC VÌ CHIẾN LƯỢC NÀY SẼ THU HÚT ĐƯỢC RẤT NHIỀU TẦNG LỚP TRÍ THỨC
Trong giai đoạn này, biểu tình là để khơi dậy ý thức của người dân, đặc biệt là giới trẻ. Nên thay đổi địa điểm và sách lược biểu tình.
Cần tranh thủ dịp hè để kêu gọi biểu tình trong giới sinh viên học sinh.
Bên cạnh đó là giới tiểu thương, công nhân, nông dân khi mà hàng hóa độc hại, và bước xâm lăng của Tàu cộng đang đe dọa trên mọi mặt của đời sống.
Mục tiêu toàn diện: Chống sự bành trướng của Tàu cộng.
Mục tiêu từng điểm:
- Đòi hủy bỏ các môn chính trị Mác-Lê/tư tưởng hcm, lịch sử (trong SVHS)
- Chống nhập hàng hóa Tàu cộng (tiểu thương)
- Cải thiện đồng lương và thực hiện an sinh xã hội (công nhân)
- Chống cướp đất đai (nông dân)
Nếu không muốn bị Tàu hóa, xin đồng bào
biểu tình và cổ động biểu tình!