THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM - Tài liệu tham khảo đặc biệt
Basamnews
TTXVN (Bắc Kinh 18/10)
Bài viết của tác giả Lăng Đức Quyền, nghiên cứu viên thuộc Trung tâm nghiên cứu các vấn đề quốc tế của Tân Hoa Xã, nguyên Trưởng phân xã Tân Hoa Xã tại Hà Nội, đăng trên tuần san tin tức “Liêu Vọng” số 42, ra ngày 17/10/2011, nhan đề:
“Gặp gỡ cấp cao Trung-Việt có ý nghĩa to lớn. Lấy đại cục làm trọng, xuất phát từ tầm cao chiến lược và toàn cục, thông qua hiệp thương hữu nghị, xử lý ổn thoả vấn đề trên biển, khiến Nam Hải (Biển Đông) trở thành biển của hoà bình, hữu nghị, hợp tác”. Dưới đây là nội dung bài viết:
***
Màu Thu tháng Mười, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Trung Quốc, hội đàm và hội kiến với Tổng bí thư Đảng Cộng sản, Chủ tịch nước Trung Quốc Hồ Cẩm Đào và những nhà lãnh đạo khác của Trung Quốc. Hai bên đã ký nhiều văn kiện hợp tác quan trọng, đồng thời ra Tuyên bố chung.
Trong bối cảnh tình hình quốc tế có những thay đổi sâu sắc và phức tạp, thời điểm, quy mô, nghi thức và thành quả của cuộc gặp gỡ cấp cao Trung-Việt lần này đã khiến các nhà quan sát các nước hết sức quan tâm.
Đây là chuyến thăm đầu tiên của đồng chí Nguyễn Phú Trọng sau khi nhậm chức Tổng bí thư hồi đầu năm nay, cũng là lần gặp gỡ tối cao đầu tiên giữa hai đảng, hai nước Trung-Việt kể từ khi bắt đầu thập niên lần thứ hai của thế kỷ mới. Thành quả đạt được qua chuyến thăm liên quan tới rất nhiều phương diện trong việc tiếp tục thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa Trung Quốc và Việt Nam phát triển ổn định, lành mạnh. Báo “Quân đội nhân dân”, tờ báo chính thức của Nhà nước Việt Nam cho biết chuyến thăm lần này là “sự kiện chính trị có ý nghĩa quan trọng đặc biệt trong mối quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam-Trung Quốc”.
Quý trọng quan hệ Trung-Việt từ góc độ chiến lược, lâu dài
Tháng 11/1991 trong bối cảnh Liên Xô – Đông Âu khủng hoảng, thế giới có những thay đổi lớn, Trung Quốc và Việt Nam đã thực hiện bình thường hoá quan hệ giữa hai đảng hai nước theo tinh thần “khép lại quá khứ, hướng tới tương lai”. Hai mươi năm qua là 20 năm hai đảng hai nước tăng thêm sự tin cậy lẫn nhau, hợp tác hữu nghị. Hai bên đã xây dựng và phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện theo “Phương châm 16 chữ” (Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng đến tương lai) và “Tinh thần 4 tốt” (Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt). Cuộc gặp cấp cao lần này sẽ nâng quan hệ Trung-Việt lên một tầm cao mới.
Tổng Bí thứ Hồ Cẩm Đào nhấn mạnh, quan hệ hai đảng hai nước Trung-Việt phát triển ổn định, lành mạnh là phù hợp với lợi ích căn bản của nhân dân hai nước, có ý nghĩa quan trọng đối với việc thúc đẩy xây dựng hiện đại hoá ở hai nước xã hội chủ nghĩa một cách thuận lợi, cũng như đối với hoà bình, phát triển ở châu Á và cả thế giới. Đảng và Chính phủ Trung Quốc luôn nhìn nhận quan hệ Trung-Việt xuất phát từ tầm cao chiến lược và lâu dài, nguyện cùng với Việt Nam bảo vệ tốt, phát triển tốt mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung Quốc – Việt Nam theo “Phương châm 16 chữ” và “Tinh thần 4 tốt”.
Nhà lãnh đạo Trung Quốc đã nhiều lần cho biết hiện nay công tác xây dựng đang và phát triển quốc gia của Trung Quốc và Việt Nam đang đứng trước những cơ hội và thách thức giống nhau. Trung Quốc nguyện cùng với Việt Nam quý trọng, giữ gìn và phát triển hơn nữa mối quan hệ đối tác hơp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước, nâng cao lòng tin chính trị lẫn nhau, làm sâu sắc thêm quá trình hợp tác thiết thực, giải quyết ổn thoả vấn đề tồn tại trong quan hệ song phương, cùng nâng cao khả năng và trình độ cầm quyền của Đảng Cộng sản, cùng thúc đẩy xây dựng hiện đại hoá xã hội chủ nghĩa.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tỏ ý hoàn toàn nhất trí với 5 điểm kiến nghị của Tổng bí thư Hồ Cẩm Đào về việc phát triển quan hệ song phương. Đồng chí Nguyễn Phú Trọng cho biết 61 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, đặc biệt là sau 20 năm bình thường hoá quanhệ, quan hệ hai nước đã phát triển toàn diện, nhanh chóng, hợp tác trong các lĩnh vực thu được những thành quả có ý nghĩa lịch sử. Quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam-Trung Quốc “vừa là đồng chí vừa là anh em” do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Mao Trạch Đông đích thân xây dựng, được các thế hệ lãnh đạo hai đảng, hai nước dầy công vun đắp, là tài sản quý báu của nhân dân hai nước, cần phải củng cố và phát triển cho nhiều thế hệ.
Nhà lãnh đạo Việt Nam nhấn mạnh, Đảng và Chính phủ Việt Nam hết sức coi trọng việc phát triển quan hệ với Trung Quốc, đặt phát triển quan hệ với Trung Quốc ở vị trí ưu tiên trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam. Việt Nam sẽ kiên trì “Phương châm 16 chữ” và “Tinh thần 4 tốt”, làm cho các chuyến thăm qua lại lẫn nhau gắn bó chặt chẽ hơn, tăng cường lòng tin chính trị, làm sâu sắc thêm sự hợp tác cùng có lợi trong các lĩnh vực, làm phong phú thêm nội dung giao lưu giữa nhân dân hai nước, tăng cường phối hợp trong các vấn đề quốc tế và khu vực, nâng quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện lên một tầm cao mới.
Một loạt nhận thức chung quan trọng đạt được giữa nhà lãnh đạo hai nước phù hợp với lòng dân ở hai nước, thuận theo trào lưu thời đại, đã chỉ rõ phương hướng đúng đắn, mở rộng triển vọng tốt đẹp hơn cho quan hệ Trung-Việt.
Nâng cao lòng tin chính trị, giải quyết ổn thoả bất đồng
Giữa nước này với nước khác tồn tại bất đồng hoặc tranh chấp dạng này dạng khác là hiện tượng không hiếm gặp trên thế giới. Trung Quốc nhất quán chủ trương giải quyết tranh chấp quốc tế bằng phương thức hoà bình, ra sức thực hiện chính sách láng giềng hữu nghị, chủ trương các nước trong khu vực tôn trọng lẫn nhau, tin cậy lẫn nhau, tìm kếim điểm đồng gác lại bất đồng, thông qua đàm phán đối thoại và hiệp thương hữu nghị để giải quyết các vấn đề và các loại mâu thuẫn, trong đó có tranh chấp lãnh thổ và lợi ích biển.
Mấy năm gần đây bởi nhiều nguyên nhân phức tạp, cũng do thế lực bên ngoài xen vào và do thế lực thù địch gây xích mích nên tranh chấp lãnh thổ và tranh chấp lợi ích biển ngày một gay gắt. Ngang ngược tô vẽ cái gọi là “tình hình Nam Hải căng thẳng” là một trong những thủ đoạn để thực thi “ngoại giao thông minh” của một số thế lực bên ngoài.
Hợp tác hữu nghị là dòng chủ lưu trong quan hệ Trung-Việt, không nên để bất đồng và tranh chấp ảnh hưởng đến đại cục phát triển quan hệ song phương. Làm thế nào để có thể xử lý và giải quyết ổn thoả vấn đề trên biển giữa Trung Quốc-Việt Nam, là điều được nhân dân hai nước rất quan tâm. Điều phấn khởi là trong hội đàm cấp cao Trung-Việt lần này, nhà lãnh đạo hai nước đã trao đổi ý kiến thẳng thắn và chân thành về vấn đề trên biển, và đã đi đến nhận thức chung quan trọng.
Một trong 6 văn kiện hợp tác được ký kết lần này giữa Trung Quốc và Việt Nam là “Thoả thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Nước CHND Trung Hoa và Nước CHXHCN Việt Nam”. Nhà lãnh đạo hai nước đã đánh giá tích cực Thảo thuận này, cho rằng Thoả thuận có ý nghĩa chỉ đạo quan trọng đối với việc giải quyết vấn đề trên biển.
Căn cứ theo các nhận thức chung về vấn đề trên biển đã đạt được giữa lãnh đạo hai nước, trên cơ sở thoả thuận nguyên tắc cơ bản về gải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ hai nước Trung-Việt năm 1993, hai bên đã đạt được 6 nguyên tắc cơ bản cần phải tuân thủ để giải quyết vấn đề trên biển, đặt cơ sở cho việc giải quyết ổn thoả vấn đề này.
Việc thực hiện 6 nguyên tắc cơ bản nói trên sẽ phù hợp với lợi ích căn bản và ý nguyện chung của nhân dân hai nước. Trong quá trình thực thi từng bước, sẽ không tránh khỏi những khó khăn cụ thể, do vậy đòi hỏi hai bên phải kiên trì nhẫn nại, nâng cao sự tin cậy lẫn nhau, cùng nỗ lực, đồng thời cũng đòi hỏi hai bên phải có cách nhìn sắc sảo, nâng cao cảnh giác, loại bỏ những phiền phức. Mọi người cần hết sức tránh bị mê hoặc, đầu độc bởi những cái gọi là khuyên can hiến kế theo kiểu “hiện nay là thời cơ rất tốt để sử dụng vũ lực ở Nam Hải” như vẫn thường thấy loan truyền đâu đó trên mạng Internet.
Nếu lấy đại cục quan hệ làm trọng, xuất phát từ tầm cao chiến lược và toàn cục, kiên trì thông qua hiệp thương hữu nghị, xử lý và giải quyết ổn thoả vấn đề trên biển, thì sẽ khiến Nam Hải trở thành biển của hoà ình, hữu nghị và hợp tác, góp phần tích cực trong việc phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung Quốc-Việt Nam, bảo vệ hoà bình, phát triển và ổn định ở khu vực.
Quá trình phát triển quan hệ Trung-Việt đã chứng minh rằng kiên trì hiệp thương hữu nghị, tăng cường đoàn kết, nhìn vào đại cục, hướng tới lâu dài, kiên trì bình đẳng cùng có lợi, hợp tác cùng thắng, đảm bảo cho quan hệ Trung-Việt phát triển lành mạnh là con đường tất yếu để hai dân tộc Trung Quốc-Việt Nam phát triển hoà bình, phồn vinh giàu mạnh và thịnh trị lâu bền.
***
Bài của tác giả Chu Hạo, chuyên gia thuộc Ban nghiên cứu Nam Á, Đông Nam Á và châu Đại Dương thuộc Viện nghiên cứu quan hệ quốc tế hiện đại Trung Quốc, đăng trên Tuần san tin tức “Liêu Vọng” số 42, ra ngày 17/10/2011 về nhu cầu phải bảo vệ quan hệ Trung-Việt phát triển bền vững. Theo tác giả, nhìn từ bài học lịch sử thì tin cậy lẫn nhau là cơ sở quan trọng để quan hệ hai nước đi sâu phát triển toàn diện. Dưới đây là nội dung bài viết:
Trong quan hệ giữa Trung Quốc với rất nhiều nước láng giềng, không có bất cứ nước láng giềng nào có thể “đặc biệt” hơn quan hệ Trung-Việt. Một mặt, hai nước Trung-Việt môi hở răng lạnh, tình hữu nghị giữa hai nước đã có nguồn gốc lâu đời. Trong lịch sử, Trung Quốc và Việt Nam vừa là láng giềng, vừa là bạn, từ xưa đến nay giao lưu qua lại mật thiết. Trong thế kỷ trước, với công lao xây dựng và sự bồi đắp công phu của thế hệ lãnh đạo tiền bối hai nước do Chủ tịch Mao Trạch Đông và Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu, Trung Quốc và Việt Nam đã tạo dựng tình hữu nghị cách mạng sâu nặng đặc biệt, đã cùng viết nên trang sử thi hữu nghị “vừa là đồng chí, vừa là anh em” như đã được vĩnh viễn ghi trong sử sách. Trong hiện thực, hai nước đều là nước xã hội chủ nghĩa, có cùng ý thức hệ. Sự nghiệp cải cách mở cửa thành công của Trung Quốc còn đem lại kinh nghiệm và sự hỗ trợ to lớn cho công cuộc “đổi mới mở cửa” ở Việt Nam. Trong quan hệ song phương, hai nước đã cùng nhau xây dựng phương châm 16 chữ “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng đến tương lai” và Tinh thần bốn tốt là “Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, lấy đó làm tư tưởng chỉ đạo để phát triển quan hệ song phương. Năm 2008 hai bên còn đề xuất chủ trương phát triển “quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện”. Trong các kênh thông hiểu lẫn nhau, Trung Quốc và Việt Nam không chỉ có giao lưu giữa hai nhà nước, mà giao lưu giữa hai đảng đã không ngừng đi vào chiều sâu.
Mặt khác, trong những năm 70, 80 thế kỷ trước quan hệ Trung-Việt từng gặp trắc trở, đã một thời rơi vào trạng tháihết sức không bình thường. Từ khi bình thường hoá quan hệ năm 1991 đến nay, quan hệ hai nước phát triển nhanh nhưng vẫn khó giũ bỏ được ám ảnh của vấn đề Nam Hải (Biển Đông). Làm thế nào để thúc đẩy quan hệ “đặc biệt” Trung-Việt có được trạng thái phát triển tốt đẹp, quan hệ qua lại suôn sẻ, đã trở thành đề tài được nhiều bên quan tâm.
Nếu nhìn từ bài học lịch sử thì tin cậy lẫn nhau là cơ sở quan trọng để quan hệ hai nước đi sâu phát triển toàn diện. Nhìn lại lịch sử phát triển quan hệ Việt-Trung sẽ thấy những thời kỳ phát triển tốt đều bắt nguồn từ lòng tin chính trị giữa lãnh đạo cấp cao của hai bên.
Năm nay là tròn 20 năm bình thường hoá quan hệ, Việt Nam đã thực hiện chuyển giao nhiệm kỳ thuận lợi, Quy hoạch 5 năm lần thứ 12 ở Trung Quốc cũng bắt đầu thực thi, quan hệ Trung-Việt đứng trước cơ hội phát triển mới. Hai nước cần tạo được trạng thái quan hệ qua lại lành mạnh, thúc đẩy quan hệ song phương trên cơ sở tin cậy lẫn nhau.
Xác định phát triển bền vững là mục tiêu, đòi hỏi các nhà lãnh đạo hai nước xuất phát từ cách nhìn lâu dài, không những đáp ứng nhu cầu phát triển quan hệ đối với thế hệ đương đại, mà cũng không làm tổn hại đến cơ sở và nguyện vọng phát triển quan hệ của thế hệ sau.
Là hai nước xã hội chủ nghĩa, hai láng giềng bên nhau, cả Trung Quốc và Việt Nam đều trong thời kỳ then chốt cải cách và phát triển, có cùng lợi ích chiến lược trong rất nhiều vấn đề lớn. Củng cố quan hệ hữu nghị, tăng cường hợp tác cùng có lợi giữa Trung Quốc và Việt Nam là phù hợp với lợi ích căn bản của nhân dân hai nướ, có lợi cho việc bảo vệ và phát triển sự nghiệp xã hội chủ nghĩa, đồng thời có lợi cho hoà bình, ổn định và phồn vinh của khu vực.
Tiền đề phát triển bền vững quanhệ Trung-Việt là mở rộng lợi ích chung của hai bên. Những vấn đề gặp phải trong cải cách và những khó khăn phải đối mặt của hai nước đều có tính chất giống nhau. Có thể nói hai nước Trung Quốc-Việt Nam tìm kiếm con đường xã hội chủ nghĩa phù hợp với điều kiện của mỗi nước là trong bối cảnh chưa có tiền lệ. Vì thế những kinh nghiệm và bài học mà hai bên tích luỹ được trong quá trình cải cách mở cửa đều có ý nghĩa quan trọng trong việc tham khảo và kế thừa lẫn nhau.
Về mặt chính trị, hai nước đều do Đảng Cộng sản cầm quyền, không ngừng phát triển và hoàn thiện chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ địa vị cầm quyền của đảng là mục tiêu của hai đảng, hai nước. Về kinh tế, Trung Quốc-Việt Nam đều thực hiện kinh tế kế hoạch trong thời kỳ dài, đến nay đều kiên trì “lấy xây dựng kinh tế làm trung tâm”, hơn nữa đều là nước đang phát triển, thu nhập bình quân đầu người còn ở trình độ trung bình của thế giới. Phát triển và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, đẩy nhanh phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng phát triển, nâng cao mức sống của nhân dân, tất cả đều là nguyện vọng giống nhau của cả hai nước.
Ngoài ra, trong các lĩnh vực văn hoá, khoa học, giáo dục v.v.. hai nước đều có nhu cầu phát triển giống nhau hoặc gần giống nhau. Yêu cầu giống nhau đã đem lại không gian và động lực trong hợp tác song phương, cũng đã tạo ra lợi ích chung. Hai bên đều cần thiết phải tìm kiếm phương thức hợp tác mới, tìm kiếm và mở rộng các lĩnh vực hợp tác mới trên cơ sở cùng có lợi, thực hiện cùng phát triển cả về kinh tế và xã hội.
Phát triển bền vững không phải là coi nhẹ những vấn đề tồn tại trong quan hệ song phương mà ngược lại, đòi hỏi phát triển bền vững phải được thiết lập trên cơ sở nhìn thẳng hiện thực và xử lý một cách có lý trí những bất đồng, thậm chí là mâu thuẫn trong quan hệ song phương. Hiện hai nước có cách nhìn nhận khác nhau trong một số vấn đề lịch sử trong quan hệ song phương, hai bên cần nhìn thẳng vào những bất đồng lịch sử còn đang tồn tại, kiên trì nhận thức và xử lý các vấn đề lịch sử nhạy cảm từ tầm cao chiến lược, không để ảnh hưởng đến triển vọng tăng cường lòng tin lẫn nhau, gây tổn hại đến quan hệ hữu hảo toàn cục. Trong vấn đề Nam Hải, hai bền cần tiếp tục duy trì và từng bước làm phong phú thêm cơ chế đàm phán vấn đề trên biển, theo nguyên tắc dễ trước khó sau, thông qua đàm phán hoà bình từng bước tìm kiếm biện pháp cơ bản, lâu dài để giải quyết ổn thoả tranh chấp mà hai bên đều có thể chấp nhận. Trong các khung cảnh quốc tế, hai bên cần phối hợp chặt chẽ, cần tăng cường thống nhất và hợp tác trong các lĩnh vực đa phương như Liên hợp quốc , ASEAN, APEC, phát triển tiểu vùng sống Mê Công…
Về những bất đồng và tranh chấp trong vấn đề Nam Hải, hai bên có thể giải quyết thông qua biện pháp ngoại giao và hiệp thương hoà bình, một số hành động không có lý trí sẽ dễ khiến quan hệ song phương rơi vào tình trạng căng thẳng.
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng là nhà lãnh đạo cấp cao đầu tiên của Việt Nam đến thăm Trung Quốc kể từ khi tình hình Nam Hải năm nay căng thẳng, chuyến thăm lần này cũng là lần thứ 6 mà ông đến thăm Trung Quốc. Chuyến thăm này sẽ giúp làm hoà dịu quan hệ Trung-Việt đã một thời gian căng thẳng, thúc đẩy giao lưu cấp cao giữa hai nước, tăng thêm sự tin cậy lẫn nhau, tăng cường hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực tư pháp, quốc phòng, an ninh, văn hoá, giáo dục. Việc ký kết Kế hoạch hợp tác kinh tế thương mại 5 năm và Thoả thuận giải quyết vấn đề trên biển giữa Trung Quốc-Việt Nam cho thấy hai bên sẽ kiên trì thông qua đối thoại và hiệp thương song phương để xử lý và giải quyết thoả đáng các vấn đề trong quan hệ Việt-Trung, thể hiện tinh thần lấy đại cục làm trọng, hai bên cùng có lợi.
Nếu hai bên tuân thủ nghiêm túc nhận thức chung hữu quan giữa lãnh đạo hai nước, xuất phát từ đại cục hữu nghị Trung-Việt, dựa theo tinh thần thông cảm nhân nhượng lẫn nhau thì nhất định sẽ có khả năng, có trí tuệ để thông qua hiệp thương hữu nghị song phương, giải quyết ổn thoả tranh chấp trên biển, giữ gìn quan hệ Trung-Việt phát triển bền vững./.
Basamnews
TTXVN (Bắc Kinh 18/10)
Bài viết của tác giả Lăng Đức Quyền, nghiên cứu viên thuộc Trung tâm nghiên cứu các vấn đề quốc tế của Tân Hoa Xã, nguyên Trưởng phân xã Tân Hoa Xã tại Hà Nội, đăng trên tuần san tin tức “Liêu Vọng” số 42, ra ngày 17/10/2011, nhan đề:
“Gặp gỡ cấp cao Trung-Việt có ý nghĩa to lớn. Lấy đại cục làm trọng, xuất phát từ tầm cao chiến lược và toàn cục, thông qua hiệp thương hữu nghị, xử lý ổn thoả vấn đề trên biển, khiến Nam Hải (Biển Đông) trở thành biển của hoà bình, hữu nghị, hợp tác”. Dưới đây là nội dung bài viết:
***
Màu Thu tháng Mười, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Trung Quốc, hội đàm và hội kiến với Tổng bí thư Đảng Cộng sản, Chủ tịch nước Trung Quốc Hồ Cẩm Đào và những nhà lãnh đạo khác của Trung Quốc. Hai bên đã ký nhiều văn kiện hợp tác quan trọng, đồng thời ra Tuyên bố chung.
Trong bối cảnh tình hình quốc tế có những thay đổi sâu sắc và phức tạp, thời điểm, quy mô, nghi thức và thành quả của cuộc gặp gỡ cấp cao Trung-Việt lần này đã khiến các nhà quan sát các nước hết sức quan tâm.
Đây là chuyến thăm đầu tiên của đồng chí Nguyễn Phú Trọng sau khi nhậm chức Tổng bí thư hồi đầu năm nay, cũng là lần gặp gỡ tối cao đầu tiên giữa hai đảng, hai nước Trung-Việt kể từ khi bắt đầu thập niên lần thứ hai của thế kỷ mới. Thành quả đạt được qua chuyến thăm liên quan tới rất nhiều phương diện trong việc tiếp tục thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa Trung Quốc và Việt Nam phát triển ổn định, lành mạnh. Báo “Quân đội nhân dân”, tờ báo chính thức của Nhà nước Việt Nam cho biết chuyến thăm lần này là “sự kiện chính trị có ý nghĩa quan trọng đặc biệt trong mối quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam-Trung Quốc”.
Quý trọng quan hệ Trung-Việt từ góc độ chiến lược, lâu dài
Tháng 11/1991 trong bối cảnh Liên Xô – Đông Âu khủng hoảng, thế giới có những thay đổi lớn, Trung Quốc và Việt Nam đã thực hiện bình thường hoá quan hệ giữa hai đảng hai nước theo tinh thần “khép lại quá khứ, hướng tới tương lai”. Hai mươi năm qua là 20 năm hai đảng hai nước tăng thêm sự tin cậy lẫn nhau, hợp tác hữu nghị. Hai bên đã xây dựng và phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện theo “Phương châm 16 chữ” (Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng đến tương lai) và “Tinh thần 4 tốt” (Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt). Cuộc gặp cấp cao lần này sẽ nâng quan hệ Trung-Việt lên một tầm cao mới.
Tổng Bí thứ Hồ Cẩm Đào nhấn mạnh, quan hệ hai đảng hai nước Trung-Việt phát triển ổn định, lành mạnh là phù hợp với lợi ích căn bản của nhân dân hai nước, có ý nghĩa quan trọng đối với việc thúc đẩy xây dựng hiện đại hoá ở hai nước xã hội chủ nghĩa một cách thuận lợi, cũng như đối với hoà bình, phát triển ở châu Á và cả thế giới. Đảng và Chính phủ Trung Quốc luôn nhìn nhận quan hệ Trung-Việt xuất phát từ tầm cao chiến lược và lâu dài, nguyện cùng với Việt Nam bảo vệ tốt, phát triển tốt mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung Quốc – Việt Nam theo “Phương châm 16 chữ” và “Tinh thần 4 tốt”.
Nhà lãnh đạo Trung Quốc đã nhiều lần cho biết hiện nay công tác xây dựng đang và phát triển quốc gia của Trung Quốc và Việt Nam đang đứng trước những cơ hội và thách thức giống nhau. Trung Quốc nguyện cùng với Việt Nam quý trọng, giữ gìn và phát triển hơn nữa mối quan hệ đối tác hơp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước, nâng cao lòng tin chính trị lẫn nhau, làm sâu sắc thêm quá trình hợp tác thiết thực, giải quyết ổn thoả vấn đề tồn tại trong quan hệ song phương, cùng nâng cao khả năng và trình độ cầm quyền của Đảng Cộng sản, cùng thúc đẩy xây dựng hiện đại hoá xã hội chủ nghĩa.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tỏ ý hoàn toàn nhất trí với 5 điểm kiến nghị của Tổng bí thư Hồ Cẩm Đào về việc phát triển quan hệ song phương. Đồng chí Nguyễn Phú Trọng cho biết 61 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, đặc biệt là sau 20 năm bình thường hoá quanhệ, quan hệ hai nước đã phát triển toàn diện, nhanh chóng, hợp tác trong các lĩnh vực thu được những thành quả có ý nghĩa lịch sử. Quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam-Trung Quốc “vừa là đồng chí vừa là anh em” do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Mao Trạch Đông đích thân xây dựng, được các thế hệ lãnh đạo hai đảng, hai nước dầy công vun đắp, là tài sản quý báu của nhân dân hai nước, cần phải củng cố và phát triển cho nhiều thế hệ.
Nhà lãnh đạo Việt Nam nhấn mạnh, Đảng và Chính phủ Việt Nam hết sức coi trọng việc phát triển quan hệ với Trung Quốc, đặt phát triển quan hệ với Trung Quốc ở vị trí ưu tiên trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam. Việt Nam sẽ kiên trì “Phương châm 16 chữ” và “Tinh thần 4 tốt”, làm cho các chuyến thăm qua lại lẫn nhau gắn bó chặt chẽ hơn, tăng cường lòng tin chính trị, làm sâu sắc thêm sự hợp tác cùng có lợi trong các lĩnh vực, làm phong phú thêm nội dung giao lưu giữa nhân dân hai nước, tăng cường phối hợp trong các vấn đề quốc tế và khu vực, nâng quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện lên một tầm cao mới.
Một loạt nhận thức chung quan trọng đạt được giữa nhà lãnh đạo hai nước phù hợp với lòng dân ở hai nước, thuận theo trào lưu thời đại, đã chỉ rõ phương hướng đúng đắn, mở rộng triển vọng tốt đẹp hơn cho quan hệ Trung-Việt.
Nâng cao lòng tin chính trị, giải quyết ổn thoả bất đồng
Giữa nước này với nước khác tồn tại bất đồng hoặc tranh chấp dạng này dạng khác là hiện tượng không hiếm gặp trên thế giới. Trung Quốc nhất quán chủ trương giải quyết tranh chấp quốc tế bằng phương thức hoà bình, ra sức thực hiện chính sách láng giềng hữu nghị, chủ trương các nước trong khu vực tôn trọng lẫn nhau, tin cậy lẫn nhau, tìm kếim điểm đồng gác lại bất đồng, thông qua đàm phán đối thoại và hiệp thương hữu nghị để giải quyết các vấn đề và các loại mâu thuẫn, trong đó có tranh chấp lãnh thổ và lợi ích biển.
Mấy năm gần đây bởi nhiều nguyên nhân phức tạp, cũng do thế lực bên ngoài xen vào và do thế lực thù địch gây xích mích nên tranh chấp lãnh thổ và tranh chấp lợi ích biển ngày một gay gắt. Ngang ngược tô vẽ cái gọi là “tình hình Nam Hải căng thẳng” là một trong những thủ đoạn để thực thi “ngoại giao thông minh” của một số thế lực bên ngoài.
Hợp tác hữu nghị là dòng chủ lưu trong quan hệ Trung-Việt, không nên để bất đồng và tranh chấp ảnh hưởng đến đại cục phát triển quan hệ song phương. Làm thế nào để có thể xử lý và giải quyết ổn thoả vấn đề trên biển giữa Trung Quốc-Việt Nam, là điều được nhân dân hai nước rất quan tâm. Điều phấn khởi là trong hội đàm cấp cao Trung-Việt lần này, nhà lãnh đạo hai nước đã trao đổi ý kiến thẳng thắn và chân thành về vấn đề trên biển, và đã đi đến nhận thức chung quan trọng.
Một trong 6 văn kiện hợp tác được ký kết lần này giữa Trung Quốc và Việt Nam là “Thoả thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Nước CHND Trung Hoa và Nước CHXHCN Việt Nam”. Nhà lãnh đạo hai nước đã đánh giá tích cực Thảo thuận này, cho rằng Thoả thuận có ý nghĩa chỉ đạo quan trọng đối với việc giải quyết vấn đề trên biển.
Căn cứ theo các nhận thức chung về vấn đề trên biển đã đạt được giữa lãnh đạo hai nước, trên cơ sở thoả thuận nguyên tắc cơ bản về gải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ hai nước Trung-Việt năm 1993, hai bên đã đạt được 6 nguyên tắc cơ bản cần phải tuân thủ để giải quyết vấn đề trên biển, đặt cơ sở cho việc giải quyết ổn thoả vấn đề này.
Việc thực hiện 6 nguyên tắc cơ bản nói trên sẽ phù hợp với lợi ích căn bản và ý nguyện chung của nhân dân hai nước. Trong quá trình thực thi từng bước, sẽ không tránh khỏi những khó khăn cụ thể, do vậy đòi hỏi hai bên phải kiên trì nhẫn nại, nâng cao sự tin cậy lẫn nhau, cùng nỗ lực, đồng thời cũng đòi hỏi hai bên phải có cách nhìn sắc sảo, nâng cao cảnh giác, loại bỏ những phiền phức. Mọi người cần hết sức tránh bị mê hoặc, đầu độc bởi những cái gọi là khuyên can hiến kế theo kiểu “hiện nay là thời cơ rất tốt để sử dụng vũ lực ở Nam Hải” như vẫn thường thấy loan truyền đâu đó trên mạng Internet.
Nếu lấy đại cục quan hệ làm trọng, xuất phát từ tầm cao chiến lược và toàn cục, kiên trì thông qua hiệp thương hữu nghị, xử lý và giải quyết ổn thoả vấn đề trên biển, thì sẽ khiến Nam Hải trở thành biển của hoà ình, hữu nghị và hợp tác, góp phần tích cực trong việc phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung Quốc-Việt Nam, bảo vệ hoà bình, phát triển và ổn định ở khu vực.
Quá trình phát triển quan hệ Trung-Việt đã chứng minh rằng kiên trì hiệp thương hữu nghị, tăng cường đoàn kết, nhìn vào đại cục, hướng tới lâu dài, kiên trì bình đẳng cùng có lợi, hợp tác cùng thắng, đảm bảo cho quan hệ Trung-Việt phát triển lành mạnh là con đường tất yếu để hai dân tộc Trung Quốc-Việt Nam phát triển hoà bình, phồn vinh giàu mạnh và thịnh trị lâu bền.
***
Bài của tác giả Chu Hạo, chuyên gia thuộc Ban nghiên cứu Nam Á, Đông Nam Á và châu Đại Dương thuộc Viện nghiên cứu quan hệ quốc tế hiện đại Trung Quốc, đăng trên Tuần san tin tức “Liêu Vọng” số 42, ra ngày 17/10/2011 về nhu cầu phải bảo vệ quan hệ Trung-Việt phát triển bền vững. Theo tác giả, nhìn từ bài học lịch sử thì tin cậy lẫn nhau là cơ sở quan trọng để quan hệ hai nước đi sâu phát triển toàn diện. Dưới đây là nội dung bài viết:
Trong quan hệ giữa Trung Quốc với rất nhiều nước láng giềng, không có bất cứ nước láng giềng nào có thể “đặc biệt” hơn quan hệ Trung-Việt. Một mặt, hai nước Trung-Việt môi hở răng lạnh, tình hữu nghị giữa hai nước đã có nguồn gốc lâu đời. Trong lịch sử, Trung Quốc và Việt Nam vừa là láng giềng, vừa là bạn, từ xưa đến nay giao lưu qua lại mật thiết. Trong thế kỷ trước, với công lao xây dựng và sự bồi đắp công phu của thế hệ lãnh đạo tiền bối hai nước do Chủ tịch Mao Trạch Đông và Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu, Trung Quốc và Việt Nam đã tạo dựng tình hữu nghị cách mạng sâu nặng đặc biệt, đã cùng viết nên trang sử thi hữu nghị “vừa là đồng chí, vừa là anh em” như đã được vĩnh viễn ghi trong sử sách. Trong hiện thực, hai nước đều là nước xã hội chủ nghĩa, có cùng ý thức hệ. Sự nghiệp cải cách mở cửa thành công của Trung Quốc còn đem lại kinh nghiệm và sự hỗ trợ to lớn cho công cuộc “đổi mới mở cửa” ở Việt Nam. Trong quan hệ song phương, hai nước đã cùng nhau xây dựng phương châm 16 chữ “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng đến tương lai” và Tinh thần bốn tốt là “Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, lấy đó làm tư tưởng chỉ đạo để phát triển quan hệ song phương. Năm 2008 hai bên còn đề xuất chủ trương phát triển “quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện”. Trong các kênh thông hiểu lẫn nhau, Trung Quốc và Việt Nam không chỉ có giao lưu giữa hai nhà nước, mà giao lưu giữa hai đảng đã không ngừng đi vào chiều sâu.
Mặt khác, trong những năm 70, 80 thế kỷ trước quan hệ Trung-Việt từng gặp trắc trở, đã một thời rơi vào trạng tháihết sức không bình thường. Từ khi bình thường hoá quan hệ năm 1991 đến nay, quan hệ hai nước phát triển nhanh nhưng vẫn khó giũ bỏ được ám ảnh của vấn đề Nam Hải (Biển Đông). Làm thế nào để thúc đẩy quan hệ “đặc biệt” Trung-Việt có được trạng thái phát triển tốt đẹp, quan hệ qua lại suôn sẻ, đã trở thành đề tài được nhiều bên quan tâm.
Nếu nhìn từ bài học lịch sử thì tin cậy lẫn nhau là cơ sở quan trọng để quan hệ hai nước đi sâu phát triển toàn diện. Nhìn lại lịch sử phát triển quan hệ Việt-Trung sẽ thấy những thời kỳ phát triển tốt đều bắt nguồn từ lòng tin chính trị giữa lãnh đạo cấp cao của hai bên.
Năm nay là tròn 20 năm bình thường hoá quan hệ, Việt Nam đã thực hiện chuyển giao nhiệm kỳ thuận lợi, Quy hoạch 5 năm lần thứ 12 ở Trung Quốc cũng bắt đầu thực thi, quan hệ Trung-Việt đứng trước cơ hội phát triển mới. Hai nước cần tạo được trạng thái quan hệ qua lại lành mạnh, thúc đẩy quan hệ song phương trên cơ sở tin cậy lẫn nhau.
Xác định phát triển bền vững là mục tiêu, đòi hỏi các nhà lãnh đạo hai nước xuất phát từ cách nhìn lâu dài, không những đáp ứng nhu cầu phát triển quan hệ đối với thế hệ đương đại, mà cũng không làm tổn hại đến cơ sở và nguyện vọng phát triển quan hệ của thế hệ sau.
Là hai nước xã hội chủ nghĩa, hai láng giềng bên nhau, cả Trung Quốc và Việt Nam đều trong thời kỳ then chốt cải cách và phát triển, có cùng lợi ích chiến lược trong rất nhiều vấn đề lớn. Củng cố quan hệ hữu nghị, tăng cường hợp tác cùng có lợi giữa Trung Quốc và Việt Nam là phù hợp với lợi ích căn bản của nhân dân hai nướ, có lợi cho việc bảo vệ và phát triển sự nghiệp xã hội chủ nghĩa, đồng thời có lợi cho hoà bình, ổn định và phồn vinh của khu vực.
Tiền đề phát triển bền vững quanhệ Trung-Việt là mở rộng lợi ích chung của hai bên. Những vấn đề gặp phải trong cải cách và những khó khăn phải đối mặt của hai nước đều có tính chất giống nhau. Có thể nói hai nước Trung Quốc-Việt Nam tìm kiếm con đường xã hội chủ nghĩa phù hợp với điều kiện của mỗi nước là trong bối cảnh chưa có tiền lệ. Vì thế những kinh nghiệm và bài học mà hai bên tích luỹ được trong quá trình cải cách mở cửa đều có ý nghĩa quan trọng trong việc tham khảo và kế thừa lẫn nhau.
Về mặt chính trị, hai nước đều do Đảng Cộng sản cầm quyền, không ngừng phát triển và hoàn thiện chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ địa vị cầm quyền của đảng là mục tiêu của hai đảng, hai nước. Về kinh tế, Trung Quốc-Việt Nam đều thực hiện kinh tế kế hoạch trong thời kỳ dài, đến nay đều kiên trì “lấy xây dựng kinh tế làm trung tâm”, hơn nữa đều là nước đang phát triển, thu nhập bình quân đầu người còn ở trình độ trung bình của thế giới. Phát triển và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, đẩy nhanh phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng phát triển, nâng cao mức sống của nhân dân, tất cả đều là nguyện vọng giống nhau của cả hai nước.
Ngoài ra, trong các lĩnh vực văn hoá, khoa học, giáo dục v.v.. hai nước đều có nhu cầu phát triển giống nhau hoặc gần giống nhau. Yêu cầu giống nhau đã đem lại không gian và động lực trong hợp tác song phương, cũng đã tạo ra lợi ích chung. Hai bên đều cần thiết phải tìm kiếm phương thức hợp tác mới, tìm kiếm và mở rộng các lĩnh vực hợp tác mới trên cơ sở cùng có lợi, thực hiện cùng phát triển cả về kinh tế và xã hội.
Phát triển bền vững không phải là coi nhẹ những vấn đề tồn tại trong quan hệ song phương mà ngược lại, đòi hỏi phát triển bền vững phải được thiết lập trên cơ sở nhìn thẳng hiện thực và xử lý một cách có lý trí những bất đồng, thậm chí là mâu thuẫn trong quan hệ song phương. Hiện hai nước có cách nhìn nhận khác nhau trong một số vấn đề lịch sử trong quan hệ song phương, hai bên cần nhìn thẳng vào những bất đồng lịch sử còn đang tồn tại, kiên trì nhận thức và xử lý các vấn đề lịch sử nhạy cảm từ tầm cao chiến lược, không để ảnh hưởng đến triển vọng tăng cường lòng tin lẫn nhau, gây tổn hại đến quan hệ hữu hảo toàn cục. Trong vấn đề Nam Hải, hai bền cần tiếp tục duy trì và từng bước làm phong phú thêm cơ chế đàm phán vấn đề trên biển, theo nguyên tắc dễ trước khó sau, thông qua đàm phán hoà bình từng bước tìm kiếm biện pháp cơ bản, lâu dài để giải quyết ổn thoả tranh chấp mà hai bên đều có thể chấp nhận. Trong các khung cảnh quốc tế, hai bên cần phối hợp chặt chẽ, cần tăng cường thống nhất và hợp tác trong các lĩnh vực đa phương như Liên hợp quốc , ASEAN, APEC, phát triển tiểu vùng sống Mê Công…
Về những bất đồng và tranh chấp trong vấn đề Nam Hải, hai bên có thể giải quyết thông qua biện pháp ngoại giao và hiệp thương hoà bình, một số hành động không có lý trí sẽ dễ khiến quan hệ song phương rơi vào tình trạng căng thẳng.
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng là nhà lãnh đạo cấp cao đầu tiên của Việt Nam đến thăm Trung Quốc kể từ khi tình hình Nam Hải năm nay căng thẳng, chuyến thăm lần này cũng là lần thứ 6 mà ông đến thăm Trung Quốc. Chuyến thăm này sẽ giúp làm hoà dịu quan hệ Trung-Việt đã một thời gian căng thẳng, thúc đẩy giao lưu cấp cao giữa hai nước, tăng thêm sự tin cậy lẫn nhau, tăng cường hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực tư pháp, quốc phòng, an ninh, văn hoá, giáo dục. Việc ký kết Kế hoạch hợp tác kinh tế thương mại 5 năm và Thoả thuận giải quyết vấn đề trên biển giữa Trung Quốc-Việt Nam cho thấy hai bên sẽ kiên trì thông qua đối thoại và hiệp thương song phương để xử lý và giải quyết thoả đáng các vấn đề trong quan hệ Việt-Trung, thể hiện tinh thần lấy đại cục làm trọng, hai bên cùng có lợi.
Nếu hai bên tuân thủ nghiêm túc nhận thức chung hữu quan giữa lãnh đạo hai nước, xuất phát từ đại cục hữu nghị Trung-Việt, dựa theo tinh thần thông cảm nhân nhượng lẫn nhau thì nhất định sẽ có khả năng, có trí tuệ để thông qua hiệp thương hữu nghị song phương, giải quyết ổn thoả tranh chấp trên biển, giữ gìn quan hệ Trung-Việt phát triển bền vững./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét