Bà Phó Oánh, thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố « lập luận cho rằng Trung Quốc phải giải cứu châu Âu là không vững chắc. Chúng tôi không thể đem dự trữ ngoại tệ đi cứu các nước ngoài ».
Mặc dù lãnh đạo các nước châu Âu vẫn hy vọng Trung Quốc sẽ ra tay giúp họ giải quyết cuộc khủng hoảng nợ đang ngày càng trầm trọng. Nhưng cho đến giờ, Bắc Kinh vẫn né tránh cam kết đầu tư vào cơ chế mới chống khủng hoảng của châu Âu đó là Quỹ bình ổn tài chính (FESF) được đề nghị thiết lập tại Thượng đỉnh châu Âu vừa qua.
Gần đây cường quốc kinh tế thứ 2 thế giới đã đánh tiếng cho biết đang tìm kiếm cơ hội đầu tư vào châu Âu, tuy nhiên như thế không có nghĩa là Trung Quốc chấp nhận góp tiền cho Quỹ bình ổn tài chính của châu Âu. Tháng trước Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Trần Đức Minh đã cho biết đầu năm tới sẽ dẫn đầu một đòan các nha đầu tư Trung Quốc đến châu Âu. Cùng lúc, Chủ tịch Quỹ đầu tư nhà nước Trung Quốc cũng tỏ ý muốn đầu tư vào các hạng mục cơ sở hạ tầng của châu Âu.
Thứ trưởng Ngoại giao Phó Oánh cũng chỉ nói là việc Trung Quốc mua công trái của các nước châu Âu cũng như việc đầu tư vào lục địa này có thể góp phần « tạo thêm công ăn việc làm và phục hồi tăng trưởng » cho châu Âu. Bà cũng khẳng định là « Trung Quốc không hề có ý đồ tìm kiếm quyền lực bằng phương tiện tài chính ».
Tại thượng đỉnh G20 tại Cannes mới đây, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã nói thẳng với Tổng thống Pháp rằng châu Âu phải tự giải quyết vấn đề nợ nần của mình là chính.
Trung Quốc hiện năm giữ một nguồn dự trữ ngoại tệ khổng lồ trên 3200 tỷ đô la Mỹ. Bắc Kinh cũng giữ 1148 tỷ đô la tiền công trái phiếu Mỹ và khỏang hơn 500 tỷ nợ công của châu Âu.
Mặc dù lãnh đạo các nước châu Âu vẫn hy vọng Trung Quốc sẽ ra tay giúp họ giải quyết cuộc khủng hoảng nợ đang ngày càng trầm trọng. Nhưng cho đến giờ, Bắc Kinh vẫn né tránh cam kết đầu tư vào cơ chế mới chống khủng hoảng của châu Âu đó là Quỹ bình ổn tài chính (FESF) được đề nghị thiết lập tại Thượng đỉnh châu Âu vừa qua.
Gần đây cường quốc kinh tế thứ 2 thế giới đã đánh tiếng cho biết đang tìm kiếm cơ hội đầu tư vào châu Âu, tuy nhiên như thế không có nghĩa là Trung Quốc chấp nhận góp tiền cho Quỹ bình ổn tài chính của châu Âu. Tháng trước Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Trần Đức Minh đã cho biết đầu năm tới sẽ dẫn đầu một đòan các nha đầu tư Trung Quốc đến châu Âu. Cùng lúc, Chủ tịch Quỹ đầu tư nhà nước Trung Quốc cũng tỏ ý muốn đầu tư vào các hạng mục cơ sở hạ tầng của châu Âu.
Thứ trưởng Ngoại giao Phó Oánh cũng chỉ nói là việc Trung Quốc mua công trái của các nước châu Âu cũng như việc đầu tư vào lục địa này có thể góp phần « tạo thêm công ăn việc làm và phục hồi tăng trưởng » cho châu Âu. Bà cũng khẳng định là « Trung Quốc không hề có ý đồ tìm kiếm quyền lực bằng phương tiện tài chính ».
Tại thượng đỉnh G20 tại Cannes mới đây, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã nói thẳng với Tổng thống Pháp rằng châu Âu phải tự giải quyết vấn đề nợ nần của mình là chính.
Trung Quốc hiện năm giữ một nguồn dự trữ ngoại tệ khổng lồ trên 3200 tỷ đô la Mỹ. Bắc Kinh cũng giữ 1148 tỷ đô la tiền công trái phiếu Mỹ và khỏang hơn 500 tỷ nợ công của châu Âu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét