Tuyên bố của Lào được giới quan sát xem là quả bóng thăm dò gởi đến ba nước Việt Nam, Cam Bốt và Thái Lan, đó là những quốc gia đã công khai phản ứng dự án này.
Nhật báo Thái Lan The Nation vào hôm nay, 11/09/2011, trích tin từ hãng Bloomberg cho biết, ông Viraphonh Viravong, Tổng giám đốc Tổng cục Điện lực Lào đã xác nhận ý định nói trên trong một cuộc phỏng vấn tại Hà Nội ngày 08/09/2011. Ông nói : « Chúng tôi mong muốn khởi động công trình vào cuối năm nay khi mùa khô đến. Chúng tôi muốn giải thích để cho các nước khác cảm thấy thoải mái. Nếu họ vẫn còn có thái độ rất tiêu cực về dự án này, tất nhiên chúng tôi sẽ dành nhiều thời gian hơn để giải thích ».
Theo một bài trình bày của Công ty Điện lực quốc gia Lào tại một hội nghị ở Hà Nội hôm 08/09, Xayaburi sẽ là con đập đầu tiên trong số 8 con đập mà Lào dự trù xây dựng trên dòng chính sông Mêkông, đoạn chảy qua nước này. Tính tới năm 2020, Lào sẽ sản xuất ra khoảng 38.000 MW điện, gấp 15 lần so với nhu cầu trong nước, do đó nguồn điện dư thừa dồi dào sẽ được bán cho các nước láng giềng.
Vấn đề đặt ra là dự án Xayaburi đã bị các nước láng giềng, đặc biệt là Việt Nam, cực lực phản đối vì tác hại tiềm tàng đối với môi trường và đời sống hàng chục triệu cư dân phía dưới con đập. Các nhóm bảo vệ môi trường cho rằng đập Xayaburi đe dọa đời sống của hàng chục ngàn người ở khu vực Biển Hồ tại Cam Bốt, cũng như gây thiệt hại nghiêm trọng cho nông dân trồng lúa ở vùng đồng bằng sông Cửu Long ở miền Nam Việt Nam, vốn cũng phải đối phó với nguy cơ mực nước biển dâng cao. Ngay cả các dân làng sống ven sông ở Thái Lan cũng phản đối con đập.
Hồi đầu năm, Việt Nam đã đề nghị đình hoãn mọi kế hoạch xây dựng đập trên dòng chính sông Mêkông ở khu vực hạ nguồn, chờ nghiên cứu thấu đáo tác động môi trường của các công trình này. Và mới tháng Bảy vừa qua, trong một cuộc họp với 4 đối tác từ các nước hạ nguồn sông Mêkông tại Bali, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã nhắc lại lời kêu gọi kể trên. Một bản nghiên cứu đầu tiên của Lào đã bị đánh giá là chưa đầy đủ, buộc chính quyền Viêng Chăn phải xem xét lại.
Theo ông Viraphonh, Lào đã chuyển cho phía Việt Nam bản đánh giá mới do công ty Thụy Sĩ Poyry Energy AG thực hiện, và có kế hoạch lần lượt làm việc với Thái Lan và Cam Bốt để thảo luận về các khuyến cáo, cho dù Viêng Chăn có toàn quyền xúc tiến công việc xây dựng vào bất kỳ lúc nào.
Đối với ông Viraphonh, công ty Poyry đã khẳng định là thiết kế của đập Xayaburi hoàn toàn phù hợp với bản hướng dẫn thiết kế sơ bộ của Ủy hội sông Mêkông, cũng như các tài liệu thiết kế quốc tế khác. Công ty này cũng đề nghị cải tiến vấn đề vận chuyển trầm tích và các phương tiện giúp cá vượt qua đập nước.
Theo bài thuyết trình về đề án Xayaburi, công ty thẩm định Poyry tin tưởng rằng « mọi tác động dài hạn tiềm tàng đến khu vực hạ lưu đều sẽ không đáng kể » nếu các đề nghị thay đổi thiết kế được thực hiện. Đối với phía Lào, như vậy là công trình đã được một cơ quan kỹ thuật độc lập nổi tiếng thế giới bật đèn xanh, do đó, không còn gì cấm cản Lào xúc tiến công việc xây dựng.
Nhật báo Thái Lan The Nation vào hôm nay, 11/09/2011, trích tin từ hãng Bloomberg cho biết, ông Viraphonh Viravong, Tổng giám đốc Tổng cục Điện lực Lào đã xác nhận ý định nói trên trong một cuộc phỏng vấn tại Hà Nội ngày 08/09/2011. Ông nói : « Chúng tôi mong muốn khởi động công trình vào cuối năm nay khi mùa khô đến. Chúng tôi muốn giải thích để cho các nước khác cảm thấy thoải mái. Nếu họ vẫn còn có thái độ rất tiêu cực về dự án này, tất nhiên chúng tôi sẽ dành nhiều thời gian hơn để giải thích ».
Theo một bài trình bày của Công ty Điện lực quốc gia Lào tại một hội nghị ở Hà Nội hôm 08/09, Xayaburi sẽ là con đập đầu tiên trong số 8 con đập mà Lào dự trù xây dựng trên dòng chính sông Mêkông, đoạn chảy qua nước này. Tính tới năm 2020, Lào sẽ sản xuất ra khoảng 38.000 MW điện, gấp 15 lần so với nhu cầu trong nước, do đó nguồn điện dư thừa dồi dào sẽ được bán cho các nước láng giềng.
Vấn đề đặt ra là dự án Xayaburi đã bị các nước láng giềng, đặc biệt là Việt Nam, cực lực phản đối vì tác hại tiềm tàng đối với môi trường và đời sống hàng chục triệu cư dân phía dưới con đập. Các nhóm bảo vệ môi trường cho rằng đập Xayaburi đe dọa đời sống của hàng chục ngàn người ở khu vực Biển Hồ tại Cam Bốt, cũng như gây thiệt hại nghiêm trọng cho nông dân trồng lúa ở vùng đồng bằng sông Cửu Long ở miền Nam Việt Nam, vốn cũng phải đối phó với nguy cơ mực nước biển dâng cao. Ngay cả các dân làng sống ven sông ở Thái Lan cũng phản đối con đập.
Hồi đầu năm, Việt Nam đã đề nghị đình hoãn mọi kế hoạch xây dựng đập trên dòng chính sông Mêkông ở khu vực hạ nguồn, chờ nghiên cứu thấu đáo tác động môi trường của các công trình này. Và mới tháng Bảy vừa qua, trong một cuộc họp với 4 đối tác từ các nước hạ nguồn sông Mêkông tại Bali, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã nhắc lại lời kêu gọi kể trên. Một bản nghiên cứu đầu tiên của Lào đã bị đánh giá là chưa đầy đủ, buộc chính quyền Viêng Chăn phải xem xét lại.
Theo ông Viraphonh, Lào đã chuyển cho phía Việt Nam bản đánh giá mới do công ty Thụy Sĩ Poyry Energy AG thực hiện, và có kế hoạch lần lượt làm việc với Thái Lan và Cam Bốt để thảo luận về các khuyến cáo, cho dù Viêng Chăn có toàn quyền xúc tiến công việc xây dựng vào bất kỳ lúc nào.
Đối với ông Viraphonh, công ty Poyry đã khẳng định là thiết kế của đập Xayaburi hoàn toàn phù hợp với bản hướng dẫn thiết kế sơ bộ của Ủy hội sông Mêkông, cũng như các tài liệu thiết kế quốc tế khác. Công ty này cũng đề nghị cải tiến vấn đề vận chuyển trầm tích và các phương tiện giúp cá vượt qua đập nước.
Theo bài thuyết trình về đề án Xayaburi, công ty thẩm định Poyry tin tưởng rằng « mọi tác động dài hạn tiềm tàng đến khu vực hạ lưu đều sẽ không đáng kể » nếu các đề nghị thay đổi thiết kế được thực hiện. Đối với phía Lào, như vậy là công trình đã được một cơ quan kỹ thuật độc lập nổi tiếng thế giới bật đèn xanh, do đó, không còn gì cấm cản Lào xúc tiến công việc xây dựng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét