Tiểu vùng Sông Mêkông – tên tiếng Anh là Greater Mekong Subregion (GMS) là một cơ chế hợp tác do Ngân hàng Phát triển Châu Á thành lập từ năm 1992, tập hợp 6 quốc gia có chung dòng Mêkông : Trung Quốc, Miến Điện, Lào, Thái Lan, Cam Bốt và Việt Nam. Sáng kiến này được khởi xướng năm 1992 với mục tiêu thúc đẩy hợp tác kinh tế giúp các nước trong nhóm phát triển.
Chương trình nghị sự của Hội nghị Thượng đỉnh GMS lần thứ tư này sẽ tập trung vào các chương trình năng lượng xuyên biên giới và hợp tác trong các lãnh vực nông nghiệp, du lịch và môi trường. Tuy nhiên, điều khiến các nhà quan sát chú ý hơn cả lại là sự vắng mặt của Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo tại cuộc họp này, trong lúc tất cả các đồng nhiệm của ông trong nhóm hiện diện, từ Thủ tướng Cam Bốt Hun Sen, Thủ tướng Lào Thongsing Thammavong, Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra, cho đến Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, cũng nhân dịp này thực hiện một chuyến công du chính thức Miến Điện.
Đại diện được Bắc Kinh phái đến Naypyidaw không phải là một lãnh đạo bình thường, mà đó là ông Đới Bỉnh Quốc, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc, người được cho là lãnh đạo trong thực tế của ngành ngoại giao Trung Quốc. Tuy vậy, cấp bực chính thức của nhân vật này trong chính quyền Bắc Kinh lại thấp hơn chức Phó thủ tướng, mặc dù cao hơn chức Bộ trưởng.
Đối với giới quan sát, động thái này của Trung Quốc rõ ràng là một tín hiệu cảnh cáo gởi đến chính quyền Miến Điện của Tổng thống Thein Sein, vốn trong thời gian gần đây đã có một số quyết định làm Bắc Kinh phật ý, mà ngoạn mục nhất là việc đình chỉ công trình thủy điện Myitsone do Trung Quốc xây dựng trên sông Irrawaddy. Bên cạnh đó, chủ trương xích lại gần Hoa Kỳ của chính quyền dân sự Miến Điện cũng là nguyên nhân làm cho Bắc Kinh phải tỏ ý bất bình.
Việc Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo tẩy chay Hội nghị Thượng đỉnh Tiểu vùng Sông Mêkông lại được quyết định vào giờ chót. Ngày 13/12 vừa qua, hãng tin Anh Reuters còn khẳng định là Thủ tướng Trung Quốc sẽ đến Naypyidaw tham gia hội nghị. Bắc Kinh hoàn toàn không cải chính tin này. Thế nhưng hai hôm sau đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố là Thủ tướng Ôn Gia Bảo sẽ không đến Miến Điện.
Chương trình nghị sự của Hội nghị Thượng đỉnh GMS lần thứ tư này sẽ tập trung vào các chương trình năng lượng xuyên biên giới và hợp tác trong các lãnh vực nông nghiệp, du lịch và môi trường. Tuy nhiên, điều khiến các nhà quan sát chú ý hơn cả lại là sự vắng mặt của Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo tại cuộc họp này, trong lúc tất cả các đồng nhiệm của ông trong nhóm hiện diện, từ Thủ tướng Cam Bốt Hun Sen, Thủ tướng Lào Thongsing Thammavong, Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra, cho đến Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, cũng nhân dịp này thực hiện một chuyến công du chính thức Miến Điện.
Đại diện được Bắc Kinh phái đến Naypyidaw không phải là một lãnh đạo bình thường, mà đó là ông Đới Bỉnh Quốc, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc, người được cho là lãnh đạo trong thực tế của ngành ngoại giao Trung Quốc. Tuy vậy, cấp bực chính thức của nhân vật này trong chính quyền Bắc Kinh lại thấp hơn chức Phó thủ tướng, mặc dù cao hơn chức Bộ trưởng.
Đối với giới quan sát, động thái này của Trung Quốc rõ ràng là một tín hiệu cảnh cáo gởi đến chính quyền Miến Điện của Tổng thống Thein Sein, vốn trong thời gian gần đây đã có một số quyết định làm Bắc Kinh phật ý, mà ngoạn mục nhất là việc đình chỉ công trình thủy điện Myitsone do Trung Quốc xây dựng trên sông Irrawaddy. Bên cạnh đó, chủ trương xích lại gần Hoa Kỳ của chính quyền dân sự Miến Điện cũng là nguyên nhân làm cho Bắc Kinh phải tỏ ý bất bình.
Việc Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo tẩy chay Hội nghị Thượng đỉnh Tiểu vùng Sông Mêkông lại được quyết định vào giờ chót. Ngày 13/12 vừa qua, hãng tin Anh Reuters còn khẳng định là Thủ tướng Trung Quốc sẽ đến Naypyidaw tham gia hội nghị. Bắc Kinh hoàn toàn không cải chính tin này. Thế nhưng hai hôm sau đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố là Thủ tướng Ôn Gia Bảo sẽ không đến Miến Điện.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét