Quốc Việt, Thông tín viên RFA, Phnom Penh
2011-12-19
Hội nghị Thượng đỉnh các nước tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 4 (GMS-4) được diễn ra từ ngày 19 đến ngày 20 tháng 12 tại Myanmar với chủ đề hướng tới một thập kỷ mới về quan hệ đối tác phát triển chiến lược tiểu vùng Mekong mở rộng.
Theo thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao Campuchia, lãnh đạo các nước tiểu vùng Mekong mở rộng là Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanmar, Việt Nam và Trung Quốc (GMS) tập trung thảo luận về những biện pháp tăng cường hiệu quả hợp tác GMS, đưa tiểu vùng Mekong mở rộng nhanh chóng trở thành vùng phát triển nhất thể hóa khu vực. Tăng cường hợp tác cho phát triển nhất thể hóa khu vực
Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao chính phủ tham dự, trong đó có Bộ trưởng Thương mại Cham Prasidh, Bộ trưởng Môi trường Mok Mareth.
Nhận lời mời của Tổng thống Myanmar Thên Sên (Thein Sein), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phu nhân cũng tham dự Hội nghị Thượng đỉnh các nước GMS và thăm chính thức nước này vào ngày 21/12/2011 ngay sau khi kết thúc Hội nghị GMS.
sự hợp tác kinh tế tiểu vùng Mekong mở rộng sẽ thúc đẩy hợp tác về đầu tư, ủng hộ mạnh mẽ sự nghiệp xóa đói giảm nghèo, xúc tiến kinh tế khu vực hội nhập và phát triển, đặc biệt là tăng cường hợp tác cho phát triển nhất thể hóa khu vực.Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Campuchia là ông Koy Kuong cho biết trải qua nhiều năm phát triển, các nước tiểu vùng Mekong mở rộng đã có được những tiến triển to lớn trong việc tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế, xây dựng và giao lưu văn hóa tập trung vào 9 lĩnh vực bao gồm nông nghiệp và phát triển nông thôn, năng lượng, môi trường, phát triển nguồn nhân lực, thương mại, đầu tư, bưu chính viễn thông, du lịch, và giao thông vận tải.
ông Koy Kuong
Theo người phát ngôn này thì sự hợp tác kinh tế tiểu vùng Mekong mở rộng sẽ thúc đẩy hợp tác về đầu tư, ủng hộ mạnh mẽ sự nghiệp xóa đói giảm nghèo, xúc tiến kinh tế khu vực hội nhập và phát triển, đặc biệt là tăng cường hợp tác cho phát triển nhất thể hóa khu vực.
Sáng kiến về chương trình hợp tác kinh tế tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) được Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) khởi xướng vào năm 1992. Tính đến tháng 6 năm 2011, ADB đã cung cấp các khoản vay và viện trợ không hoàn lại với tổng trị giá 5 tỷ USD cho 55 dự án gồm có xây dựng đường giao thông, cải tạo sân bay và đường sắt trong tiểu vùng; ngoài ra còn có các đối tác phát triển khác cung cấp gần 5 tỷ USD cho những dự án vừa nói và hơn 118 triệu USD viện trợ cho các dự án hỗ trợ kỹ thuật.
Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao Campuchia, ngay sau khi kết thúc Hội nghị Thượng đỉnh các nước tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 4, các nhà lãnh đạo cấp cao của Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanmar, Việt Nam và Trung Quốc sẽ cùng ký tuyên bố chung; Biên bản ghi nhớ về hợp tác chung tiếp tục đẩy mạnh xây dựng các siêu xa lộ thông tin và ứng dụng trong vùng GMS; Biên bản ghi nhớ cùng hành động phòng chống HIV; và cùng ký Điều lệ của Hiệp hội vận chuyển trong vùng GMS.
Theo dòng thời sự:
- Dân Thái phản đối Lào xây đập thủy điện Xaraburi
- VN lên tiếng về đập Xaraburi trên dòng Mêkông
- Kêu gọi Lào hủy bỏ công trình thủy điện Xayabury
- Các dự án xây đập thủy điện đe dọa sông MeKong
- Nhật ký sông Mêkông (phần 1): Cội nguồn
- Nhật ký sông Mê Kông (phần 2): Địa phận Hoa Lục
- Nhật ký sông Mêkông (phần 3): Địa phận Thái Lan
- Nhật ký sông Mêkông (phần 4): Xuôi dòng địa phận Thái Lan
- Nhật ký sông Mêkông (phần 5): Trong địa phận Miến Điện
Mời các bạn tìm hiểu cội nguồn sông Mekong qua video "Nhật ký sông MêKông (phần 1): Cội Nguồn", do RFA thực hiện.
view
Ý kiến của Bạn