Lời dẫn: Đã 46 năm kể từ chiều 29 tết ( không có ngày 30) năm Bính Ngọ, 1966, nhà thơ Nguyễn Bính đã chết trong nghèo đói, bệnh tật tại nhà ông lang Hứa ( Đỗ Văn Hứa – bút danh Tân Thanh). Về cái chết của Nguyễn Bính, có một số bài báo nói khác, cho rằng Nguyễn Bính chết no, chứ không phải chết đói như bọn “diễn biến hòa bình” xuyên tạc.
Mấy chục năm trước, tôi (Trần Mạnh Hảo) có gặp ông lang Hứa tại tư gia nhà thơ Vũ Quốc Ái ở Nam Định. Ông lang Hứa làm thơ, bút hiệu Tân Thanh kể rằng : sau 1958 Nguyễn Bính bị nhà nước đuổi về quê vì làm báo “Trăm Hoa”. Báo này do nhà nước xúi và bỏ tiền cho Nguyễn Bính làm, học theo phong trào trăm hoa đua nở trăm nhà đua tiếng bên Trung Quốc của Mao Trạch Đông; cốt lừa cho trăm hoa cùng nở rồi “ thịt” hết hoa vàng hoa trắng hoa tím hoa nâu… tức là trừ hoa hồng đỏ máu cách mạng ra còn nhổ hết.
Nguyễn Bính về quê làm nhân viên hợp đồng sửa bản in cho ty văn hóa Nam Định nên đói khổ lắm. Năm 1966, cơ quan ty văn hóa Hà Nam Ninh sơ tán lên huyện Lý Nhân, nên Nguyễn Bính hay đến nhà ông lang Hứa ở thôn Mạc Hạ, xã Công Lý (một người mê thơ Nguyễn Bính) tá túc. Tết đến, không có tiền, Nguyễn Bính tới nhà ông Hứa mượn đỡ chút tiền về cho bà Lai (là vợ) và cháu Hùng mới ba tuổi có chút tiền ăn tết. Bà Lai làm nghề đan len nuôi chồng con nên rất cực. Trưa 29 tết ( tức ngày 30 tết) Bính Ngọ, Nguyễn Bính do đói quá, lại làm tí rượu, chóng mặt, ra bờ ao nhà ông Hứa rửa mặt, rơi xuống ao. Ông Hứa và người nhà vớt Nguyễn Bính lên bờ. Nhà thơ thổ huyết, tắt thở. Gia đình vội cáng ông lên bệnh viện huyện cho khỏi liên lụy… Nguyễn Bính mất khi mới 48 tuổi.
Trong ba bài thơ dưới, có nhắc đến tên các bài thơ, tập thơ nổi tiếng của Nguyễn Bính : “Lỡ bước sang ngang”, “ Nước giếng thơi”, “Đêm sao sáng”, “Hành phương Nam”…
Nguyễn Bính về quê làm nhân viên hợp đồng sửa bản in cho ty văn hóa Nam Định nên đói khổ lắm. Năm 1966, cơ quan ty văn hóa Hà Nam Ninh sơ tán lên huyện Lý Nhân, nên Nguyễn Bính hay đến nhà ông lang Hứa ở thôn Mạc Hạ, xã Công Lý (một người mê thơ Nguyễn Bính) tá túc. Tết đến, không có tiền, Nguyễn Bính tới nhà ông Hứa mượn đỡ chút tiền về cho bà Lai (là vợ) và cháu Hùng mới ba tuổi có chút tiền ăn tết. Bà Lai làm nghề đan len nuôi chồng con nên rất cực. Trưa 29 tết ( tức ngày 30 tết) Bính Ngọ, Nguyễn Bính do đói quá, lại làm tí rượu, chóng mặt, ra bờ ao nhà ông Hứa rửa mặt, rơi xuống ao. Ông Hứa và người nhà vớt Nguyễn Bính lên bờ. Nhà thơ thổ huyết, tắt thở. Gia đình vội cáng ông lên bệnh viện huyện cho khỏi liên lụy… Nguyễn Bính mất khi mới 48 tuổi.
Trong ba bài thơ dưới, có nhắc đến tên các bài thơ, tập thơ nổi tiếng của Nguyễn Bính : “Lỡ bước sang ngang”, “ Nước giếng thơi”, “Đêm sao sáng”, “Hành phương Nam”…
Thi sĩ Nguyễn Bính, tên thật là Nguyễn Trọng Bính (1918-1966)
BÚT ĐÀO HUYỆT GIẤY MÀ CHÔN MÌNH DẦN
Trần Mạnh Hảo
Cái thời Nguyễn Bính nguồn cơn
Vẫn đôi bướm ấy đến vờn mùng tơi
Mượn mưa phùn xỉa tăm chơi
Nửa đêm gió bấc rít hơi thuốc lào
"Trăm hoa" dễ được hoa nào
Về xem bướm hoá thi hào vườn dâu
Về xem cái kén mọc đầu
Ruột gan rút hết từng câu nhân tình
Tài cao đẩy thấp phận mình
Vỉa nồi niêu vẫn còn kinh hề mồi
Thơ không thể đổ vào nồi
Ngắm mình trong "nước giếng thơi" hết hồn
"Đêm sao sáng" cạn hoàng hôn
Bút đào huyệt giấy mà chôn mình dần
Một đoàn bươm bướm đưa chân
Hai hàng lục bát khiêng phần mộ thơ...
T.M.H.
NHỚ NGUYỄN BÍNH
“Lỡ bước sang ngang” thời gió mưa
Trăm hoa đua nở mắc mưu lừa
Hỏi nghìn “nước giếng thơi” miền Bắc
Cứu nổi thiên tài chết khát chưa ?
T.M.H.
GIAO THỪA NHỚ NGUYỄN BÍNH
Trái tim không giấy chứng minh thư
Đầu anh bờm xơm cỏ hắc ín
Câu lục bát vô gia cư
Tạm trú trong lời ru khép nép
Anh mang theo xuống đất cái thời
Đến nghĩ ngợi cũng phải cần xin phép
Hoa cau như gạo rơi
Lừa bao anh gà dò đến nhặt
Văn chương nào đùa dai
Có Nguyễn Bính đi qua làng chân đất
Câu thơ anh đền mọi thứ dông dài
Khi cuộc đời bị nhiệt
Có thơ anh làm rau má nhọ nồi
Lỡ bước sang ngang
Tình yêu quá giang trang giấy
Chiếc thuyền con thơ tuyển tập anh đâu hay
Trên chiếc thuyền này
Đỗ Phủ từng chết đói
Đám mây màu cháo trắng còn bay
Năm ấy giao thừa trên ổ rơm
Anh gục xuống nhờ bạn bè vuốt mắt
Miệng còn chóp chép thèm cơm
Anh chết rồi còn bạc tóc
Ôi giấc mơ bị thương
Hết “Hành phương Nam”, lại phải hành phương Bắc
Thờ thế vô tâm như kẻ qua đường
Người ta đã chôn anh cùng với ba ngày tết
Tháng giêng không còn anh ngồi lặng đếm mưa phùn
Li rượu trắng để tàn nhang uống hết
Chiếc điếu cày gió bấc rít thâu đêm
Nhà thơ ạ
Không ai lừa được thời gian
Anh chưa vay đã vội trả
Sao chúng ta cứ phải đồng nghĩa với cơ hàn
Cơn gió đói khoác tàu chuối rách
Mà gió bấc kia ưa phách lối luận bàn
Nguyễn Bính ơi
Với anh đêm nay sao trời
Có khi là những hạt cơm rơi…
Tết Nam Định
1976
Trần Mạnh Hảo
Trần Mạnh Hảo
Tác giả gửi Danlambao
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét