6.2.12

Trung quốc: Duy trì ổn định Tây Tạng là nhiệm vụ « cấp bách »



Quân đội Trung Quốc tuần tra tại Lhasa, Tây Tạng hồi tháng Hai năm 2009.
Quân đội Trung Quốc tuần tra tại Lhasa, Tây Tạng hồi tháng Hai năm 2009.
REUTERS

Thanh Hà
Nhật báo Tibet Daily của chính quyền số ra ngày 06/02/2012 khẳng định như trên và kêu gọi tất cả các nhân viên nhà nước « đề cao cảnh giác » vào lúc người dân Tây Tạng chuẩn bị đón mừng năm mới và kỷ niệm 4 năm cuộc nổi dậy tháng 3 năm 2008.


Chính quyền Bắc Kinh đã tăng cường các biện phát an ninh tại vùng tự trị Tây Tạng và nhiều tỉnh lân cận sau hàng loạt vác vụ tự thiêu và nhiều cuộc biểu tình tại Tứ Xuyên, Cam Túc để phản đối Trung Quốc đàn án người Tây Tạng.

Nhật báo Tibet Daily tuy không đề cập đến các vụ tự thiêu cũng như các cuộc xuống đường gần đây của người dân Tây Tạng, nhưng cơ quan ngôn luận này của chính quyền Trung Quốc khẳng định là « khu vực đang đứng trước áp lực phải duy trì ổn định ».
Ngày 22/02/2012 người dân Tây Tạng bước sang năm mới. Theo giới quan sát, cuối tháng 2 đầu tháng 3 luôn được coi là thời điểm « nhậy cảm » đối với chính quyền địa phương do đây là dịp người Tây Tạng kỷ niệm 2 cuộc nổi dậy vào tháng 3/1959 và tháng 3/2008.

Cách nay bốn năm cuộc nổi dậy tại Lhassa vào tháng 3/2008 bùng lên và lan rộng đến một số tỉnh thành như Tứ Xuyên, Thanh Hải, Cam Túc. Theo thống kê của các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế, trong cuộc nổi dậy đó đã có hàng trăm người thiệt mạng.

Cũng hôm nay 06/02/2012 chính phủ Tây Tạng lưu vong từ Dharamshala, Ấn Độ, đã ra thông cáo khẳng định  các vụ tự thiêu gần đây cho thấy  « Trung Quốc đang gia tăng chính sách đàn áp nhắm vào cộng đồng người Tây Tạng ». Chính phủ Tây Tạng lưu vong kêu gọi cộng đồng quốc tế tỏ thái độ với Bắc Kinh để cho thấy là thế giới rất quan tâm đến « những gì đang diễn ra ở Tây Tạng ».
AFP nhắc lại là trong một năm qua đã có 19 vụ tự thiêu để phản đối chính quyền Trung Quốc chà đạp quyền tự do tôn giáo và các giá trị văn hóa của người Tây Tạng.
Cũng vào thời điểm tháng 3 năm 1959,  lãnh đạo tinh thần Tây Tạng, đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 đã phải lưu vong sang Ấn Độ sau khi chính quyền Bắc Kinh dập tắt phong trào nổi dậy của người Tây Tạng, sát hại hàng chục ngàn người.
TAGS: CHÂU Á - CHÍNH TRỊ - TÂY TẠNG - TRUNG QUỐC

Không có nhận xét nào: