Trong tập hồ sơ kỷ niệm ngày 11/09 đăng trên trang web của mình, Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền FIDH một lần nữa đã yêu cầu các nước hủy bỏ các luật lệ khắt khe được ban hành trong 10 năm qua, mà tác hại trên vấn đề bảo vệ quyền tự do dân chủ của mỗi người vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.
Theo Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền, ngày 11 Tháng Chín 2001 cũng đánh dấu sự khởi đầu của một sự thụt lùi thực thụ của các quyền và sự tự do. Ngay sau các cuộc tấn công, nhiều quốc gia, kể cả các thể chế dân chủ, đứng đầu là Mỹ và Anh, đã lập tức thông qua các luật lệ… hợp pháp hóa khả năng giam giữ vô hạn định kiều dân nước ngoài, không cần có tội danh cụ thể, mà chỉ cần là người đó bị tình nghi can dự vào các hoạt động khủng bố hoặc thậm chí chỉ cần bị nghi ngờ là có liên lạc với các tổ chức khủng bố.
Để minh họa cho thực trạng kể trên, Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền tố cáo đích danh Hoa Kỳ khi cho rằng cuộc chiến chống khủng bố đã “được dùng làm cái cớ để tra tấn tù nhân trong các trại giam như Guantanamo (ở Cuba) hay Abu Ghraib (ở Irak), hoặc trong nhiều trung tâm giam giữ bí mật tại các quốc gia khác”.
Theo FIDH, các biện pháp kể trên mà các thể chế dân chủ sử dụng, đã cho phép các nhà nước chuyên chế yên ổn áp dụng các luật lệ hà khắc tương tự để đẩy mạnh các hành vi đàn áp những người đấu tranh bảo vệ nhân quyền tại đất nước của họ.
Tệ hại hơn nữa, theo Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền, “nhờ mượn danh nghĩa chống khủng bố, một số chế độ độc tài đã được các nước phương Tây hỗ trợ thường là vô điều kiện, trong một thời gian dài, cho phép họ duy trì quyền lực”. FIDH trích dẫn ví dụ điển hình là trường hợp của chế độ Ben Ali tại Tunisia, đã “duy trì được quyền lực của mình nhờ nêu bật nguy cơ khủng bố lan rộng nếu chính quyền thay đổi”.
Một hình thức lợi dụng thứ ba, theo FIDH, là sự kiện một số quốc gia dùng chiêu bài chống khủng bố để thẳng tay đàn áp các nhóm thiểu số Hồi giáo trong nước mà không sợ bị quốc tế nhóm ngó hay trừng phạt. Đó là trường hợp của Nga đối với người Chechnya vùng Bắc Kavkaz hay là Trung Quốc đối với người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương chẳng hạn.
Cùng quan điểm với Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền, hôm nay, 11/09, Tổ chức Đại hội Duy Ngô Nhĩ Thế giới, trụ sở tại Berlin (Đức), đã tố cáo Bắc Kinh dùng chiêu bài tham gia cuộc chiến chống khủng bố trên toàn cầu do Hoa Kỳ chủ trương từ ngày 11/9/2011 đến nay, để đàn áp không thương tiếc sắc dân Duy Ngô Nhĩ tại vùng tự trị Tân Cương của họ.
Theo bà Rebiya Kadeer, lãnh đạo người Duy Ngô Nhĩ lưu vong, thì “chính quyền Trung Quốc đã nhìn thấy trong sự kiện ngày 11 tháng Chín lý do tuyệt hảo để đè bẹp mọi hình thức đấu tranh ôn hòa của người Duy Ngô Nhĩ bất đồng quan điểm trong các lãnh vực chính trị, xã hội và văn hóa”.
Đã có hàng ngàn người thuộc sắc dân này bị bỏ tù, thậm chí bị hành quyết vì bị Bắc Kinh cáo buộc là thành phần "khủng bố, ly khai và tôn giáo (cuồng tín)". Bà Kadeer giải thích : « Mặc dù số lượng các cuộc biểu tình chống lại chính sách của nhà nước đang ngày càng gia tăng trong cả nước, nhưng chỉ có các vụ do người Duy Ngô Nhĩ tiến hành là bị Trung Quốc mệnh danh là hoạt động khủng bố ».
Không chỉ có các tổ chức bảo vệ nhân quyền là mới lên tiếng. Ngày 09/09 vừa qua, Liên Hiệp Châu Âu cũng cho rằng cuộc chiến chống khủng bố, dù chính đáng, nhưng không thể tiến hành theo kiểu coi nhẹ các quyền tự do của con người.
Nhân buổi kỷ niệm 10 năm ngày 11/09, ông Jerzy Buzek, chủ tịch Nghị Viện Châu Âu cho rằng : « Nhiệm vụ của bất kỳ ai tin tưởng vào thể chế dân chủ là phải bảo đảm chuẩn mực cao nhất trong lãnh vực quyền tự do cá nhân ». Trong thời gian qua, Nghị Viện Châu Âu thường xuyên lên tiếng bảo vệ quyền tự do của mỗi người, và nhân các dịp đó, đã chỉ trích các biện pháp an ninh khe khắt mà Hoa Kỳ đã áp dụng sau ngày 11/9.
Trong cùng một chiều hướng, cũng ngày 09/09, bà Cecilia Malmstrom, Ủy viên Châu Âu đặc trách đối nội, đã cho rằng việc Hoa Kỳ chưa đóng cửa trại giam Guantanamo là một mối « nhục» cho nước Mỹ.
Theo Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền, ngày 11 Tháng Chín 2001 cũng đánh dấu sự khởi đầu của một sự thụt lùi thực thụ của các quyền và sự tự do. Ngay sau các cuộc tấn công, nhiều quốc gia, kể cả các thể chế dân chủ, đứng đầu là Mỹ và Anh, đã lập tức thông qua các luật lệ… hợp pháp hóa khả năng giam giữ vô hạn định kiều dân nước ngoài, không cần có tội danh cụ thể, mà chỉ cần là người đó bị tình nghi can dự vào các hoạt động khủng bố hoặc thậm chí chỉ cần bị nghi ngờ là có liên lạc với các tổ chức khủng bố.
Để minh họa cho thực trạng kể trên, Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền tố cáo đích danh Hoa Kỳ khi cho rằng cuộc chiến chống khủng bố đã “được dùng làm cái cớ để tra tấn tù nhân trong các trại giam như Guantanamo (ở Cuba) hay Abu Ghraib (ở Irak), hoặc trong nhiều trung tâm giam giữ bí mật tại các quốc gia khác”.
Theo FIDH, các biện pháp kể trên mà các thể chế dân chủ sử dụng, đã cho phép các nhà nước chuyên chế yên ổn áp dụng các luật lệ hà khắc tương tự để đẩy mạnh các hành vi đàn áp những người đấu tranh bảo vệ nhân quyền tại đất nước của họ.
Tệ hại hơn nữa, theo Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền, “nhờ mượn danh nghĩa chống khủng bố, một số chế độ độc tài đã được các nước phương Tây hỗ trợ thường là vô điều kiện, trong một thời gian dài, cho phép họ duy trì quyền lực”. FIDH trích dẫn ví dụ điển hình là trường hợp của chế độ Ben Ali tại Tunisia, đã “duy trì được quyền lực của mình nhờ nêu bật nguy cơ khủng bố lan rộng nếu chính quyền thay đổi”.
Một hình thức lợi dụng thứ ba, theo FIDH, là sự kiện một số quốc gia dùng chiêu bài chống khủng bố để thẳng tay đàn áp các nhóm thiểu số Hồi giáo trong nước mà không sợ bị quốc tế nhóm ngó hay trừng phạt. Đó là trường hợp của Nga đối với người Chechnya vùng Bắc Kavkaz hay là Trung Quốc đối với người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương chẳng hạn.
Cùng quan điểm với Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền, hôm nay, 11/09, Tổ chức Đại hội Duy Ngô Nhĩ Thế giới, trụ sở tại Berlin (Đức), đã tố cáo Bắc Kinh dùng chiêu bài tham gia cuộc chiến chống khủng bố trên toàn cầu do Hoa Kỳ chủ trương từ ngày 11/9/2011 đến nay, để đàn áp không thương tiếc sắc dân Duy Ngô Nhĩ tại vùng tự trị Tân Cương của họ.
Theo bà Rebiya Kadeer, lãnh đạo người Duy Ngô Nhĩ lưu vong, thì “chính quyền Trung Quốc đã nhìn thấy trong sự kiện ngày 11 tháng Chín lý do tuyệt hảo để đè bẹp mọi hình thức đấu tranh ôn hòa của người Duy Ngô Nhĩ bất đồng quan điểm trong các lãnh vực chính trị, xã hội và văn hóa”.
Đã có hàng ngàn người thuộc sắc dân này bị bỏ tù, thậm chí bị hành quyết vì bị Bắc Kinh cáo buộc là thành phần "khủng bố, ly khai và tôn giáo (cuồng tín)". Bà Kadeer giải thích : « Mặc dù số lượng các cuộc biểu tình chống lại chính sách của nhà nước đang ngày càng gia tăng trong cả nước, nhưng chỉ có các vụ do người Duy Ngô Nhĩ tiến hành là bị Trung Quốc mệnh danh là hoạt động khủng bố ».
Không chỉ có các tổ chức bảo vệ nhân quyền là mới lên tiếng. Ngày 09/09 vừa qua, Liên Hiệp Châu Âu cũng cho rằng cuộc chiến chống khủng bố, dù chính đáng, nhưng không thể tiến hành theo kiểu coi nhẹ các quyền tự do của con người.
Nhân buổi kỷ niệm 10 năm ngày 11/09, ông Jerzy Buzek, chủ tịch Nghị Viện Châu Âu cho rằng : « Nhiệm vụ của bất kỳ ai tin tưởng vào thể chế dân chủ là phải bảo đảm chuẩn mực cao nhất trong lãnh vực quyền tự do cá nhân ». Trong thời gian qua, Nghị Viện Châu Âu thường xuyên lên tiếng bảo vệ quyền tự do của mỗi người, và nhân các dịp đó, đã chỉ trích các biện pháp an ninh khe khắt mà Hoa Kỳ đã áp dụng sau ngày 11/9.
Trong cùng một chiều hướng, cũng ngày 09/09, bà Cecilia Malmstrom, Ủy viên Châu Âu đặc trách đối nội, đã cho rằng việc Hoa Kỳ chưa đóng cửa trại giam Guantanamo là một mối « nhục» cho nước Mỹ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét