Theo Liberty Times, chuyến đi này nhằm thu hút sự chú ý của một số nước láng giềng hiện đang có tranh chấp về chủ quyền tại quần đảo Trường Sa, như Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Brunei, Malaysia.
Tuy nhiên, theo AFP, phát ngôn viên của tổng thống Mã Anh Cửu lại nói rằng lãnh đạo Đài Loan hiện chưa có kế hoạch tới thăm đảo Ba Bình.
Ngoại trừ Brunei, tất cả các bên tranh chấp đều có binh lính của mình hiện diện trên các hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa.
Quần đảo Trường Sa có hơn 100 đảo lớn nhỏ, bãi đá, với tổng diện tích khoảng 5 km vuông.
Tháng Hai năm 2008, ông Trần Thủy Biển là tổng thống Đài Loan đầu tiên đến đảo Ba Bình, ở Trường Sa. Vào thời điểm đó, Việt Nam và Philippines đã phản đối mạnh mẽ chuyến đi này.
Tháng Bẩy vừa qua, hải quân Đài Loan đã đưa một nhóm các nhà nghiên cứu, học giả tới đảo Ba Bình, bất chấp những căng thẳng tại vùng có tranh chấp chủ quyền. Từ đầu năm nay, Việt Nam và Philippines đã nhiều lần tố cáo những hành động gây hấn của Trung Quốc, không chỉ ở khu vực có tranh chấp chủ quyền mà ngay trong lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế của hai nước.
Tuy nhiên, theo AFP, phát ngôn viên của tổng thống Mã Anh Cửu lại nói rằng lãnh đạo Đài Loan hiện chưa có kế hoạch tới thăm đảo Ba Bình.
Ngoại trừ Brunei, tất cả các bên tranh chấp đều có binh lính của mình hiện diện trên các hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa.
Quần đảo Trường Sa có hơn 100 đảo lớn nhỏ, bãi đá, với tổng diện tích khoảng 5 km vuông.
Tháng Hai năm 2008, ông Trần Thủy Biển là tổng thống Đài Loan đầu tiên đến đảo Ba Bình, ở Trường Sa. Vào thời điểm đó, Việt Nam và Philippines đã phản đối mạnh mẽ chuyến đi này.
Tháng Bẩy vừa qua, hải quân Đài Loan đã đưa một nhóm các nhà nghiên cứu, học giả tới đảo Ba Bình, bất chấp những căng thẳng tại vùng có tranh chấp chủ quyền. Từ đầu năm nay, Việt Nam và Philippines đã nhiều lần tố cáo những hành động gây hấn của Trung Quốc, không chỉ ở khu vực có tranh chấp chủ quyền mà ngay trong lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế của hai nước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét