Hơn 43% nông dân Trung Quốc là nạn nhân của những vụ cướp đất hay tịch thu đất đai bừa bãi của chính quyền. Đó là một trong những kết quả của một cuộc nghiên cứu do Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh thực hiện. Kết quả nghiên cứu được công bố hôm thứ 3, vài ngày sau khi Thủ tướng Ôn Gia Bảo nói rằng nạn tịch thu đất đai bừa bãi là nguyên do chính của những vụ khiếu kiện và gây rối đông người.
Hình: ASSOCIATED PRESS
Thách thức lớn nhất cho sự phát triển và ổn định của Trung Quốc hiện nay là những tệ đoan trong chế độ sở hữu đất đai đã tạo ra những hạn chế nghiêm trọng đối với nông dân trong việc đầu tư vào đất đai và dựa vào đất đai để gia tăng thu nhập. Đó là kết luận mà toán chuyên gia của Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh công bố hồi đầu tuần này sau khi thực hiện một cuộc khảo sát chung với Viện Phát triển Nông thôn Landesa ở Seattle và Đại học Tiểu bang Michigan của Mỹ.
Kết quả nghiên cứu cho thấy hơn phân nửa nông dân Trung Quốc bất mãn với các chính sách nông thôn, trong đó có 16,7% nông dân nói rằng họ cảm thấy “vô cùng bất mãn” và chỉ có 2,8% cho biết họ rất hài lòng với chính sách hiện nay.
Các nhà nghiên cứu cho biết hơn 43% nông dân Trung Quốc là nạn nhân của những vụ cướp đất, với số người có đất đai bị chính quyền chiếm dụng bừa bãi lên tới 4 triệu người mỗi năm.
Gần 2/3 những người tham gia cuộc thăm dò của Đại học Nhân dân cho biết họ được trả tiền bồi thường một lần với giá trung bình là 18.739 đồng nguyên (khoảng 3.000 đô la) một mẫu ta, trong khi chính quyền thu được 778.000 đồng nguyên, tức là cao hơn gấp 40 lần.
Các số liệu vừa kể được công bố vài ngày sau khi Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đi thăm tỉnh Quảng Đông, nơi vừa xảy ra làn sóng biểu tình vì vấn đề đất đai, và lên tiếng kêu gọi bảo vệ đất đai cho nông dân.
Báo chí Trung Quốc trích lời ông Ôn Gia Bảo nói rằng “Vấn đề phổ biến hiện nay là gì? Đó chính là vấn đề chiếm dụng bừa bãi đất đai của nông dân. Cho nên nông dân có ý kiến, thậm chí làm phát sinh những vụ gây rối tập thể.” Người đứng đầu chính phủ Trung Quốc nói thêm rằng “Căn nguyên của vấn đề là ở chỗ đất đai là tài sản của nông dân mà quyền này chưa được bảo vệ một cách thỏa đáng.”
Tiến sĩ Trình Hiểu Nông là một nhà kinh tế nông nghiệp nổi tiếng của Trung Quốc đang sinh sống ở Mỹ. Ông nói rằng phát biểu của Thủ tướng Ôn Gia Bảo cho thấy chính phủ đã nhận thức được tầm mức nghiêm trọng của nạn cướp đất, nhưng vẫn chưa đủ can đảm để tiến hành những biện pháp cải cách cần thiết.
Ông Trình cho biết như sau trong cuộc phỏng vấn mới đây dành cho đài VOA:
"Tôi cho rằng vấn đề lớn nhất của phát biểu đó là sự trống rỗng và phù phiếm của nó. Phát biểu đó không đề cập gì tới những nguyên do làm phát sinh các vấn đề này. Nói một cách khác, với tư cách là thủ tướng ông ấy phải nhận lãnh những trách nhiệm như thế nào đối với các vấn đề hiện nay -- những vấn đề phát xuất từ việc thực thi các chính sách trong nhiều năm qua, trong đó có chính sách nông thôn. Và một vấn đề khác nữa là phải chăng trong thời gian còn nắm quyền ông ấy có thể thông qua những sự thay đổi về chính sách hay sửa đổi cơ chế để giải quyết những vấn đề tồn tại đã lâu này."
Trong thông cáo báo chí công bố nhân dịp phổ biến kết quả nghiên cứu, Trung tâm Landesa cho biết những vụ tranh chấp vì vấn đề đất đai chiếm đến 65% trong số 187.000 vụ khiếu kiện hoặc gây rối tập thể ở Trung Quốc trong năm 2010.
Vụ gây rối của nông dân ở làng Ô Khảm ở tỉnh Quảng Đông là một trong những vụ việc mà Trung Quốc gọi là “sự kiện tập thể” được nhiều người chú ý hồi gần đây.
Kết quả nghiên cứu cho thấy hơn phân nửa nông dân Trung Quốc bất mãn với các chính sách nông thôn, trong đó có 16,7% nông dân nói rằng họ cảm thấy “vô cùng bất mãn” và chỉ có 2,8% cho biết họ rất hài lòng với chính sách hiện nay.
Các nhà nghiên cứu cho biết hơn 43% nông dân Trung Quốc là nạn nhân của những vụ cướp đất, với số người có đất đai bị chính quyền chiếm dụng bừa bãi lên tới 4 triệu người mỗi năm.
Gần 2/3 những người tham gia cuộc thăm dò của Đại học Nhân dân cho biết họ được trả tiền bồi thường một lần với giá trung bình là 18.739 đồng nguyên (khoảng 3.000 đô la) một mẫu ta, trong khi chính quyền thu được 778.000 đồng nguyên, tức là cao hơn gấp 40 lần.
Các số liệu vừa kể được công bố vài ngày sau khi Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đi thăm tỉnh Quảng Đông, nơi vừa xảy ra làn sóng biểu tình vì vấn đề đất đai, và lên tiếng kêu gọi bảo vệ đất đai cho nông dân.
Báo chí Trung Quốc trích lời ông Ôn Gia Bảo nói rằng “Vấn đề phổ biến hiện nay là gì? Đó chính là vấn đề chiếm dụng bừa bãi đất đai của nông dân. Cho nên nông dân có ý kiến, thậm chí làm phát sinh những vụ gây rối tập thể.” Người đứng đầu chính phủ Trung Quốc nói thêm rằng “Căn nguyên của vấn đề là ở chỗ đất đai là tài sản của nông dân mà quyền này chưa được bảo vệ một cách thỏa đáng.”
Tiến sĩ Trình Hiểu Nông là một nhà kinh tế nông nghiệp nổi tiếng của Trung Quốc đang sinh sống ở Mỹ. Ông nói rằng phát biểu của Thủ tướng Ôn Gia Bảo cho thấy chính phủ đã nhận thức được tầm mức nghiêm trọng của nạn cướp đất, nhưng vẫn chưa đủ can đảm để tiến hành những biện pháp cải cách cần thiết.
Ông Trình cho biết như sau trong cuộc phỏng vấn mới đây dành cho đài VOA:
"Tôi cho rằng vấn đề lớn nhất của phát biểu đó là sự trống rỗng và phù phiếm của nó. Phát biểu đó không đề cập gì tới những nguyên do làm phát sinh các vấn đề này. Nói một cách khác, với tư cách là thủ tướng ông ấy phải nhận lãnh những trách nhiệm như thế nào đối với các vấn đề hiện nay -- những vấn đề phát xuất từ việc thực thi các chính sách trong nhiều năm qua, trong đó có chính sách nông thôn. Và một vấn đề khác nữa là phải chăng trong thời gian còn nắm quyền ông ấy có thể thông qua những sự thay đổi về chính sách hay sửa đổi cơ chế để giải quyết những vấn đề tồn tại đã lâu này."
Trong thông cáo báo chí công bố nhân dịp phổ biến kết quả nghiên cứu, Trung tâm Landesa cho biết những vụ tranh chấp vì vấn đề đất đai chiếm đến 65% trong số 187.000 vụ khiếu kiện hoặc gây rối tập thể ở Trung Quốc trong năm 2010.
Vụ gây rối của nông dân ở làng Ô Khảm ở tỉnh Quảng Đông là một trong những vụ việc mà Trung Quốc gọi là “sự kiện tập thể” được nhiều người chú ý hồi gần đây.
Dân chúng ở ngôi làng đánh cá có số dân ước chừng 20.000 người này đã bày tỏ sự căm phẫn hồi tháng 9 năm ngoái trước điều mà họ cho là sự cấu kết của các quan chức địa phương với những công ty phát triển địa ốc để chiếm đoạt đất đai của họ. Họ đã xông vào trụ sở chính quyền thôn, xung đột với cảnh sát và đòi điều đình với chính quyền cấp cao hơn. Viên bí thư Đảng ở đây đã phải bỏ trốn. Vụ việc chỉ tạm yên hồi đầu năm nay sau khi Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông, ông Uông Dương, nhượng bộ người biểu tình và cho tổ chức lại cuộc bầu cử chính quyền thôn, và những người cầm đầu biểu tình đã giành được những chức vụ quan trọng.
Dư luận Trung Quốc trong vài tuần qua đã bàn tán nhiều về việc phải chăng điều được gọi là “mô thức Ô Khảm” có thể được nhân rộng trên cả nước. Về việc này, Tiến sĩ Trình Hiểu Nông cho biết như sau:
"Việc áp dụng cách làm của Ô Khảm ở Quảng Đông có được các tỉnh khác tiếp thu hay không là một vấn đề không do Quảng Đông định đoạt. Vấn đề này tùy thuộc vào tình hình ở mỗi tỉnh và quan trọng hơn nữa là tùy thuộc vào vấn đề các tỉnh, thành đó có thiếu hụt ngân sách hay không."
Cũng trong chuyến đi thăm Quảng Đông hồi đầu tháng này, nhân dịp kỷ niệm 20 năm ngày ông Đặng Tiểu Bình đưa ra tuyên bố phải tiếp tục đi theo con đường cải cách, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã khẳng định quyết tâm cải cách của chính phủ hiện nay.
Ông nói như sau về bài nói chuyện của ông Đặng Tiểu Bình thường được gọi là “tuyên bố trong chuyến tuần thú phương nam” (nam tuần giảng thoại) năm 1992:
"Ông ấy đã nói rất rõ cho chúng ta biết rằng mọi người cần phải kiên định quyết tâm cải cách, không thể lay chuyển. Không cải cách thì Trung Quốc chỉ có chết mà thôi. Câu nói đó, tôi nghĩ rằng, cho tới nay vẫn còn có sức chấn động vô cùng to lớn và vẫn tiếp tục có ý nghĩa hướng dẫn rất sâu sắc."
Trong lúc Thủ tướng Ôn Gia Bảo nhắc lại câu nói “Không cải cách thì Trung Quốc chỉ có chết mà thôi”, chính quyền ở Bắc Kinh đã tiếp tục chiến dịch đàn áp thô bạo nhắm vào những người hô hào cải cách dân chủ.
Hôm thứ 6 vừa qua, ông Chu Ngu Phu, một nhà hoạt động dân chủ kỳ cựu, đã bị tuyên án 7 năm tù sau khi làm một bài thơ 12 câu để kêu gọi dân chúng đứng lên đòi tự do. Ông Chu Ngu Phu là nhà hoạt động nổi tiếng thứ tư bị tuyên những án tù lâu năm trong vòng 7 tuần vừa qua, trước khi Đại hội Đảng Cộng Sản diễn ra vào mùa thu năm nay.
Bản án này được đưa ra trong lúc Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sắp sửa đến thăm Hoa Kỳ vào tuần sau, là lúc mà vấn đề nhân quyền dự kiến sẽ là một trong những đề tài chính được mang ra thảo luận.
Dư luận Trung Quốc trong vài tuần qua đã bàn tán nhiều về việc phải chăng điều được gọi là “mô thức Ô Khảm” có thể được nhân rộng trên cả nước. Về việc này, Tiến sĩ Trình Hiểu Nông cho biết như sau:
"Việc áp dụng cách làm của Ô Khảm ở Quảng Đông có được các tỉnh khác tiếp thu hay không là một vấn đề không do Quảng Đông định đoạt. Vấn đề này tùy thuộc vào tình hình ở mỗi tỉnh và quan trọng hơn nữa là tùy thuộc vào vấn đề các tỉnh, thành đó có thiếu hụt ngân sách hay không."
Cũng trong chuyến đi thăm Quảng Đông hồi đầu tháng này, nhân dịp kỷ niệm 20 năm ngày ông Đặng Tiểu Bình đưa ra tuyên bố phải tiếp tục đi theo con đường cải cách, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã khẳng định quyết tâm cải cách của chính phủ hiện nay.
Ông nói như sau về bài nói chuyện của ông Đặng Tiểu Bình thường được gọi là “tuyên bố trong chuyến tuần thú phương nam” (nam tuần giảng thoại) năm 1992:
"Ông ấy đã nói rất rõ cho chúng ta biết rằng mọi người cần phải kiên định quyết tâm cải cách, không thể lay chuyển. Không cải cách thì Trung Quốc chỉ có chết mà thôi. Câu nói đó, tôi nghĩ rằng, cho tới nay vẫn còn có sức chấn động vô cùng to lớn và vẫn tiếp tục có ý nghĩa hướng dẫn rất sâu sắc."
Trong lúc Thủ tướng Ôn Gia Bảo nhắc lại câu nói “Không cải cách thì Trung Quốc chỉ có chết mà thôi”, chính quyền ở Bắc Kinh đã tiếp tục chiến dịch đàn áp thô bạo nhắm vào những người hô hào cải cách dân chủ.
Hôm thứ 6 vừa qua, ông Chu Ngu Phu, một nhà hoạt động dân chủ kỳ cựu, đã bị tuyên án 7 năm tù sau khi làm một bài thơ 12 câu để kêu gọi dân chúng đứng lên đòi tự do. Ông Chu Ngu Phu là nhà hoạt động nổi tiếng thứ tư bị tuyên những án tù lâu năm trong vòng 7 tuần vừa qua, trước khi Đại hội Đảng Cộng Sản diễn ra vào mùa thu năm nay.
Bản án này được đưa ra trong lúc Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sắp sửa đến thăm Hoa Kỳ vào tuần sau, là lúc mà vấn đề nhân quyền dự kiến sẽ là một trong những đề tài chính được mang ra thảo luận.
Gởi ý kiến của bạn đến cho chúng tôi
* Bắt buộc