Ông Marzuki cho biết ông hy vọng là tân lãnh đạo của Bình Nhưỡng sẽ dùng giai đoạn chuyển tiếp chính trị như là cơ hội để thông qua các cải tổ, và xử lý tất cả những vấn đề và những mối quan ngại về mặt nhân quyền.
Theo Liên Hiệp Quốc, khoảng 6 triệu người, tức là một phần tư dân số Bắc Triều Tiên, đang cần viện trợ lương thực khẩn cấp. Ông Maezuki sợ rằng tình trạng khan hiếm lương thực hiện nay sẽ gây ra những vấn đề trầm trọng về y tế, nhất là nơi trẻ em, phụ nữ và người lớn tuổi.
Báo cáo viên của Liên Hiệp Quốc cũng chỉ trích, nhưng không nêu đích danh, các nước láng giềng của Bắc Triều Tiên về chính sách cưỡng bức hồi hương người tị nạn Bắc Triều Tiên.
Liên Hiệp Quốc đã nhiều lần yêu cầu Bắc Kinh đừng trả về nước những người đã vượt biên sang Trung Quốc. Nhưng Trung Quốc, vốn là đồng minh thân cận nhất của Bình Nhưỡng, xem những người Bắc Triều Tiên đó là di dân kinh tế, chứ không phải là tị nạn chính trị.
Cho tới nay, đa số người tị nạn là vượt biên bằng đường bộ sang Trung Quốc, rồi từ đó đi đến một nước thứ ba, để cuối cùng sang Hàn Quốc. Nhưng kể từ khi Bình Nhưỡng tăng cường kiểm soát biên giới trên bộ, ngày càng có nhiều người vượt biên bằng đường biển ( 47 người trong năm 2011, so với 9 người năm 2010).
Theo Liên Hiệp Quốc, khoảng 6 triệu người, tức là một phần tư dân số Bắc Triều Tiên, đang cần viện trợ lương thực khẩn cấp. Ông Maezuki sợ rằng tình trạng khan hiếm lương thực hiện nay sẽ gây ra những vấn đề trầm trọng về y tế, nhất là nơi trẻ em, phụ nữ và người lớn tuổi.
Báo cáo viên của Liên Hiệp Quốc cũng chỉ trích, nhưng không nêu đích danh, các nước láng giềng của Bắc Triều Tiên về chính sách cưỡng bức hồi hương người tị nạn Bắc Triều Tiên.
Liên Hiệp Quốc đã nhiều lần yêu cầu Bắc Kinh đừng trả về nước những người đã vượt biên sang Trung Quốc. Nhưng Trung Quốc, vốn là đồng minh thân cận nhất của Bình Nhưỡng, xem những người Bắc Triều Tiên đó là di dân kinh tế, chứ không phải là tị nạn chính trị.
Cho tới nay, đa số người tị nạn là vượt biên bằng đường bộ sang Trung Quốc, rồi từ đó đi đến một nước thứ ba, để cuối cùng sang Hàn Quốc. Nhưng kể từ khi Bình Nhưỡng tăng cường kiểm soát biên giới trên bộ, ngày càng có nhiều người vượt biên bằng đường biển ( 47 người trong năm 2011, so với 9 người năm 2010).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét