10.9.11

Học tập và noi gương theo Bác “zĩ đại”


Học tập và noi gương theo Bác “zĩ đại”

Nhân dịp tòan dân biểu tình chống Tàu từ ngày 5-6 (ngày Bác ra đi tìm đường cứu nước) và bị chính quyền VGCS đàn áp dự dội vì tội yêu nước. Đồng bào họat động noi gương Bác lần đầu tiên bị các đồng chí lãnh đạo “phản thùng” đau hơn mất sổ gạo tiêu chuẩn.
Nhớ ngày xưa khi có phạm trù “Bác” …

Từ bé, đã biết hình ảnh Bác ăn sâu vào óc trẻ thơ. Ngước nhìn trên tường: có ảnh bác. Cả nhà đi chợ cầm tiền: ảnh Bác. Từ những tờ bạc giấy “Bác xanh xao” (20 đồng), “Bác hồng hào” (30 đồng) , “Bác sắm tàu để Bác vượt biên” (tờ 100 đồng năm 85)… Tượng bán thân của Bác như cảnh tội nhân bị chém ngang lưng bày biện khắp chốn công quyền cho dân nhìn thấy. Hình ảnh bác trưng bày khắp nơi.
Ngày xưa ảnh thánh Họ Hồ,
Khắp nơi nước Việt chổ nào cũng treo,
Hội trường, nhà khách, chuồng tiêu,
Người người sùng bái, kính yêu cha già.
(Chưa dám viết tiếp mấy câu “phản động”:
Việt Nam dân chủ cộng hòa,
Đảng ta là mẹ, bác Hồ là cha.
Trải qua mấy trận phong ba,
Bác Hồ chết sớm, Đảng ta góa chồng.
Ông Chinh, Ông Duẩn, ông Đồng,
Tranh nhau để được làm chồng Đảng ta.
Chính chuyên chính hiệu Đảng ta,
Chính chuyên sao lại có hai ba chồng ?
Đến thời mở cửa (còn run?)
Người ta tháo ảnh thay khung vội vàng.
Bỏ Hồ thay ảnh cô nàng,
Britney xinh đep có hàng mi cong…)
Hơi lạc đề xin quay lại…
Bác chỉ khiêm tốn thua Xít-ta-lin do trẻ nhỏ Việt Nam lúc cất tiếng nói đầu đời đã biết :
Yêu biết mấy khi con tập nói,
Tiến đầu đời hai chữ Sta-lin… (Tố Hữu).
Người ta dạy trẻ yêu Bác trước khi yêu đấng sinh thành. Bác dành làm cha chung của tất cả mọi ngưới. Do dân Việt có chỉ tiêu sinh 2 con nên chắc ăn nhất Bác dành trước chức Bác để trừ hao bảo đảm có quyền hành trên cha. Vừa làm cha, vừa làm bác cho chắc như bắp.
Dạy rằng Bác yêu thiếu nhi với hình ảnh Bác ôm các nhi đồng (chỉ tòan với nhi đồng gái) treo khắp nơi. Tình yêu của Bác nồng nàn, mùi mẫn tựa hồ phim Mỹ:
Các nhà độc tài trên thế giới đều có hình ảnh vui đùa yêu mấn với trẻ nhỏ. Song Hitler đã hơn Bác một bậc mà Bác không thèm để tâm đến: Hitler ít ra yêu thương loài vật hơn Bác một tí tẹo !
Trẻ em noi gương Bác phải ăn cơm không được rơi vãi một hột. Không phải vì sợ chết xuống âm phủ bị quỷ sứ bắt ăn dòi mà để học tiết kiệm hay đúng hơn là hà tiện giống Bác cho đúng điệu. Thậm chí nhớ rằng khi thấy tờ giấy nào rơi giữa đường, cũng phải cúi xuống nhặt và xếp bỏ vào túi để dùng trở lại !
Buổi sáng thức dậy phải bắt chước Bác tập thể dục đều đặn. Khi có phong trào Thái Cực Quyền, các em lại thấy hình ảnh và phim quay lại cảnh Bác luyện tâp. Chừng vài năm khi Pháp Luân công thịnh hành, hy vọng đàn con cháu sẽ thấy những thước phim DVD hay blu-ray của Bác vốn từng tiên đóan sự kiện này chờ đúng lúc tung ra cho hậu sinh thưởng thức (!) Trước mắt đã có ít hình ảnh như sau để chứng minh:
Coi như thứ gì Bác cũng làm rồi bắt người ta bắt chước, kể cả các thú vui mà ngày nay hòan toàn biến thái dần:
Còn khi làm việc, Bác làm gương cho chúng ta hầu hết tất cả các nghề mà bác có thể nhúng tay vào:
(theo http://quanvan.net/index.php?view=story&subjectid=26988 ) Từ làm bồi bàn, trồng rau, nuôi cá, tưới cây, nhạc trưởng đến quấn khố chài lưới, đi tu..)
tiếc rằng Bác không đủ sống lâu để cập nhật cái nghề Osin vốn là cái nghề cùng đinh của dân vô sản, hay làm công nhân hợp tác lao động trong thời kỳ suy tàn của chết độ.
Bác càng có nhiều ngón nghề thì càng khổ cho con cháu bắt chước “đu” theo mệt xỉu.
Đó là những nghề đẳng cấp theo kiểu VN.
Chúng ta thông cảm lúc bấy giờ Việt Nam còn nghèo, nên bác không thể có những hình ảnh như của ông Putin ngày nay: láy máy bay siêu thanh, đi tàu ngầm, lái xe tăng, chạy siêu xe, …
Riêng mấy món ăn chơi kiểu tàu bay, tàu ngầm model Côn Đảo thời Pháp thuộc đã được các đồng chí liệt sĩ của Bác thực hiện trước và không thể sống lại để kể cho Bác biết hay dỡ thế nào, mà nhất là Bác chết từ hồi 69 nên các cháu thông cảm cho bác chưa biểu diễn được để noi theo. Hơn nữa nước Việt còn nghèo, ăn uống thiếu dinh dưỡng kinh niên cộng với khí hậu nóng như chảo lửa quanh năm, Bác lại chưa từng có được một thân hình cơ bắp như ông Putin để cởi trần trên lưng ngựa dạo trong khu rừng lạnh giá “show hàng” cho phóng viên chụp đăng ảnh.
Cuộc đời Bác giản dị. Nhất là đôi dép Bác cả đời chỉ có một. Cái chén ăn chỉ có một. Mà sau này khi Bác không còn nữa thì mỗi bảo tàng lại đều có một cái chén để trưng bày.
Những chuyện lặt vặt liệt kê ra không xuể. Có lẽ tác giả Kiều Phong là người minh họa tương đối kỹ về Bác qua tác phẩm chân dung “Bác” Hồ. Các chú các bác (bác không viết hoa) nên tìm đọc thêm sẽ rõ. Đừng ai sốt ruột.
Thân xác Bác “đồng trinh” hơn bất cứ ai khác. Bác thu gom tất cả các tinh hoa của tôn giáo “thuốc phiện” để làm thanh sạch thân thế Bác. Bố thằng nào không tin thì bị “trọng tội” đày đi mút mùa ráng chịu. Bao nhiêu nhân chứng của Bác: Tăng tuyết Minh, Thị Xuân, Thị Ngát, thì vàng, Tất Trung … đã giúp minh oan cho Bác. Báo Làng Văn có bài thơ như sao đễ diễn tả (bên cạnh bức ảnh Bác “múa đôi” với một “đồng chí gái” do báo Time chụp khỏang 1956):
Cháu nhảy đựa, Bác nhảy đầm…
Đìa vơi nước cạn, mưa dầm hạt trôi…
Dạt người mỗi lúc múa đôi
(Quên mất một đọan)…
Múa đôi thấy vậy tuy xa mà gần.
Thương đời lỡ bước trao thân,
Mắt rơi ngấn lệ, khô dần khỏi lau.
Trùm chăn đập búa vào đầu,
Vợ Hồ chủ tịch chúng đâu có chừa.
Từ nay cho tới ngàn xưa,
Trúc tre ghi tội, mây mưa xóa lời.
Xóa sạch các dấu vết như thế quả là Bác trong sạch hơn cả !
Những việc làm tốt của ai đó đều được Bác dựng lại chuyện của Bác rồi sau khi Bác chết gần 30 năm sau, đám thừa hành của Bác sáng tác ra tư tưởng HCM bắt nhân dân dùi mài học ngày đêm nhằm sau này tạo ra một thế hệ tham quan và tiểu sát thủ giết đồng bào mình như giết quân xâm lược. Thông cảm cho Bác khi đám thừa hành của Bác học tập Bác không đến đầu đến đũa nên đã quên phắc “insert” bài học tình thương, lòng hiếu thảo với gia đình, đồng bào vào trong cái tư tưởng “cha già con muộn” của Bác.
Nhờ đi theo con được Bác đi, dù bi đát cho nhân dân thế nào song vẫn không ít người vẫn nồng nàn nhớ ơn Bác:
Bây giờ ăn trốc ngồi trên,
Chúng con thà chết chẳng quên ơn người.
Bác Hồ ơi! bác Hồ ơi!
Giữa hai chân cẳng rã rời chúng con…
Cu gáy mùa hoa gạo son,
Cẳng chân Bác nhảy chúng con mệt nhòai.
Lủng lả lủng lẳng củ khoai,
Rễ con tua tủ mọc dài hơn râu.
Mỗi lần thọc xuống vực sâu,
Bác lại nắm đầu nâng chúng con lên…
(Trích từ báo Làng Văn)
Nhớ ơn Bác vì đã được lên hàng “chúng ông” nắm cả vận nước dù đất nước qua tay bao nhiêu đế quốc chăng nữa..
Thằng Nga, thằng Mỹ, thằng Tàu,
Thằng Nga sau trước giống nhau một tuồng.
Nước ta như đĩ trần trưồng,
Tay che kín vú thì L. hở ra.
Theo Tây, Bảo Đại sống già,
Bạc bài ngất ngưởng xướng ca rộn ràng.
Theo Mỹ, vừa giàu vừa sang,
Ngu như thằng Thiệu vững vàng… chất non.
Theo Tàu, Bác bán linh hồn,
Xác phơi lăng mộ, không chôn, để thờ.
Theo Nga, phất đỏ ngọn cờ,
Máu dân thâm đọng, cơ đồ tả tơi.
Thương thay con đĩ hết thời,
Nằm nhà thương thí, chửi đời bạc đen.
Nước trong nhờ biết đánh phèn,
Tài tình khôn khéo đổi hèn ra sang.
Đảng ta giờ vẫn vinh quang,
Lúc ôm chân Mỹ, lúc quàng chân Hoa.
Nước non vẫn nước non nhà,
Nhà đây phải hiểu là nhà…CHÚNG ÔNG    !
(Trích từ báo Làng Văn)
Có thể bắt chước Bác nhà ta tất cả trừ một việc… là Cứu nước !
Và biểu tình yêu nước phải xin phép ! Và đã có nhà nước lo vì vấn đề nhạy cảm và tế nhị.
Cấm dưới mọi hình thức tự do biểu tình, tự do ngôn luận, tự do bày tỏ lòng yêu nước !
“Ra đi tìm đường cứu nước” càng không có cửa.
Nhờ vậy áo mặt không qua khỏi đầu. Và Bác mới còn cái gì đó độc quyền.
Ngày từ những năm đầu nắm chính quyền, nhân dân không được xuất cảnh. Công nhân viên càng bị cấm cửa. Ngày nay, tuy rằng có tự do du lịch cho nhân dân hơn nhưng những ai theo nghề bảo vệ chế độ như công an, an ninh… vẫn không được tự do xuất cảnh du lịch. Sợ rằng qua đó cứu nước không nổi và đòi kéo cả gia đình con cháu sang đó để viện binh cho sự nghiệp cứu nước của mình thì trong nước không còn ai bảo vệ chế độ cả.
Nói thêm, riêng với các cấp lãnh đạo lại còn phải kiêng dè một điểm, không ai dám to gan bắt chước Bác: để râu. Đó là một độc quyền để khẳng định thương hiệu của Bác..
Râu người Việt lúc trẻ thì có màu đen, càng già thì càng “mix” thêm trắng, mà râu lại không màu mè hoa hóet đỏ, trắng, vàng … như đẳng cấp của lân Ba Tàu ngày tết. Vì thế khi Bác đã có râu, không ai dám đăng ký bắt chước, dù là khác đi hình thức.
Báo Làng Văn của người Việt hải ngọai đã từng có câu thơ diễn tả như sau:
Có người hỏi Phạm Văn Đồng,
Ngoài chín mươi tuổi râu không sợi nào.
Đồng rằng: “Hãy trả lời tao,
Trong bộ chính trị, thằng nào để râu?”
Học tập noi gương bắt chước Bác đâu có dễ !
Con hơn cha nhà có phúc là điều không tưởng. Nhất là khi Bác làm Bác, vừa đòi làm cha của dân tộc, việc này khó hơn nhiều.
-      Ai cũng nhận Bác làm bác kể cả cha mẹ mình, ông nội mình, chống mình, vợ mình, con mình, cháu mình. Như thế là một xã hội nếu không lọan luân gây suy thóai nòi giống thì cũng già nua suy yếu dần không ai dám nối dõi do tất cả đều đồng máu huyết. Ngay Quốc Tổ Lạc Long Quân còn chưa dám nhận mình là cha già của dân tộc, chỉ riêng Bác mới chừng 55 tuổi đầu đã liều mạng nhảy phóc lên ngôi bác/cha còn đang bỏ trống từ ngàn năm nay.
-      Mà Bác lại tuyên bố không có vợ. Thử hỏi cha già dân tộc mà lại không có vợ sinh con, một hình thức triệt sản, thì bất hạnh cho dân tộc Việt Nam biết bao !
-      Con cháu mà giỏi hơn cha (chung) hay bác thì mang tiếng phạm thượng. Cứ thế sau vài thế hệ thì trí thông minh dân tộc thoái hóa, trở về động vật thông thường.
-      Mác đã nói nhờ lao động, con người tách khỏi động vật. Ta cần đính chính bổ sung thêm: nhờ bác, con người trở về động vật.
Những yếu tố có tầm chiến lược nêu trên, tuy rằng chiến thuật có thể sai thì vẫn đi đến kết quả đúng, quả là nguy đến nơi:
Nỗi diệt chủng vừa lo vừa sợ,
Nòi giống ta biết có còn không ?
Nói ra ai chẳng sờn lòng,
Cha con ly tán, vợ chồng lìa tan.
Nghĩ những lúc bầm gan tím ruột,
Vạch trời kêu mà tuột gươm ra.
Cùng xương, cùng thịt, cùng da,
Cùng hòn máu đỏ giống nhà Lạc Long.
Thế mà chịu trong vòng Đảng trị, (câu cải biên)
Sáu sáu (66) năm nô lệ lầm than (câu cải biên),
Than ôi Bách Việt giang san,
Thông minh đã sẵn, khôn ngoan có thừa.
Hồn mê mộng tỉnh chưa, chưa tỉnh,
Anh em ta biết tính làm sao ?…
(Á Tế Á Ca).
“Tôi viết đồng bào đọc rõ không ?”
Nếu rõ, thì xin tạm kết thúc, mong tất cả vui lòng đính chính nếu thấy bài viết này sai.
Kính.
Dân Đen (phiếm luận)

Không có nhận xét nào: