17.7.11

Mỹ Vỡ Nợ?

Mỹ Vỡ Nợ? 
Vi Anh
Mỹ sẽ vỡ nợ? Không, không có chuyện chánh quyền Mỹ vỡ nợ đâu.

Chuyện tưởng như đùa nhưng có thật. Sự thật đó là Tổng Thống Mỹ và Lưỡng Viện Quốc Hội, hai đảng Cộng Hoà và Dân Chủ dù có những chủ trương ngân sách, thuế khoá, chương trình khác biệt nhau. Nhưng trước quyền lợi đất nước và nhân dân; tất cả những người của chánh quyền dân cử đó là một. Trong vấn đề ngân sách và vay nợ để công chi này, tổng thống, dân biểu nghị sĩ đang tìm cách dung hoà ngân sách, như quí vị tiền nhiệm đã làm từ lâu và nhiều lần đã qua trong tương quan hành pháp và lập pháp của Mỹ.
Hành Pháp, Lập Pháp đều là thành viên cấu thành của chánh quyển tam lập, hành pháp, lập pháp, tư pháp của Mỹ, nhưng Hành Pháp đại diện là TT Obama chạy vắt giò lên cổ rượt theo cây kim đồng hồ để vận động  Quốc Hội tăng  định mức được vay thêm nợ. Trong khi đó Lập Pháp, ở Hạ Viện khối đa số là Cộng Hoà  đòi hỏi hành pháp muốn  tăng định mức vay thêm thì Hành Pháp phải giảm chi, giảm thuế chánh yếu cho người giàu để họ đầu tư, còn ở Thượng Viện đa số thuộc Dân Chủ của Tổng Thống dù với đa số ít hơn trước chủ trương là cũng nên quân bình lại ngân sách nhưng không thể giảm chi nhiều quá mà cần tăng thuế nữa, tăng thuế người giàu..
Trên lý thuyết nếu hai bên không thoả hiệp được thì ngày 2 tháng Tám năm 2011 này, chánh quyền Mỹ nói chung coi NHƯ sẽ sụm bà chè vì  không có tiền để điểu hành chuyện nước việc dân.
Dân chúng có người lo chánh quyền Mỹ vỡ nợ, không có tiền giải quyết quốc kế dân sinh, khổ người nghèo, người bịnh không có tiền an sinh xã hội để sống và không có Medicare, Medicaid để chữa bịnh.
Nhưng lịch sử chứng minh không thể có chuyện đó đâu. Nước Mỹ đã trải qua hàng chục lần căng thẳng, tưởng đâu như bế tắc như thế nầy rồi. Nhưng những người dân cử rồi ra sẽ tương nhượng, dàn xếp  những quan niệm đối lập về ngân sách một cách lợi cho dân, lợi cho nước. Thoả hiệp là tinh thần chánh trị của Mỹ mà. Dung hoà ngân sách là tiền lệ đã có lâu đời ở Mỹ.
Thời gian còn lại quá mong manh, chỉ còn ba tuần lễ nữa thôi để nâng định mức nợ được phép vay lên tới  con số thiên văn học, 14,294 tỷ dollars hồi giữa tháng Năm,  đã ngập đầu  Hành Pháp sắp ngộp chết nếu Lập Pháp không cho nâng định mức lên.
Từ cái ngày định mạng nửa tháng Năm ấy, Tổng Nha Thuế vụ đã thu thuế hết sức, Bộ Trưởng Ngân Khố Timothy Geithner đã cố gắng hết sức mình, vận dụng nhiều biện pháp kỹ thuật tài chánh  để vay thêm nợ để tránh cho chánh quyền vỡ nợ. Nhưng đã đến lúc vô kế khả thi rồi, Hành Pháp không còn có thể làm việc được nữa nếu sau ngày 2 tháng Tám không được tăng địng mức vay thêm nợ.
TT Obama đã dành nhiều tuần lễ để thương lượng, dàn xếp, thoả hiệp với Quốc Hội. Mấy ngày gần đây mỗi ngày Ông mỗi họp với lãnh đạo Quốc Hội  bàn việc tăng định mức vay nợ lên.
Việc xin tăng định mức vay nợ lên Hành Pháp cũng đã làm nhiều lần rồi nên số nợ mới cao dữ vậy.Nhưng năm nay Hành Pháp gặp sự chống đối gay gắt của  Hạ Viện do đảng Cộng Hoà chiếm quyền đa số. Không phải khối đa số Cộng hoà ở Hạ Viện không cho, nhưng cho với điều kiện, đòi hỏi Hành Pháp do TT Obama thuộc Đảng Dân Chủ phải giảm chi.
Tiền lệ  rõ nét và quan trọng nhứt của định mức vay nợ này có từ năm 1917. Hành Pháp phải xin Lập Pháp, là cơ quan quyền lực tối cao của đất nước, trái tim khối óc của người dân Mỹ, tượng trưng quyền làm chủ đất nước của nhân dân. Năm đó Hành Pháp xin bỗ sung ngân sách nợ để điều hành Thế Chiến 1. Quốc Hội thảo luận biểu quyết cấp như đưa ra một định mức Hành Pháp không được vượt qua khi huy động số tiền cần thiết bằng cách in tiền và phát hành như vay xài trước và  thu thuế trả sau. Tiền lệ vào năm 1917 đó, Hành Pháp chỉ được vay 11,5 triệu. Định mức ấy tăng dần đến năm 2001 tăng lên 5,950 tỷ và bây giò lên 14,294  tỷ, mà 1 tỷ làm một ngàn triệu Đô la, nên con số đó như một con số thiên văn nghe phát chóng mặt. Nó bằng 93% của tổng sản lượng nội địa GDP của Mỹ.
Trong hơn hai năm làm tổng thống, riêng O Obama được Quốc Hội cho nâng ba lần định mức vay nợ để chi phiù. Nhưng khi xem xét dự thảo ngân sách của TT Barack Obama  trình hồi tháng Tư rồi, những nhà lập pháp Cộng Hoà quyết tâm đòi hỏi Hành Pháp Dân Chủ cắt giảm một số công chi. Số nợ phải vay thêm cho ngân sách năm nay là 1,600 tỷ.
Trên lý thuyết, theo Bộ Trưởng Ngân Khố nếu sau ngày 2 tháng 8 hai khối Dân Chủ và Cộng Hoà ở Quốc Hội lưỡng viện không thoả hiệp nâng định mức vay nợ lên thì tai hoạ  kinh tế tài chánh sẽ xảy ra cho nước Mỹ và cho thế giới nữa.
Tân Tổng Giám Đốc Quỹ Tiền Tệ Thế Giới Christine Lagarde cũng báo động. Còn công chức Mỹ không có lương, người già, cựu quân nhân không có tiền hưu và cấp dưỡng.
Bộ Trưởng Ngân Khố người xuất chi lo quính lên. Ông hy vọng Hành Pháp Lập Pháp dù chưa thoả hiệp được, thì Quốc Hội cũng cố cứu nước và cứu dân, bằng cách cho tăng định mức vay nợ lên chánh quyền có tiền điểu hành việc nước chuyện dân.
TT Obama cũng lo điếng lên, Ông đòi hỏi Cộng Hoà đối lập phải ngồi chung lại tìm một giải pháp thoả hiệp về công nợ. Phải làm chuyện đó xong trước ngày 2 tháng Tám. 
Cộng Hoà đối lập, đa số ở Hạ Viện đồng ý nâng định mức với điều kiện Hành Pháp Dân Chủ giảm công chi. Hành Pháp đồng ý giảm công chi để giảm khiếm hụt ngân sách.
4,000  tỷ trong vòng 10 năm bằng cách vừa giảm chi vừa tăng thuế nhưng tăng thuế nhà giàu trong khi Cộng Hoà dòi giảm để họ tăng đầu tư thêm việc làm cho dân chúng. 
Nhưng Khối Dân Chủ chiếm đa số ở Thượng Viện  không đồng ý giảm chi kinh phí xã hội và đòi hỏi tăng thu thuế của những người giàu.
Chuyện như thế này sẽ không bao giờ có ở xứ CS. Xứ CS thực chất không có chánh quyển tam lập, mọi quyển hành tóm thâu vào Đảng CS, nên không có vấn đề đụng chạm, đấu tranh giữa ba quyển  trong chế độ độc tài đảng trị toàn diện như CS. Mọi quyết định liên quan đến kinh tế, chánh trị đều do Bộ Chánh trị  của Đảng CS “chủ đạo” nên không có tranh chấp, không có đụng chạm trong nhà cầm quyền. Nhà cầm quyền rất im ắng nên Ba Duẩn, Tổng Bí Thư của Đảng CS mới khoe khoanG, chế độ CS dân chủ vạn lần hơn tư bản Mỹ. Nhưng sự im ắng đó là im ắng của những nấm mồ, của nhị tì chôn quyền tự do, dân chủ  của người dân mà quốc hội ở các nước dân chủ là con tim, khối óc, bàn tay ngăn chận, con mắt giám sát của người dân đối với chánh phủ. nhân dân.
Trở lại cuộc chạy đua nâng định mức vay nợ lên cao hơn của chánh quyền Mỹ. Hai khối Cộng Hoà và Dân chủ ở Lưỡng Viện Quốc Hội. Hành Pháp thuộc Dân Chủ và Lập Pháp thuộc Cộng hoà đa số ở Hạ Viện và Dân Chủ đa số ít hơn ở Thượng Viện nhứt  định sẽ có giải pháp. Vấn đề tăng định mức vay nợ cho ngân sách sẽ được  giải quyết trên tinh thần chánh trị thoả hiệp theo thủ tục và tiền lệ "dung hoà ngân sách" đã có từ rất lâu trong tương quan Hành Pháp và Lập Pháp./. ( Vi Anh)

Không có nhận xét nào: