20.1.12

Chiến lược Biển Đông của Mỹ : Từ phương tiện đến cứu cánh


Các chiến đấu cơ Hoa Kỳ trên chiếc hàng không mẫu hạm USS George Washington, ngoài xa là tuần dương hạm USS Cowpens, trong chuyến thăm hữu nghị các nước tại vùng Biển Đông. Ảnh chụp ngày 3/9/2010.
Các chiến đấu cơ Hoa Kỳ trên chiếc hàng không mẫu hạm USS George Washington, ngoài xa là tuần dương hạm USS Cowpens, trong chuyến thăm hữu nghị các nước tại vùng Biển Đông. Ảnh chụp ngày 3/9/2010.
Reuters
Tú Anh
Vào lúc công luận thế giới tập trung vào tình hình eo biển Ormuz thì lần lược chính phủ Obama và giới chuyên gia chiến lược đưa ra những sách lược liên quan đến điểm nóng tại châu Á Thái Bình Dương.
Bản phúc trình của Trung tâm nghiên cứu chiến lược hàng đầu của Mỹ thúc giục gia tăng sức mạnh hải quân để bảo vệ tự do giao thông ở Biển Đông và giúp Đông Nam Á bảo vệ độc lập.
Trung tâm Nghiên cứu vì nền An ninh mới của Hoa Kỳ (Center for a New American Security - CNAS) kêu gọi Washington theo đuổi chính sách gọi là “hợp tác ưu tiên” tại vùng biển gọi là Nam Hải theo Trung Quốc, và Biển Đông, theo tên gọi của Việt Nam.
Ngày 05/01/2012, tổng thống Obama loan báo chính sách « định vị » tại châu Á Thái Bình Dương thì không đầy một tuần sau, nhóm chuyên gia của CNAS công bố bản phúc trình 115 trang.
Trung tâm nghiên cứu CNAS được sáng lập do hai chuyên gia hàng đầu về địa lý chiến lược như Kurt Campbell, thứ trưởng Ngoại giao đặc trách châu Á Thái Bình Dương và Michele Flournoy, cựu viên chức cao cấp trong bộ Quốc phòng.
Trung tâm thẩm định là cần phải tăng cường lực lượng hải thuyền từ 285 đơn vị hiện nay lên 346 chiếc trong những năm tới.
Chính sách « nhất cử lưỡng tiện »
Theo nhận định của bản phúc trình, Hoa Kỳ không thể để cho Trung Quốc thực hiện tại Biển Đông chính sách của Liên Xô cũ tại châu Âu thời chiến tranh lạnh, gọi là « Phần Lan hóa », ép Phần Lan phải trung lập.
Trên thực tế, biện pháp tăng cường quân sự tại Biển Đông và quyết tâm củng cố thế mạnh quân sự tối ưu của Mỹ không phải vì mục đích tấn công Trung Quốc. Mục tiêu chính là tiến hành một cách « có hiệu quả » chủ trương hợp tác « kinh tế và ngoại giao » với Bắc Kinh, trong đó Hoa Kỳ là « siêu cường lãnh đạo » tại châu Á Thái Bình Dương.
Song song với chiến lược « định vị » của chính phủ Mỹ gồm tăng cường căn cứ quân sự, hợp tác thương mại qua hiệp ước tự do mậu dịch TTP Xuyên Thái Bình Dương và nhân quyền, chiến lược « Biển Đông » , nếu được thực hiện, sẽ cho phép Hoa Kỳ đặt Trung Quốc vào một một nước cờ hiểm hóc.
Một mặt, Bắc Kinh ở thế khó xử, đối đầu cũng không phải dễ, mà hợp tác theo luật chơi từ kinh tế đến nhân quyền theo kiểu Mỹ thì phải cải cách.
Mặt khác, theo tính toán của các chiến lược gia Mỹ, Hoa Kỳ sẽ chứng tỏ với Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, là các quốc gia nhỏ không cô đơn trước thế mạnh bành trướng của Bắc Kinh.
"Nhất cử lưỡng tiện", Hoa Kỳ phòng ngừa được những bất trắc tại châu Á Thái Bình Dương trong tương lai, vừa ngăn chận tham vọng bành trướng của Trung Quốc , vừa tạo ổn định và phát triển trong khu vực.
Khi các nước nhỏ tin cậy và thắt chặt liên minh với Mỹ thì họ sẽ gia tăng khả năng quốc phòng, lúc đó Hoa Kỳ sẽ giảm bớt được gánh nặng quân sự. Đối với Đông Nam Á thì sự can thiệp của Hoa Kỳ sẽ giúp họ vừa bảo vệ được độc lập, vừa tránh phải xung đột với Trung Quốc.
Cụ thể, thế nào là chính sách biển Đông và quan hệ trong thế mạnh với Bắc Kinh theo quan điểm của Washington ? Liệu Việt Nam có lợi dụng được thời cơ hay không ?
Từ Sydney, nhà báo Lưu Tường Quang phân tích những vấn đề này.
Nhà báo Lưu Tường Quang - Sydney - 19/01/2012
 
19/01/2012
 
 




Không có nhận xét nào: